Thêm 9.472 ca Covid-19
Trong 9.472 ca nhiễm Bộ Y tế công bố ngày 23/9 có 9.465 ca ở 33 tỉnh thành, giảm 2.060 ca so với hôm qua; 6.226 người khỏi bệnh; 236 ca tử vong.
Như vậy, trong 24 giờ qua, 4.121 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 1.534 ca), 5.344 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 526 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với hôm qua là: Bình Dương giảm 1.415 ca, TP HCM giảm 383 ca, Đồng Nai giảm 170 ca. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với hôm qua: Tây Ninh tăng 38 ca, Kiên Giang tăng 26 ca, Đăk Lăk tăng 25 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.319 ca/ngày.
Trong ngày ghi nhận 236 ca tử vong tại: TP HCM 175, Bình Dương 37, Long An 7, Đồng Nai 6, Bà Rịa – Vũng Tàu 3, Bình Thuận, Hà Nội và Tây Ninh 2, Tiền Giang, Bình Định đều một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 227 ca/ngày. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 18.017 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 723.963, ghi nhận ở 62 tỉnh thành.
Các ca nhiễm mới tại: TP HCM 5.052, Bình Dương 2.764, Đồng Nai 760, Long An 190, Kiên Giang 163, An Giang 109, Tây Ninh 86, Tiền Giang 67, Cần Thơ 53, Đăk Nông 33, Đăk Lăk 25, Khánh Hòa và Quảng Bình 20, Đồng Tháp 19, Hà Nam 14, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế và Bình Định 9, Bình Phước 8, Bạc Liêu, Cà Mau và Bình Thuận 7, Phú Yên 6, Quảng Nam và Hà Nội 5, Quảng Ngãi 4, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đà Nẵng 3, Gia Lai, Trà Vinh và Quảng Trị 2, Hải Dương và Thanh Hóa một.
Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM 358.707, Bình Dương 190.257, Đồng Nai 43.122, Long An 31.231, Tiền Giang 13.531, Đồng Tháp 8.155, Khánh Hòa 7.601, Tây Ninh 7.342, Cần Thơ 5.303, Đà Nẵng 4.887, Kiên Giang 4.874, Hà Nội 4.190, Bà Rịa – Vũng Tàu 4.099, An Giang 4.037, Bình Thuận 3.040, Phú Yên 2.993, Đăk Lăk 1.715, Quảng Bình 1.533, Trà Vinh 1.454, Bình Phước 1.166, Bình Định 1.157, Quảng Ngãi 1.155, Ninh Thuận 859, Thừa Thiên Huế 814, Đăk Nông 693, Quảng Nam 612, Gia Lai 527, Thanh Hóa 434, Bạc Liêu 369, Cà Mau 325, Quảng Trị 176, Hải Dương 168, Hà Nam 126.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 728.435 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155 (bình quân cứ 1 triệu người có 7.402 ca nhiễm).
Video đang HOT
6 tỉnh gồm Bắc Giang, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
10 tỉnh gồm Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đã qua 30 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.
Về điều trị , số người khỏi bệnh trong ngày là 6.226, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 493.488. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.696 ca.
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 227.791 xét nghiệm cho 569.083 lượt người.- Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 17.439.589 mẫu cho 50.304.379 lượt người.
Về tiêm chủng, trong ngày 22/9 có 463.597 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 36.152.556 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.094.447 liều, tiêm mũi 2 là 7.058.109 liều.
Ngày 23/9, Bộ Y tế tiếp nhận vật tư y tế do Quỹ Temasek Singapore hỗ trợ phục vụ công tác phòng, chống dịch. Số trang thiết bị, vật tư y tế gồm máy thở, khẩu trang, thiết bị bảo hộ… trị giá gần 4 triệu USD.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo ngành y tế tỉnh Hà Nam, Kiên Giang tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời và đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần. Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng các trường hợp nguy cơ tiến hành xét nghiệm khẳng định và trả lời kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Ổ dịch tại viện tâm thần ở Đồng Nai được kiểm soát thế nào?
Hơn 19 ngày, ổ dịch tại Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà (Đồng Nai) không phát sinh thêm ca mắc mới.
Ngày 19/8, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà (Đồng Nai) phát hiện những người đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2. Đến nay, ổ dịch tại cơ sở này ghi nhận tổng cộng 90 F0.
Tức tốc khống chế
Ông Bùi Thế Hùng, Viện trưởng Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà, cho biết đây là môi trường rất đặc biệt vì hầu như người nhiễm là bệnh nhân tâm thần. Để cơ bản khống chế được tình hình, cơ sở này đã phải xuyên ngày đêm áp dụng nhiều biện pháp cách ly ca nhiễm, phân luồng, điều trị.
Thông tin với Tổ công tác của Bộ Y tế, ông Hùng cho biết ngay khi có kết quả chùm ca nhiễm từ ngày 21-22/8, Viện đã phong tỏa toàn bộ các khoa điều trị nội trú.
Đến nay, trong tổng số 90 ca nhiễm, có một bệnh nhân chuyển biến nặng được đưa lên tuyến trên. 64 bệnh nhân khác đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Các khu nhà ở cho người tâm thần luôn sạch sẽ, thoáng mát. Ảnh: Văn Đạo.
Hiện tại, đơn vị này chăm sóc 21 bệnh nhân, 4 nhân viên y tế dương tính không còn triệu chứng. Bốn nhân viên y tế nhiễm đều đã tiêm vacine ngừa Covid-19.
Song song việc tăng tốc khoanh vùng, khống chế ổ dịch, Viện điều trị theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế với quyết tâm ổn định ngay từ đầu.
Bác sĩ Đặng Quốc Tuyên, Trưởng phòng Khám bệnh, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà, cho biết việc điều trị cho bệnh nhân tâm thần thì khó hơn nhiều lần so với F0 bình thường. Do đó, ngay khi bệnh nhân có kết quả dương tính, các y bác sĩ đã chuẩn bị máy đo SpO2, oxy đã sẵn sàng. Các loại thuốc cần thiết khác cũng chuẩn bị.
"Ngày lẫn đêm, chúng tôi kèm cặp theo dõi bệnh nhân sát sao. Ngay sau đó, việc khoanh vùng, sàng lọc được làm rất kỹ càng", bác sĩ Tuyên nói.
Để dự phòng các tình huống xấu có thể xảy ra, cơ sở này đã chuẩn bị 200 giường đủ điều kiện điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó có 160 giường cho bệnh nhân nhẹ, 30 giường cho bệnh nhân mức độ vừa, 10 giường cho bệnh nhân có chuyển biến nặng. Các y bác sĩ sẵn sàng tinh thần 3 ca, 4 kíp để ứng phó.
Giải pháp điều trị F0 mắc bệnh tâm thần
Bệnh nhân tâm thần có tâm lý bất ổn, do đó, song song điều trị, các y bác sĩ đặc biệt chú trọng chăm sóc tốt về dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho người bệnh. Các suất ăn đa đạng hàng ngày được cung cấp đủ và bổ sung thêm sữa, trái cây.
Các nhân viên y tế hỗ trợ và tham gia vệ sinh cho người bệnh, quần áo thu gom và xử lý khoa học, tránh tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ. Các buồng bệnh, phòng làm việc được vệ sinh, khử khuẩn 2 lần/ngày. Đồng thời, người bệnh còn được chia nhóm để sinh hoạt, tập thể dục theo các khung giờ phù hợp.
Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà chưa ghi nhận F0 mới sau 19 ngày. Ảnh: Công an Nhân dân Online.
Một trong những khó khăn phải đối diện khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc Covid-19 là có tình huống họ trở nên hung hãn. Việc điều trị, chăm lo ăn uống, ngủ nghỉ cho các bệnh nhân này khó và nguy hiểm.
Mỗi khi người bệnh kích động tập thể, Viện phải huy động cả nhân viên y tế lẫn các lực lượng liên quan để ổn định bệnh nhân.
Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà vốn là đơn vị đặc thù về giám định và điều trị chuyên sâu về bệnh lý tâm thần, do đó, năng lực điều trị bệnh Covid-19 còn một số hạn chế.
Tuy nhiên, từng các bộ, nhân viên đã bắt nhịp nhanh chóng, nhất là khi có hỗ trợ của Tổ công tác Bộ Y tế. Ổ dịch tại Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà đến nay đã cơ bản ổn định. Để kiểm soát lâu dài, cơ sở này cần được hỗ trợ thêm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị.
Ông Bùi Thế Hùng, Viện trưởng Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà, nhấn mạnh: "Dù vất vả đến mấy thì y bác sĩ tại đây vẫn từng ngày động viên nhau vượt qua. Trong ít ngày tới, có vacine về sẽ tiêm hết cho các bệnh nhân chưa mắc Covid-19. Đội ngũ y bác sĩ tại Viện hầu hết đã được tiêm".
Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà có tổng cộng trên 600 bệnh nhân, trong đó có hơn 400 người thuộc diện bắt buộc phải đi điều trị.
Ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), đánh giá dù trải qua thời gian khá lâu chưa ghi nhận thêm F0 mới, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà không được chủ quan, lơ là. Các khu hành chính, làm việc phải phân luồng rõ ràng.
Bên cạnh đó, Viện cần có phương án chi tiết, khoa học về ứng phó với dịch bệnh trong những ngày tới, cụ thể như phương án dinh dưỡng, phương án chống nhiễm khuẩn, điều trị..., Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Tổ công tác sẽ hỗ trợ tích cực cho Viện.
Thủ tướng: Nỗ lực hơn nữa để sớm kiểm soát được dịch bệnh Chiều 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quốc gia với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc họp được kết nối tới hơn 9.000 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị...