Thể thao thời “giãn cách xã hội”
Trong thời điểm cả nước đang tập trung thực hiện “ giãn cách xã hội”, các hoạt động thể thao mang tính cộng đồng đều dừng lại. Tuy nhiên, người dân không vì thế mà ngưng hẳn việc rèn luyện thể chất và ngành thể thao các địa phương luôn sẵn sàng cho ngày trở lại.
Hồ bơi do Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Tịnh Biên quản lý thu hút đông đảo học sinh trước khi dịch Covid-19 bùng phát
Tại huyện miền núi Tịnh Biên (An Giang), người ta không còn thấy cảnh những câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh tập luyện ở nơi công cộng. Thay vào đó, các cụ chấp nhận chuyện tập riêng lẻ tại nhà.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao (VHTT) huyện Tịnh Biên Nguyễn Văn Xưa thông tin, đơn vị đã yêu cầu tất cả 14 CLB dưỡng sinh trên địa bàn ngưng tập luyện theo nhóm. Thực tế, thành viên của tất cả các CLB đều nhất trí ủng hộ việc này, nhằm góp phần cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Nhiều cụ cho biết, họ vẫn duy trì tập luyện tại nhà bởi các bài bản vốn đã thuộc làu, chỉ khác ở chỗ không mang tính đồng điệu như trước đây.
Video đang HOT
Nhằm hưởng ứng lời kêu gọi không ra ngoài khi không thật cần thiết, anh Nguyễn Ngọc Vinh (ngụ thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên) đã quyết định mua máy chạy bộ để tập luyện tại nhà. Anh Vinh cho biết, chi phí cho chiếc máy khoảng 12 triệu đồng và có thể sử dụng lâu dài, nhất là đáp ứng được yêu cầu vừa duy trì hoạt động thể chất, vừa đảm bảo an toàn. Từ khi có Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, anh Vinh đã không còn chạy bộ ngoài đường như thói quen.
Như nhiều người khác, anh Vinh ủng hộ chủ trương này của Chính phủ bởi đây là cách thức hữu hiệu nhằm bảo vệ cộng đồng. Thực tế, chạy bộ trên máy khiến anh nhàm chán do không gian trong nhà khá tù túng, nhưng biện pháp này khá an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hơn nữa, việc máy chạy bộ hiển thị thông số về tốc độ, cự ly, lượng calo tiêu thụ giúp anh có động lực nhiều hơn nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện. Đặc biệt, mùa mưa sắp đến cũng là lúc chiếc máy chạy bộ này trở nên hữu hiệu với anh hơn bao giờ hết.
Những ngày này, hồ bơi do Trung tâm VHTT huyện Tịnh Biên quản lý đã đóng cửa. Tuy nhiên, hệ thống lọc nước và xử lý vi khuẩn vẫn hoạt động nhằm đảm bảo độ trong, sạch. Ông Nguyễn Văn Xưa cho hay, dù không phục vụ người dân nhưng hồ bơi vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, bởi hệ thống máy không hoạt động sẽ khiến nước chuyển màu, hồ bơi đóng rêu. Việc duy trì hoạt động của hệ thống nhằm đảm bảo hồ bơi có thể “phản ứng nhanh” với tình hình khi các em học sinh đi học trở lại.
Ông Xưa cho hay, chi phí điện, nước vận hành hệ thống và khử khuẩn bằng clo khoảng 500.000 đồng/ngày. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, vệ sinh khuôn viên hồ bơi cũng được duy trì đầy đủ. Hồ bơi do Trung tâm VHTT huyện Tịnh Biên quản lý là nơi thu hút đông đảo thanh, thiếu niên, học sinh địa phương trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Đây là địa điểm thực hiện mục tiêu đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy chính khóa tại huyện Tịnh Biên.
Theo đó, Trung tâm VHTT Tịnh Biên phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện mô hình này tại Trường THPT Tịnh Biên, Trường THCS Lê Hồng Phong và Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Tịnh Biên với gần 2.000 học sinh tham gia.
Ông Nguyễn Văn Xưa thông tin, dù chi phí bỏ ra để vận hành hồ bơi khá cao nhưng địa phương vẫn “thu lời” ở chỗ: mỗi năm có thêm 2.000 học sinh của huyện biết bơi. Đó là mục tiêu cao nhất mà ngành thể thao ở huyện miền núi này hướng đến. Ngoài ra, nhiều xã, thị trấn đã tích cực đưa học sinh đến phổ cập bơi trong những mùa hè trước đây.
Dù chưa thể đi vào hoạt động nhưng việc bảo trì, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tập luyện thể thao của các địa phương là điều cần thiết. Bởi khi cơ sở vật chất đã sẵn sàng thì các địa phương có thể chủ động trong việc phục vụ nhu cầu người dân và các vận động viên, khi dịch bệnh Covid-19 đi qua và cuộc sống bình thường trở lại.
THANH TIẾN
Đà Nẵng cho bán hàng ăn uống trở lại
Từ 0h ngày 16/4, cửa hàng dịch vụ ăn uống được phép hoạt động trở lại nhưng chỉ được bán qua mạng và mang về, không phục vụ tại chỗ.
Tối 15/4, ông Lê Trung Chinh (Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng) cho biết quy định này thay đổi so với giai đoạn đầu Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Ông Chinh yêu cầu khi cho bán hàng trở lại, UBND các quận, huyện phải kiểm tra, giám sát chủ cơ sở kinh doanh, người vận chuyển thức ăn. Người bán, người mua hay người vận chuyển phải đảm bảo giãn cách xã hội, vệ sinh phòng dịch, đeo khẩu trang. Chính quyền sẽ đóng cửa các cơ sở vi phạm.
Hai tuần qua, thành phố với hơn một triệu dân này yêu cầu các cửa hàng dịch vụ ăn uống dừng hoạt động toàn bộ từ 0h ngày 2/4.
Nhiều quán cà phê trên đường Bạch Đằng (Đà Nẵng) đóng cửa từ ngày 2/4. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chiều 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất tiếp tục áp dụng biện cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với 12 tỉnh thành có nguy cơ cao lây nhiễm nCoV, trong đó có Đà Nẵng.
Đà Nẵng ghi nhận ca mắc Covid đầu tiên vào ngày 8/3. Hiện, toàn bộ 6 ca nhiễm nCoV đã được chữa khỏi và xuất viện. 20 ngày qua, thành phố không ghi nhận ca mắc mới.
Nguyễn Đông
Thông tin mới, cần biết về việc tiếp tục cách ly xã hội ở Đà Nẵng Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc Đà Nẵng cùng 11 tỉnh thành khác sẽ tiếp tục cách ly xã hội, UBND TP. Đà Nẵng đã có chỉ thị mới để thực hiện nội dung này. Tối 15/4, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã có ý kiến chỉ đạo liên...