Thêm 11 người bị đề nghị truy tố trong vụ án VEAM
C03 đề nghị truy tố thêm 11 bị can trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), trong lần thứ hai ra kết luận điều tra bổ sung.
Ngày 4/10, 10 người bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí theo điều 219 Bộ luật Hình sự, gồm: Ngô Văn Tuyển , nguyên thành viên HĐQT VEAM; Bùi Quốc Việt, nguyên trưởng phòng thị trường kinh doanh VEAM; Ngô Văn Thịu, trưởng phòng thị trường kinh doanh VEAM; Nguyễn Thị Thu Hương, nguyên phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng VETRANCO; Trần Thanh Thuỷ, Trưởng phòng tài chính kế toán VETRANCO; Nguyễn Minh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Việt; Lương Xuân Trường, Giám đốc Công ty cổ phần thép Minh Quang; Trần Anh Sơn, nguyên kế toán trưởng, phụ trách quản trị VEAM; Hoàng Văn Lẫm, phó phòng tài chính kế toán VEAM, Vũ Từ Công, nguyên kế toán trưởng VEAM;
Người thứ 11, Nguyễn Văn Khôi, thành viên HĐTV, Trưởng ban kiểm soát VEAM, bị đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng .
Đây là 11 người bị đề nghị truy tố thêm tại kết luận điều tra bổ sung lần hai của C03. Trong hai lần điều tra trước đó kéo dài từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2021, C03 chỉ đề nghị truy tố 6 bị can là ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch HĐTV VEAM; Lâm Chí Quang, Tổng giám đốc VEAM; Nguyễn Mạnh Chung, nguyên trưởng phòng kỹ thuật đầu tư VEAM; Vũ Quang Tâm, nguyên thành viên HĐQT VEAM; Đào Quốc Việt, Giám đốc VETRANCO; Trần Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT 4 công ty, cùng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí .
Theo kết luận, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức Công ty mẹ – con theo quyết định của Bộ Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên. Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%.
Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại (VETRANCO) là công ty con của VEAM. Trong hơn 12,5 tỷ đồng vốn điều lệ ở công ty này, VEAM chiếm 51%.
Kết luận xác định, ông Hà điều hành hoạt động hằng ngày của VEAM nhưng đã không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao, quyết định những chủ trương không đúng quy định pháp luật gây thất thoát tài sản Nhà nước. Ông Hà cùng các thuộc cấp đã để xảy ra ba sai phạm lớn tại VEAM dẫn đến bị xử lý hình sự.
Năm 2007-2013, Tổng giám đốc VEAM qua các thời kỳ đã ký 7 văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán cho những hợp đồng tín dụng của VETRANCO. Từ đó VETRANCO mang hồ sơ đi vay tiền tại các ngân hàng. Trong số này, bị can Giang ký 2 văn bản, Quang ký 5. Tổng giá trị bảo lãnh được tính tại các văn bản là 193 tỷ đồng. Việc bảo lãnh cho công ty con vay ngân hàng trái quy định của VEAM đã gây thiệt hại hơn 75,28 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bị can Hà với tư cách là Chủ tịch HĐTV buộc phải biết về việc VEAM bảo lãnh cho VETRANCO vay ngân hàng trái quy định. Tuy nhiên, ông Hà vẫn để hai thuộc cấp là Lâm Chí Quang và Vũ Từ Công thực hiện hành hành vi sai phạm, gây thiệt hại, cơ quan điều tra xác định.
Ông Trần Ngọc Hà trước khi bị bắt. Ảnh: VEAM .
Với mục đích để chuyển tiền cho vay, VETRANCO ký 12 hợp đồng mua hàng khống và đề nghị VEAM làm trung gian ký 3 hợp đồng. Sau đó, VETRANCO ký 15 hợp đồng bán hàng trả chậm cho nhóm công ty của Trần Quang Tiến để hợp thức việc cho vay. Tất cả bị cáo buộc là hợp đồng khống, ký lòng vòng để thực hiện các sai phạm. Các công ty của bị can Tiến sau đó dừng hoạt động, không còn tài sản và không thể trả tiền cho VETRANCO, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 183 tỷ đồng.
Bị can Tiến khai do có mối quan hệ với lãnh đạo VEAM nên dùng các công ty do mình sở hữu để ký hợp đồng mua hàng hoá trả chậm. Do kinh doanh thua lỗ cùng với áp lực trả lãi ngân hàng và xã hội đen, vốn của các công ty mất dần. Để có tiền tiếp tục kinh doanh, Tiến đã thoả thuận với giám đốc VETRANCO để lập hợp đồng mua bán khống.
C03 xác định “bản chất của việc mua bán hàng hoá lòng vòng này là để luân chuyển ngược dòng tiền để Tiến vay tiền của VETRANCO trong 90 ngày”.
Ở sai phạm thứ hai, VEAM bị cáo buộc thực hiện dự án đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung trái quy định. Ông Hà ký đồng ý mua bản quyền sản xuất và thông số kỹ thuật của hai loại máy kéo với mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, trong khi chưa được Bộ Công Thương phê duyệt.
VEAM sau đó chuyển 2,5 triệu USD tiền thanh toán cho đối tác. Số tiền này tương đương hơn 56 tỷ đồng, được C03 xác định là gây thiệt hại cho Nhà nước.
Trong sai phạm thứ ba, C03 xác định VEAM ký 2 thoả thuận với Công ty của Trung Quốc để phát triển ôtô tay lái bên phải rồi xuất khẩu sang thị trường Srilanka. Ông Hà ra quyết định về việc này khi chưa có nghị quyết của HĐTV VEAM.
Ông Hà cũng ký biên bản ghi nhớ giữa VEAM với đối tác T-KING Trung Quốc và trực tiếp ký lệnh yêu cầu chuyển 200.000 USD cho đơn vị này. Hành vi của ông cùng thuộc cấp bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đánh giá ông Hà khai báo chống đối, không thành khẩn, quanh co chối tội.
"Nổ" quen lãnh đạo tỉnh rồi nhận làm sổ đỏ, bằng lái... để chiếm đoạt tiền
Nhận có quen biết nhiều lãnh đạo tỉnh, có khả năng làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), giấy phép lái xe... đối tượng đã nhận tiền của nhiều bị hại rồi chiếm đoạt.
Đối tượng Bùi Văn Định tại cơ quan Công an (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay, 3/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố các bị can trong vụ án Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra trên địa bàn TP Uông Bí và thị xã Quảng Yên, thuộc tỉnh.
Các bị can gồm: Bùi Văn Định (SN 1960, ở xã Văn Phong, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) và Hà Hữu Minh (SN 1966, ở phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, là giáo viên dạy lái xe của một trường đào tạo nghề).
Theo tài liệu điều tra, vào cuối năm 2019, Bùi Văn Định đi đâu cũng "nổ" có quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, có thể làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ), giấy phép lái xe ô tô và xin việc vào các cơ quan nhà nước.
Tin vào khả năng của Định, đã có tới 10 người "sập bẫy" với tổng số tiền bị Định chiếm đoạt lên tới 1.120.000.000đ (một tỷ một trăm hai mươi triệu đồng).
Chỉ sau khi phát hiện GCNQSDĐ, bằng lái xe, thậm chí giấy chứng nhận kết hôn Định đưa cho là giả những người này trong các ngày từ 25/6 đến ngày 22/7/2020 mới lần lượt làm đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra.
Quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, cơ quan điều tra xác định, do biết địa chỉ trên mạng xã hội "Zalo" làm bìa đỏ giả và giấy phép lái xe giả, nên Định đã tự nhận có khả năng làm thủ tục để xin cấp bìa đỏ và giấy phép lái xe hợp pháp cho các bị hại. Sau khi được tin tưởng giao tiền, Định đã tìm mua 5 bìa đỏ giả, 14 giấy phép lái xe giả và 2 giấy kết hôn giả trên mạng Zalo để giao cho các bị rồi chiếm đoạt số tiền như trên.
Cụ thể, để việc làm giả giấy tờ trót lọt, Định nhờ người liên hệ với đơn vị đo đất đến đo theo yêu cầu. Sau khi nhận tiền của các bị hại, Định đặt mua bìa đỏ giả phù hợp với từng thửa đất thuê, với giá 20.000.000 - 25.000.000 đồng/bìa đỏ và giấy phép lái xe giả với giá 5.000.000 đồng/giấy phép, để bán cho người có nhu cầu.
Tháng 9/2020, tháng 1/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Định tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; "tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cơ quan Công an, quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ cũng xác định, do tin tưởng Định nên ông Hà Hữu Minh đã đưa số tiền 578 triệu cho Định để nhờ đối tượng này làm bìa đỏ cho hai thửa đất của gia đình tại phường Tân An, thị xã Quảng Yên, xin việc cho cháu gái và làm 4 giấy phép lái xe ôtô.
Ngày 10/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định khởi tố bị can đối với Hà Hữu Minh về tội: "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" với vai trò giúp sức cho Bùi Văn Định.
Cựu cán bộ công an "tuồn" tài liệu mật ra ngoài khi nhân tình ngủ Lợi dụng lúc bạn trai ngủ say, bị can Lê Thị Phương Hồng sao chép các tài liệu mật trong quá trình điều tra, xác minh sai phạm tại Saigon Co.op rồi gửi cho ông Diệp Dũng. Cung c ấ p thông tin cho Di ệ p Dũng đ ể đ ượ c gi ớ i thi ệ u m ố i hàng...