Thêm chợ Non Nước phải đóng cửa, Đà Nẵng thần tốc truy vết, xét nghiệm COVID-19
Thêm 1 chợ ở Đà Nẵng phải đóng cửa vì có ca dương tính SARS-CoV-2, lãnh đạo thành phố yêu cầu thần tốc truy vết, xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng.
Ngày 28/7, Ban Quản lý chợ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng cho biết, đơn vị phát thông báo tạm dừng hoạt động tại chợ Non Nước (phường Hòa Hải) do ghi nhận trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ.
Theo đó, thời gian tạm dừng hoạt động chợ Non Nước bắt đầu từ 0h hôm nay (ngày 28/7) cho đến khi có thông báo mới.
Ban Quản lý chợ Ngũ Hành Sơn đề nghị các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Non Nước phải tự cách ly tại nhà, khai báo y tế tại trạm y tế phường, xã và tuân thủ các hướng dẫn của ngành y tế địa phương nơi cư trú.
Chợ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng dừng hoạt động từ ngày 28/7 do có tiểu thương dương tính SARS-CoV-2.
Đồng thời, Ban Quản lý chợ Ngũ Hành Sơn cũng yêu cầu Đội quản lý chợ Non Nước thông báo cho tất cả các tiểu thương và người dân biết, triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự.
Đội quản lý chợ phân công nhân viên bảo vệ trực 24/24h, đóng các cổng, cửa ra vào chợ, giăng dây cảnh báo, kiểm tra, bảo vệ hàng hóa của tiểu thương, phòng chống chống COVID-19 trong thời gian tạm dừng hoạt động.
Video đang HOT
Liên quan đến chợ, ngày 27/7, Đà Nẵng cũng dừng hoạt động chợ Cẩm Lệ do 1 nữ tiểu thương bán chè tại chợ này dương tính với SARS-CoV-2.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, phòng chống COVID-19 chiều 27/7, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, địa phương phối hợp đẩy nhanh tốc độ, số lượng xét nghiệm, trong đó tập trung ưu tiên những khu vực có nguy cơ.
Theo Phó Bí thư Đà Nẵng, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn tiếp tục được ghi nhận, xuất hiện ở 47/56 xã, phường trên địa bàn thành phố. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết lúc này chính là nhanh chóng truy vết và xét nghiệm đối với những trường hợp, khu vực có nguy cơ, hạn chế dịch bùng phát trên diện rộng.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng, đến nay đã có 12 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19. Ông Triết yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức phương án hoạt động an toàn tại các chợ, trong đó xây dựng kế hoạch giãn cách số tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thiết yếu.
Đồng thời, Sở Công Thương phải tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân.
Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các mặt hàng thiết yếu.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh yêu cầu các địa phương, sở, ngành chủ động, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch, không hành chính hóa các thủ tục, quy định làm chậm kế hoạch triển khai nhiệm vụ.
Lãnh đạo thành phố thống nhất phương án đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, trong đó tập trung vào một số đối tượng cụ thể như khu vực phong tỏa, nhóm đối tượng có nguy cơ, hộ gia đình. Đặc biệt, đối với tiểu thương buôn bán cá, thịt tại các chợ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần.
Đà Nẵng: Thần tốc truy vết, xét nghiệm Covid-19 xuyên đêm
Ngay sau khi có thông tin về ca nghi mắc Covid-19 trên địa bàn, ngành y tế quận Liên Chiểu thần tốc triển khai các biện pháp truy vết, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân khu vực liên quan trong đêm.
Tối 20/6, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đối với trường hợp L.B.M.C (địa chỉ tổ 95, phường Hòa Minh) dương tính với SAR-CoV-2, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu lập tức tiến hành khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 450 trường hợp tại 2 khu vực 514 Âu Cơ và 490 Âu Cơ (phường Hòa Khánh Bắc). Đây là những khu vực nơi ca nghi nhiễm L.B.M.C sản xuất, buôn bán đồ nhựa nội thất Đài Loan.
Ngành y tế quận Liên Chiểu xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân.
Cùng thời điểm, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng, chống Covid-19 phường Hòa Minh lấy mẫu xét nghiệm gần 900 trường hợp tại tổ 95 (phường Hòa Minh) - nơi bệnh nhân L.B.M.C sinh sống cùng gia đình.
Tối cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch về việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 để chủ động giám sát dịch Covid-19 trên địa bàn.
Theo đó, các nhóm đối tượng xét nghiệm được thực hiện với các tần suất khác nhau, gồm: Các đối tượng không có hoặc không khai thác được yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng được đưa vào các cơ sở, đơn vị tập trung dài ngày như trại giam, tạm giam, cơ sở xã hội sẽ được xét nghiệm trong vòng từ 24 - 72 giờ trước khi đưa vào các cơ sở, đơn vị tập trung; trường hợp các cơ quan yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm âm tính khi đến làm việc, thì cơ quan quản lý người làm việc liên hệ với Sở Y tế, cơ quan thực hiện xét nghiệm để thống nhất kế hoạch tổ chức thực hiện.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Nhóm đối tượng là người lao động tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất được xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần theo Quyết định số 2787 của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Đà Nẵng lưu ý việc xét nghiệm nhóm đối tượng trực tiếp cung ứng dịch vụ, tiếp xúc khách hàng. Cụ thể, nhóm đối tượng này được thực hiện xét nghiệm định kỳ 1 tháng/lần, với tỷ lệ 10 - 20% và đại diện trên từng nhóm đối tượng.
Các lĩnh vực sau: Cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các cơ sở nhà hàng, quán ăn; các đơn vị vận tải-lái xe, dịch vụ vận chuyển bằng ô tô, xe máy qua ứng dụng công nghệ, shipper; các cơ sở kinh doanh massage, vũ trường, bar; câu lạc bộ thể dục, thể thao, trung tâm huấn luyện thể thao; các cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ; phóng viên các cơ quan thông tin, báo chí; người lao động thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý có tiếp xúc với rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và người lao động tại cảng cá, chợ đầu mối thủy sản, các cơ sở giết mổ...
Người dân chờ đến lượt mình lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng tiến hành xét nghiệm nhóm đối tượng làm việc các cơ sở y tế, nhà thuốc; công chức, viên chức, người lao động đi công tác ngoại tỉnh; các đơn vị, địa điểm tập trung nhiều người, thông khí kém, có nguy cơ lây nhiễm cao nếu xuất hiện ca bệnh, như Trung tâm Hành chính, bộ phận tiếp dân...
Thời gian thực hiện kế hoạch này được triển khai từ tháng 6/2021 cho đến khi có kế hoạch mới.
Tính từ khi phát hiện ca mắc cộng đồng ngày 18/6 đến nay, Đà Nẵng đã có 34 ca Covid-19. Hiện TP đang khẩn trương công tác truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19.
Ghi nhận biến chủng SARS-CoV-2 ở Anh và Ấn Độ tại Đà Nẵng Bộ Y tế cho biết, quá trình giải trình tự gen cho 32 mẫu bệnh phẩm tại Đà Nẵng ghi nhận 30 ca biến chủng SARS-CoV-2 từ Anh và 2 ca từ Ấn Độ. Sáng 24/5, Bộ Y tế thông tin về 37 trường hợp nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 đến từ các tỉnh Đà Nẵng, Điện Biên và Hải Phòng. Kết quả, Đà...