Thêm bằng chứng cho thấy TikTok bị quản lý bởi công ty Trung Quốc
Theo tiết lộ của cựu nhân viên TikTok, ByteDance, công ty đặt trụ sở chính tại Trung Quốc có toàn quyền tiếp cận dữ liệu của người dùng mạng xã hội này.
Từ lâu, giới chức Mỹ đã quan ngại việc công ty mẹ ByteDance có quyền tiếp cận thông tin của hàng trăm triệu người dùng TikTok. Theo CNBC , một nhân viên tuyển dụng cùng 4 người từng làm việc tại TikTok đã xác nhận lo ngại này là đúng.
Các nhân viên này cũng cho biết ByteDance có quyền quyết định và can thiệp vào hầu hết hoạt động của TikTok tại Mỹ. Do đó, nhân viên ở California phải làm việc theo giờ hành chính Trung Quốc để có thể trao đổi với đồng nghiệp ở Bắc Kinh.
ByteDance là công ty mẹ, quản lý hoạt động của TikTok.
Năm 2020, trước lo sợ TikTok chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa cấm ứng dụng này trong khi TikTok liên tục chối bỏ cáo buộc. Đầu tháng 6, Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã rút lại quyết định trên.
Theo lời cựu nhân viên TikTok, ranh giới phân định TikTok và ByteDance mờ nhạt đến mức không tồn tại.
Một cựu nhân viên chứng minh ByteDance có quyền tiếp cận dữ liệu ở Mỹ bằng một tình huống thường xuyên xảy ra. Nếu nhân viên tại trụ sở Mỹ muốn có thông tin của những khách hàng quan tâm đến một chủ đề, họ sẽ được chỉ định làm việc với nhóm quản lý dữ liệu ở Trung Quốc. Dữ liệu nhận được không chỉ có ID mà có thể là bất cứ thông tin gì.
Video đang HOT
Một nhân viên khác cũng xác nhận điều này.
Ngay chính trong chính sách riêng tư của TikTok cũng ghi rõ công ty có thể chia sẻ dữ liệu với các công ty liên kết, trong đó có ByteDance.
Theo Bryan Cunningham, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách An ninh mạng, Đại học California, trong trường hợp chính phủ Trung Quốc yêu cầu cung cấp dữ liệu, ByteDance hoàn toàn có thể làm theo. Luật tình báo quốc gia Trung Quốc quy định mọi tổ chức và công dân có nghĩa vụ hỗ trợ, tạo điều kiện và hợp tác với chính quyền.
Mối liên kết giữa TikTok và công ty mẹ không chỉ dừng lại ở chia sẻ dữ liệu.
CNBC dẫn lời cựu nhân viên TikTok cho biết toàn bộ sản phẩm mà TikTok phát triển đều được quản lý bởi nhân viên của ByteDance. Không những vậy, từng hợp đồng nhỏ cho đến nước đi chiến lược đều được nhân viên quản lý ở Trung Quốc quyết định.
Các cựu nhân viên đều phải có địa chỉ email của cả TikTok và ByteDance. Một người chia sẻ anh cảm thấy như đang làm việc cho cả hai công ty.
Trả lời CNBC về vấn đề này, TikTok cho rằng đây là phương thức hoạt động của nhiều công ty công nghệ đa quốc gia hiện nay, để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên toàn thế giới.
Theo nhận định của chuyên gia an ninh mạng, có 2 nhóm nguy cơ lớn tiềm ẩn trong mối quan hệ giữa TikTok và công ty mẹ.
Nguy cơ đầu tiên đến từ khả năng chính phủ Trung Quốc có thể lợi dụng nền tảng mạng xã hội mà hàng triệu người Mỹ dùng hàng ngày để tuyên truyền thông tin sai lệch. Thêm vào đó, công ty cũng có thể ẩn bình luận không mong muốn.
Trụ sở TikTok tại Mỹ.
Một nguy cơ lớn hơn nhưng ít được bàn luận chính là quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với dữ liệu người dùng TikTok.
Theo chính sách riêng tư của TikTok, ứng dụng này có quyền thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau, bên cạnh thông tin tài khoản cơ bản. Dữ liệu như độ tuổi, giới tính và thiên hướng tình dục còn có thể được thu thập qua khảo sát và các cuộc thi.
TikTok còn có thể ghi nhớ địa chỉ, tin nhắn và thói quen của người dùng, bao gồm lượt thích, nội dung đã xem và thời gian dành cho ứng dụng. Từ đây, Tiktok có thể suy ra sở thích của từng cá nhân trên nền tảng.
Quan trọng nhất, nội dung đăng tải trên nền tảng, kể cả những bản nháp, đều được lưu trữ, và đây là một kho dữ liệu khổng lồ.
Công ty mẹ của TikTok được định giá tới 250 tỷ USD
Với mức 250 tỷ USD, ByteDance sẽ là công ty lớn hơn cả những tập đoàn lâu đời như Exxon Mobil và Coca-Cola xét theo giá trị vốn hóa.
Cổ phiếu của ByteDance, công ty mẹ đứng sau ứng dụng sáng tạo video đình đàm TikTok, đang được giao dịch với mức định giá công ty lên tới hơn 250 tỷ USD trên thị trường thứ cấp.
Theo Bloomberg, mức định giá của công ty có trụ sở ở Bắc Kinh đã tăng mạnh trong những tuần gần đây do nhà đầu tư đặt niềm tin vào TikTok và nhà sáng lập Zhang Yiming đang cân nhắc những lựa chọn để tiến hành IPO. Trong vòng gọi vốn mới nhất, ByteDance được định giá 140 tỷ USD. Và chỉ 1 tháng trước, con số cũng chỉ là gần 200 tỷ USD.
Với mức 250 tỷ USD, ByteDance sẽ là công ty lớn hơn cả những tập đoàn lâu đời như Exxon Mobil và Coca-Cola xét theo giá trị vốn hóa.
Zhang, người lập nên ByteDance năm 2012, đã chứng tỏ khả năng hiếm có khó tìm của mình trong việc liên tục tạo ra những sản phẩm thành công vang dội bất chấp phải cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn như Tencent và Alibaba. Thành công đầu tiên của Zhang là Toutiao, ứng dụng tin tức gây sốt nhưng giờ cũng đã bị TikTok vượt mặt. Năm ngoái, doanh thu của ByteDance tăng hơn gấp đôi, lên khoảng 35 tỷ USD.
ByteDance từng gặp rắc rối với chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump - người đã từng tuyên bố sẽ buộc công ty Trung Quốc bán TikTok cho 1 công ty Mỹ vì những lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, mới đây chính quyền Biden đã cho biết sẽ đánh giá lại tình hình, mở ra cánh cửa để ByteDance giữ lại toàn bộ mảng kinh doanh tăng trưởng nhanh nhất này.
Gần đây Zhang vừa bổ nhiệm Chew Shou Zi làm giám đốc tài chính, làm dấy lên đồn đoán ByteDance sắp IPO. Chew từng là "kiến trúc sư" thiết kế vụ IPO của Xiaomi 2 năm trước. Hồi tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin ByteDance đang có dự định niêm yết một số mảng kinh doanh trong đó có Douyin (phiên bản nội địa của TikTok) ở thị trường chứng khoán Hong Kong. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều khả năng Zhang sẽ chọn cách đưa cả tập đoàn lên sàn.
Kuaishou Technology, đối thủ nhỏ hơn của ByteDance, vừa mới niêm yết cổ phiếu trên sàn Hong Kong tháng trước và ngay lập tức tạo ra cơn sốt. Cổ phiếu của Kuaishou đã tăng hơn gấp đôi so với giá IPO, đẩy mức giá trị vốn hóa lên 140 tỷ USD. Giới phân tích nhận định đó có thể là nguyên nhân thôi thúc nhà đầu tư đánh giá lại về tiềm năng của ByteDance.
Dẫu vậy ByteDance vẫn đang đối mặt với những rủi ro pháp lý. Ngoài nguy cơ phải bán TikTok ở thị trường Mỹ, giới chức Bắc Kinh cũng đang ráo riết thực hiện chiến dịch siết chặt quản lý các ông lớn Internet. Đầu tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo chính phủ sẽ giám sát chặt các công ty nền tảng đã tích tụ được quá nhiều dữ liệu và quyền lực trên thị trường.
TikTok bổ nhiệm giám đốc giải pháp kinh doanh toàn cầu khu vực Đông Nam Á TikTok - nền tảng video ngắn hàng đầu thế giới vừa chính thức bổ nhiệm ông Sameer Singh (Sam) vào vị trí Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu khu vực Đông Nam Á. Ông Sameer Singh - Giám đốc Giải pháp Kinh Doanh Toàn cầu của TikTok, khu vực Đông Nam Á Trước khi gia nhập TikTok và ByteDance, ông từng...