The Voice Kids ‘Cơn lốc màu da cam’
Mới đây Ban tổ chức chương trình Giọng hát Việt nhí (The Voice Kids) dành cho trẻ em đã gây chú ý khi thông báo sẽ khởi động vòng sơ tuyển từ tháng 2 và chính thức lên sóng vào giữa năm 2013.
Việc chương trình này về Việt Nam đã là một sự kiện bất ngờ, bởi trên thế giới, chương trình The Voice Kids mới chỉ xuất hiện từ năm 2012, với nơi tổ chức duy nhất là Hà Lan. Nhưng việc chương trình thành công rực rỡ đã gây tiếng vang và thu hút hàng loạt nước mua bản quyền.
The Voice Kids là một chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình đã bắt đầu lên sóng vào ngày 27/1 trên kênh truyền hình RTL-4 của Hà Lan.
Fabinne Bergmans, thí sinh giành chiến thắng The Voice Kids kỳ đầu ở Hà Lan
Chung gốc với bản The Voice của người lớn
Về cơ bản đây là phiên bản dành cho trẻ em của chương trình The Voice of Holland (Giọng hát Hà Lan). Nó hoạt động dựa trên khuôn mẫu của chương trình dành cho người lớn và các thí sinh tham gia sẽ có tuổi từ 6-14. Từ kỳ hai trở đi, độ tuổi của các thí sinh đã được nâng lên thành 8-14 tuổi.
Chương trình do John de Mol tạo ra và tất cả các chương trình đều được thu hình ở Studio 1 tại Aalsmer. Kỳ đầu của The Voice Kids Hà Lan do Martijn Krabbé và Wendy van Dijk dẫn chương trình. Tính tới tháng 11/2011, đã có 17.000 thí sinh tham gia dự thi.
Trong kỳ đầu của The Voice Kids Hà Lan, có 4 huấn luyện viên tham gia chương trình gồm Marco Borsato, bộ đôi ca sĩ Nick Keizer & Simon Schilder và Angela Groothuizen, chia làm 3 đội. Tới cuối kỳ này, ca sĩ nhí Fabinne Bergmans của Groothuizen đã giành chiến thắng cùng ca khúc What You’re Made Of.
Người chiến thắng giành được một hợp đồng ghi âm từ 8ball Music, hãng đĩa của John de Mol, một học bổng đào tạo tài năng trị giá 10.000 euro và một chuyến đi tới Disneyland Paris.
Trong kỳ thứ hai của The Voice Kids, thí sinh Laura van Kaam đã chiến thắng cùng ca khúc The Edge of Glory với phần thưởng được nhận giống người chiến thắng của kỳ đầu tiên.
Laura van Kaam chiến thắng trong kỳ 2 của The Voice Kids Hà Lan
Đầy kịch tính và hấp dẫn dù là phiên bản “nhí”
Chương trình The Voice Kids về cơ bản gồm 4 giai đoạn: Thử giọng tiền sản xuất, thử giọng giấu mặt, vòng đấu loại và vòng chung kết. Hoạt động thử giọng tiền sản xuất không được ghi hình và chỉ những người có chất giọng tốt mới được lựa chọn.
Video đang HOT
Trong các chương trình âm nhạc khác như Idol, Popstar và X Factor, các thí sinh lọt qua vòng này sẽ biểu diễn trước ban giám khảo. Nhưng thí sinh của The Voice Kids phải tham gia vòng thử giọng giấu mặt. Trong quá trình thử giọng giấu mặt, các giám khảo/huấn luyện viên sẽ lựa chọn các ca sĩ về đội của họ tùy thuộc vào khả năng ca hát của từng thí sinh.
Mỗi thí sinh sẽ được quyền hát một bài hát tùy thích trong vòng 90 giây. Nếu một trong các giám khảo/huấn luyện viên lựa chọn ca sĩ nào đó cho đội của mình, vị đó phải nhấn nút “I Want You” (Tôi muốn có em).
Khi có từ 2 huấn luyện viên trở lên lựa chọn một ca sĩ, họ sẽ phải để ca sĩ chọn theo đội nào…
Sau vòng đấu loại, 6 thí sinh sẽ vào vòng chung kết. Các em sẽ được huấn luyện viên chỉ dạy và sẽ lựa chọn bài hát phù hợp với mình nhất để biểu diễn. Các khán giả sẽ bỏ phiếu để loại thí sinh nào. Huấn luyện viên cùng khán giả sẽ chọn ra thí sinh bị loại, bởi mỗi bên có nửa số phiếu bầu. Trong kỳ thứ 2 của The Voice Kids Hà Lan, chỉ có khán giả mới được quyền loại bỏ thí sinh nào.
Trong cuộc đấu cuối cùng, mỗi huấn luyện viên chỉ còn lại một thí sinh duy nhất. Người thắng cuộc sẽ được khán giả truyền hình lựa chọn và tên người thắng cuộc sẽ được xướng lên ngay sau cuộc đấu cuối này.
Dự báo ăn khách
Dù mới ra đời, The Voice Kids đã chứng tỏ chương trình đặc biệt ăn khách. Trong kỳ đầu, chương trình đã thu hút tổng cộng 2,596 triệu lượt người xem. Ở kỳ thứ hai, đã có 2,637 triệu lượt người xem.
Thành công của phiên bản Hà Lan đã trở thành chuẩn cho phiên bản toàn cầu. Sức hút lớn của chương trình khiến cho hàng loạt nước đã bỏ tiền mua bản quyền chương trình, như Albania, Đức, Gruzia, Ukraina, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. Trong số này, mới chỉ có Hàn Quốc đã bắt tay vào thực hiện được một kỳ, với người thắng cuộc là Kim Myung Ju.
Theo Tiin
"Bão" The Voice càn quét toàn cầu
Cũng giống như Idol, X Factor, The Voice đang làm nên điều kì diệu tại khắp các quốc gia nó đi qua.
Vinh dự là quốc gia thứ 2 tại Châu Á có được bản quyền, show mở màn của chương trình The Voice phiên bản Việt/Giọng hát Việt tối 8/7 đã gây nên một hiện tượng đối với khán giả Việt.
Rất nhiều lời khen tặng dành cho cả giám khảo cũng như các thí sinh của cuộc thi. Tuy nhiên, với những khán giả chịu khó mày mò, thì hiện tượng này không còn quá lạ vì tại Mỹ, Anh hay các quốc gia khác, làn sóng The Voice thậm chí còn mạnh mẽ hơn rất nhiều.
The Voice và nơi "cha sinh mẹ đẻ"
Cho đến bây giờ nhiều người vẫn nhầm tưởng The Voice được khai sinh lần đầu tiên tại Mỹ. Tuy nhiên, phiên bản gốc của The Voice xuất phát từ chương trình The Voice of Holland.
The Voice lần đầu tiên được khai sinh tại Hà Lan
Chương trình truyền hình thực tế này được sáng tạo bởi ông trùm truyền thông John de Mol và được dẫn dắt bởi 2 MC Martijn Krabbé và Wendy van Dijk. Tại Hà Lan, đây là một trong những chương trình đắt khách nhất với tỉ lệ rating rất cao, trung bình đạt 1,6 đến 3 triệu lượt view hàng tuần.
Khi lên sóng mùa đầu tiên, tập chung kết của chương trình ngày 21/1/2011 đã đạt kỉ lục 3,75 triệu lượt người xem. Mùa thứ hai, con số cũng đáng kinh ngạc 3,3 triệu lượt. Không những vậy, các ca khúc được các thí sinh thể hiện trong 30 show của chương trình luôn có mặt trong top 100 ca khúc được download nhiều nhất. Riêng thí sinh thắng cuộc mùa đầu - Ben Saunders - đứng số 1 trên bảng xếp hạng Top 100 download.
Tuy nhiên, The Voice chỉ thực sự là hiện tượng toàn cầu khi được đài NBC của Mỹ đưa vào phát sóng lần đầu tiên ngày 26/4/2011. Cho đến thời điểm này, chương trình đã kết thúc mùa thứ 2 và sẵn sàng cho hai mùa tiếp theo.
Khi đến Mỹ chương trình tạo hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ
Công cuộc đưa The Voice và biến nó trở thành chương trình truyền hình thực tế ăn khách được đài NBC nhen nhóm từ tháng 12/2010. Tại thời điểm đó, kênh truyền hình này đã quyết định chuyển thể kịch bản The Voice of Holland đến Mỹ. Ban đầu, tên gốc của chương trình là The Voice of America, nhưng sau đó The Voice là cái tên cuối cùng được lựa chọn.
Cee Lo Green và Adam Levine (Maroon 5), Christina Aguilera là ba huấn luyện viên (HLV) đầu tiên của chương trình. Blake Shelton được bổ sung cuối cùng. Đây cũng là 4 HLV tiếp tục ngồi trên ghế nóng ở mùa thứ 2. Hai vị chủ trò được giao đảm nhận dẫn dắt chương trình là Carson Daly và Alison Haislip (phụ trách khu vực hậu trường).
Sức hút triệu người mê của The Voice
Ngay từ số lên sóng đầu tiên The Voice đã lập tức trở thành chương trình siêu ăn khách. Theo Nielsen Media Research thì tỉ lệ người xem của nó được sánh ngang với Undercover Boss khi chương trình này được ra mắt tại Super Bowl vào tháng 2/2010.
Ngay lập tức, The Voice được ưu ái khung giờ vàng trên: ABC, CBS, NBC hay Fox. Riêng đêm chung kết số đầu tiên của chương trình ngày 29/6/2011 còn có sự góp mặt của Stevie Nicks, Pat Monahan (ca sĩ chính nhóm Train) và Ryan Tedder (OneRepublic).
Bộ tứ quyền lực của The Voice Mỹ
Bước sang mùa thứ hai, những con số mà chương trình thu về còn đáng kinh ngạc hơn. Lượng rating đạt 6,7% lượt khán giả đạt 17,8 triệu. Chương trình tiếp tục đứng vị trí số 1 của đài NBC dành cho đối tượng khán giả từ 18 đến 49, vượt qua bản tin về Olympic đã thống trị suốt 8 năm qua.
Series chương trình này được thực hiện theo format khá thông minh với 3 vòng thi chính: thử giọng giấu mặt, đối đầu và các show trực tiếp. 4 giám khảo là 4 nghệ sĩ sẽ chọn ra đội thi cho mình ở vòng giấu mặt và bắt đầu bước vào giai đoạn huấn luyện.
Trải qua các vòng thi khác nhau, số lượng thí sinh được đi tiếp cũng như thí sinh thắng cuộc dựa trên 50% bình chọn của khán giả và 50% quyền quyết định của các HLV. Nếu như ở mùa đầu tiên, số lượng thí sinh của mỗi đội chơi từ vòng giấu mặt chỉ là 8 thì con số này đã được nâng lên 12 trong mùa thứ 2. Ở Việt Nam, toàn bộ format được giữ nguyên và chỉ có điểm khác biệt lớn nhất sẽ có 14 thí sinh được lựa chọn.
Tính đến thời điểm này, The Voice đã được phát sóng tại gần 50 quốc gia khác nhau từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi với rất nhiều tên gọi khác nhau. Tại Ukraine chương trình được gọi tên là Holos Krayiny ("Voice of the Country"). Tại Bỉ là The Voice van Vlaanderen ("The Voice of Flanders"), tại Mexico là La Voz... México, Bồ Đào Nha là A Voz de Portugal (The Voice of Portugal), tại Ireland là The Voice of Ireland, tại Đức là The Voice of Germany, tại Thụy Sĩ là Voice Kids...
Riêng tại Ý, đầu năm 2012 các nhà sản xuất dự định đưa chương trình này vào sản xuất tuy nhiên chương trình sau đó đã bị hủy bỏ một phần vì lí do kinh phí sản xuất.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 tại Chân Á được cấp phép và sản xuất The Voice.
The Voice Hàn Quốc: Cú hích đầu tiên tại châu Á
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên tại châu Á có được bản quyền The Voice do công ty giải trí Mnet đứng ra tổ chức. Chương trình chính thức lên sóng số đầu tiên vào ngày 17/2. Trải qua gần 6 tháng, chương trình đã đi tới đêm chung kết cuối cùng vào ngày 11/5/2012. Người giành chiến thắng của The voice Hàn là giọng ca nữ Son Seung Yeon sinh năm 1993, do HLV Shin Seung Hoon dẫn dắt.
Nữ thí sinh đăng quang The Voice Hàn Quốc
Với chiến thắng này cô đã giành được giải thưởng trị giá 87.000 đô la Mỹ cùng hợp đồng thu âm trị giá 150.000 đô la. Son hiện là sinh viên khoa ứng dụng âm nhạc trường đại học Howon. Thời gian thi The voice, cô đã trúng tuyển vào một trường âm nhạc Berkeley College of Music của Mỹ. Những ca khúc trình bày trong The voice của cô rất được yêu thích như: Câu chuyện của em và mưa, Everybody...
Cũng giống như The Voice của Mỹ hay các phiên bản khác, The Voice Hàn Quốc cũng gồm 4 đội và mỗi đội do một HLV là ca sĩ nổi tiếng dẫn dắt. 4 ngôi sao được giao vị trí khó khăn này là Baek Ji Young, Shin Seung Hoon, Lee Sang, Kangta.
Tại Hàn Quốc, The Voice được đánh giá là một chương trình "thuần khiết" và không hề có bất cứ một scandal nào. Suốt chiều dài nửa năm diễn ra cuộc thi, chương trình hoàn toàn thuyết phục khán giả bằng những phần thi chất lượng của các thí sinh. Không chỉ sở hữu những giọng hát đẹp mà các thí sinh xứ kim chi còn mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc tuyệt vời và vô cùng cảm động.
4 gương mặt HLV của cuộc thi đều là những ngôi sao lớn
Điểm mạnh của The Voice Hàn Quốc là phát hiện ra những "cao thủ" âm nhạc mà tài năng của họ đã bị che lấp trong thời gian qua. The Voice chính là sân khấu tốt nhất cho những ca sỹ nghiệp dư để họ có thể cất cao giọng hát và mở ra cơ hội cho nhiều người có thể thưởng thức giọng ca và những hát của họ.
Sau khi kết thúc mùa đầu tiên, các nhà tổ chức tiết lộ "The Voice of Korea" mùa thứ 2 sẽ trở lại Hàn Quốc vào đầu năm 2013.
Tuấn Nguyễn
Theo Khampha
Thử so sánh 'Giọng hát Việt' với các phiên bản khác Nếu so với phiên bản gốc và phiên bản tại các nước lân cận như Hàn Quốc, Trung Quốc, The Voice phiên bản Việt giống và khác như thế nào? Tuân thủ nghiêm ngặt định dạng gốc The Voice là chương trình tìm kiếm tài năng xuất phát từ phiên bản The Voice of Holland (Hà Lan), được đài truyền hình NBC của...