Thêm 42 “mắt thần” giám sát an ninh ở Hóc Môn
Để tiếp tục phát huy hiệu quả “camera an ninh”, UBND xã Tân Thới Nhì (Hóc Môn, TP.HCM) vừa lắp đặt thêm 42 mắt camera tại các giao lộ lớn kết nối đường giao thông giữa xã Tân Thới Nhì với huyện Củ Chi và các xã lân cận.
Đây là công trình thực hiện thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện, Đại hội Đảng bộ thành phố, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, công trình này góp phần giúp xã tiếp tục giữ vững, nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới trong thời gian tới.
Tổ chức lắp đặt camera an ninh tại Hóc Môn. Ảnh: T.C.L
Theo UBND xã Tân Thới Nhì, thời gian qua, với hình thức vận động xã hội hóa, các chi bộ, ban nhân dân và ban công tác mặt trận 8 ấp của xã đã lắp đặt hơn 153 mắt camera an ninh, với tổng số tiền khoảng 400 triệu đồng. Mô hình đã thực sự có tác dụng tốt, phục vụ có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
Video đang HOT
Thông qua “camera an ninh”, các thông tin, hình ảnh người dân cung cấp, lực lượng công an xã đã chủ động phát hiện, ngăn chặn, nhận dạng, theo dõi, bắt giữ các đối tượng nghi vấn, xử lý kịp thời nhiều vụ việc vi phạm về an toàn trật tự và giao thông.
Thực tế cho thấy, việc lắp đặt camera an ninh trên các tuyến thuộc địa bàn phức tạp về an ninh trật tự tốn nhiều kinh phí. Tuy nhiên, lực lượng công an xã đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực tham mưu Đảng ủy – UBND xã chỉ đạo các các tổ chức chính trị – xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân về lợi ích, hiệu quả của việc gắn camera an ninh để người dân ủng hộ, tự nguyện đóng góp kinh phí lắp đặt.
Ấp Tân Lập là địa bàn khá rộng, có nhiều tuyến đường thông với các địa bàn khác nên thuận lợi cho các đối tương tội pham hoat đông. Đến nay toàn ấp đã có 21 camera, với tổng kinh phí thực hiện là 65 triệu đồng. Các camera này được kết nối hình ảnh trực tiếp vào màn ảnh chung đặt tại trụ sở ban nhân dân ấp.
Ông Lâm Văn Nhật – Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận ấp Tân Lập cho biết, nhờ hệ thống camera giúp công tác phòng chống tội phạm được tốt hơn, giảm các loại tội phạm trên địa bàn và tai nạn giao thông.
Ông Lê Văn Thành – Trưởng ban nhân dân ấp Tân Lập thông tin thêm, từ khi lắp đặt đến nay, qua trích xuất dữ liệu từ camera đã giúp lực lượng công an xử lý được 4 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự.
Quảng Trị: Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát thành công, một nông dân lãi ròng 1,2 tỷ đồng
Với ý chí và nghị lực vươn lên, ông Nguyễn Xuân Thiết (sinh năm 1957), ở Thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Từng tham gia du kích địa phương, năm 1976, trở về cuộc sống đời thường, bên cạnh đảm nhiệm công việc kế toán của Hợp tác xã Thống Nhất, Bí thư Chi bộ Thôn 6, ông Thiết còn tích cực phát triển kinh tế gia đình, nghiên cứu, học hỏi để áp dụng những mô hình sản xuất mới, cho hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Thiết, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị hiện có 2 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 6.000 m2. Ảnh: HT
Ông Thiết cho biết, ông nhiều lần được tham gia các lớp tập huấn áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chăn nuôi được Hội Nông dân xã, huyện tổ chức. Nhận thấy lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng cát ven biển Triệu Lăng phù hợp với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Với vốn kiến thức được học hỏi cùng sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền, ông Thiết quyết định đầu tư vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát này. Tích góp số vốn dành dụm được, năm 2010, ông Thiết xây dựng được 1 ao nuôi tôm với diện tích gần 3.200 m2 .
Với bản tính chăm chỉ chịu khó, cùng với việc tuân thủ phương pháp kỹ thuật nuôi tôm, chăm sóc đúng cách nên tôm nuôi của gia đình ông phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Qua 5 tháng chăm sóc, ông Thiết thu gần 8 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng gần 400 triệu đồng.
Những năm gần đây, do sự cố môi trường biển, dịch bệnh nên việc nuôi tôm có lúc gặp khó khăn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi tôm, cùng với sự quan tâm theo dõi thường xuyên, hướng dẫn xử lý kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp, Hội Nông dân xã, gia đình ông Thiết vẫn đầu tư thả nuôi tôm thẻ chân trắng và thu lãi đều đặn mỗi năm từ 300 triệu đồng trở lên.
Sau nhiều năm làm nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông Thiết đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ phục vụ cho đời sống sinh hoạt, các con được nuôi dạy, học hành thành đạt. Mô hình của ông còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động với mức thu nhập ổn định.
Ông luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con, bạn bè về vốn, truyền đạt kinh nghiệm nuôi tôm về cách chọn giống, phương pháp chăm sóc tôm trong quá trình thả nuôi để đạt năng suất cao, vừa bảo vệ môi trường, phát triển nghề nuôi tôm bền vững.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thiết còn là một đảng viên gương mẫu, tích cực vận động con cháu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông còn tham gia công tác xã hội tại địa phương, có 7 năm làm Bí thư Chi bộ, ủy viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy xã Triệu Lăng, Ban Công tác mặt trận ở khu dân cư. Ở cương vị nào, ông cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với những đóng góp của mình, những năm qua, ông Nguyễn Xuân Thiết đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp hội, UBND huyện, tỉnh. Năm 2018, ông Thiết là một trong những tấm gương người cao tuổi sản xuất, kinh doanh giỏi được Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tuyên dương và tặng bằng khen.
Cà Mau: Tận dụng bờ vuông tôm trồng "lung tung" các thứ rau mà bán được 500 ngàn/ngày Hiện nay, ngoài việc nuôi trồng thủy sản là nghề chính, nhiều hộ dân tại khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn (Cà Mau) đã tận dụng đất trống bờ bao vuông tôm của gia đình để trồng rau màu và cho thu nhập khá. Điển hình như ông Trịnh Đình Hiếu, khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn (Cà...