Thêm bệnh nhi được phẫu thuật tim hở thành công
Dưới sự hỗ trợ của ê-kíp phẫu thuật Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật tim hở thành công cho bé T.H.N.M. (4 tuổi, ngụ P.Tam Phước, TP. Biên Hòa).
Ê-kíp phẫu thuật gồm các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) thực hiện ca mổ tim hở cho bệnh nhi T.H.N.M. ngày 27-10-2020
Đây là bệnh nhi thứ 3 được phẫu thuật tim hở thành công bởi các bác sĩ trong tỉnh.
* Chuẩn bị kỹ lưỡng
Khi còn nhỏ, bé M. đã được chẩn đoán bị bệnh tan máu bẩm sinh, thường xuyên phải đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để truyền máu. Quá trình điều trị tại đây, bé M. được phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh.
Video đang HOT
Do lỗ thông liên thất lớn, một phần van động mạch chủ bị kéo sa xuống qua lỗ thông gây hở van động mạch chủ. Nếu không được phẫu thuật, tiến triển bệnh do lượng máu qua lỗ thông liên thất tăng lên ảnh hưởng tới động mạch phổi, hoặc tình trạng hở van động mạch chủ sẽ nặng hơn, hoặc tạo túi phình xoang Valsalva của động mạch chủ gây thủng vỡ. Các biến chứng này ảnh hưởng nặng nề tới chức năng tim, có thể gây tử vong. Gia đình bé M. được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tư vấn để kịp thời thực hiện ca phẫu thuật tim hở.
Ngày 27-10, bệnh nhi được đưa lên bàn phẫu thuật. Ngoài lực lượng chủ công là các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, phía Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử 3 bác sĩ gồm 1 bác sĩ phẫu thuật viên, 1 bác sĩ gây mê và 1 bác sĩ hồi sức xuống Đồng Nai để hỗ trợ.
TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, do bệnh nhi bị bệnh tan máu bẩm sinh nên trước ca phẫu thuật, các bác sĩ phải tiến hành các loại xét nghiệm rất kỹ lưỡng, dự trù máu cần thiết để loại bỏ những rủi ro tai biến truyền máu trong và sau mổ.
Thông thường, với một trẻ em nặng 17kg, khi mổ, các bác sĩ chỉ cần truyền khoảng 1 đơn vị máu, tương đương với 250ml máu. Tuy nhiên, do bé N.M. bị bệnh tan máu bẩm sinh nên nhu cầu truyền máu lớn gấp 3 lần bình thường. Sau 3 tiếng đồng hồ, ca phẫu thuật thành công. Bệnh nhi được đưa ra phòng hồi sức để chăm sóc, theo dõi, đến ngày 29-10 thì được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết, trong thời gian tới, bệnh viện sẽ phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện phẫu thuật tim cho trẻ em nhằm nâng cao chất lượng phẫu thuật tim tại Đồng Nai nói chung và tại bệnh viện nói riêng. Toàn tỉnh hiện mới có Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai triển khai được phẫu thuật tim cho trẻ em.
* Sẽ có thêm nhiều bệnh nhi được phẫu thuật tim
Ngày 6-4-2018, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã lần đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật tim kín cho bệnh nhi Đ.B.A. (15 tháng tuổi, ngụ xã Xuân Đông, H.Cẩm Mỹ). Bé A. được chẩn đoán bị hẹp eo động mạch chủ, một dạng dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Ngoài ra, bé còn bị dị tật phình đại tràng bẩm sinh, một loại dị tật nguy hiểm hiếm gặp khiến bé không thể đi tiêu được.
Ngày 25-7-2019, bệnh nhi thứ 2 được phẫu thuật tim hở thành công tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Đó là em P.H.T.T. (9 tuổi, ngụ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa), được phát hiện bị thông liên thất từ nhỏ, lỗ thông khoảng 9mm, là dạng phổ biến nhất của dị tật tim bẩm sinh.
TS-BS Nguyễn Anh Dũng, người trực tiếp thực hiện cả 3 ca phẫu thuật chia sẻ, so với phẫu thuật tim người lớn, phẫu thuật tim trẻ em có nhiều khó khăn hơn vì quả tim của trẻ em nhỏ hơn quả tim của người lớn. Bác sĩ phẫu thuật phải thật sự khéo léo, không được để xảy ra sơ suất. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị trước và sau mổ cũng yêu cầu nhiều nhân lực hơn. Sau phẫu thuật phải có đội ngũ y, bác sĩ nhi khoa chuyên chăm sóc và điều trị cho bệnh nhi.
Điểm chung của cả 3 bệnh nhi được mổ tim thành công là hoàn cảnh gia đình của các em đều rất khó khăn. Do không có tiền để chữa trị kịp thời nên mãi đến khi các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đề nghị thực hiện phẫu thuật, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vận động được các nhà hảo tâm hỗ trợ toàn bộ viện phí, các bệnh nhi mới có cơ hội thực hiện ca phẫu thuật.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều bệnh nhi bị bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật kịp thời. Qua đó, giúp các em có cơ hội sống tốt, sống khỏe, hòa nhập với cộng đồng” – BS Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.
Nghệ An: Nối lại phẫu thuật tim mạch sau gián đoạn do Covid-19
Sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng dịch Covid-19, BV Sản Nhi Nghệ An đã nối lại phẫu thuật tim hở cho bệnh nhi. Ca phẫu thuật thực hiện dưới sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia BV Tim Hà Nội.
Chương trình can thiệp và phẫu thuật tim hở, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã được triển khai từ năm 2012. Tuy nhiên, năm 2020, chương trình này phải tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đến nay, khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, không còn cách ly toàn xã hội, bệnh viện tiếp tục thực hiện phẫu thuật tim hở trở lại.
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nối lại hoạt động phẫu thuật tim sau thời gian gián đoạn do Covid-19.
Trong 2 ngày 27-28, 5 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch gồm N.G.B (8 tuổi), P.M.A (21 tháng tuổi), C.T.H.D (10 tháng tuổi), T.T.B.Y (18 tháng tuổi), B.S.M.T (17 tháng tuổi) đã được can thiệp. Mỗi ca mổ kéo dài 2-3 tiếng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Tim Hà Nội theo đề án Bệnh viện vệ tinh.
Sau phẫu thuật, các bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định, đang tiếp tục được chăm sóc hậu phẫu trong môi trường vô trùng, đảm bảo kết quả ca mổ hồi phục tốt.
Trong thời gian tiếp theo, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An sẽ sớm hoàn thiện quá trình tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật phẫu thuật tim phức tạp, tiến tới làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật can thiệp và phẫu thuật tim hở tiến bộ nhất hiện nay... Qua đó, mở ra hy vọng điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch phức tạp, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương, giảm thiểu chi phí điều trị cho bệnh nhân trong tỉnh và các tỉnh bạn.
Đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã can thiệp thành công cho 273 bệnh nhân, phẫu thuật cho 91 trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh với kết quả khả quan, tỷ lệ biến chứng rất thấp.
Lo ngại bệnh tan máu bẩm sinh Theo thống kê của Hội tan máu bẩm sinh (TMBS) Việt Nam, nước ta hiện có hơn 12 triệu người mang gen tan máu bẩm sinh, trong đó có hơn 20.000 bệnh nhân đang cần được điều trị. Khám sức khỏe cho trẻ bị bệnh thalassemia. Căn bệnh nguy hiểm Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết...