Thế nào là hội chứng áo choàng trắng?
Khi bệnh nhân đến môi trường lạ như bệnh viện, phòng mạch hoặc gặp bất cứ bác sĩ nào, họ dễ bị tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Hơn 10 năm nay, mỗi lần đo huyết áp tại bệnh viện là huyết áp của tôi tăng 16-18/8-10 nhưng theo dõi thường xuyên sáng chiều ở nhà chỉ mức 12-13/7-8,5. Bác sĩ bảo tôi bị hội chứng áo choàng trắng. Xin bác sĩ giải thích thêm về bệnh này và tôi cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày? Cám ơn bác sĩ.
Nguyễn Văn Khuân (60 tuổi, TP Tân An, Long An)
Trả lời:
Hiện tượng này rất phổ biến, vì vậy tôi thường khuyên các bác sĩ đừng dựa vào huyết áp đo được mà cho thuốc mạnh ngay, hôm sau bệnh nhân ngồi dậy không nổi. Khi bệnh nhân đến môi trường lạ như bệnh viện, phòng mạch hoặc gặp bất cứ bác sĩ nào, họ dễ bị tăng huyết áp.
Hiện nay, trong y khoa, để chẩn đoán tăng huyết áp nên dựa vào huyết áp đo tại nhà hoặc huyết áp 24 giờ. Huyết áp điện tử rất tốt, mọi người nên mua một cái để đo tại nhà, loại có băng tay sẽ chính xác và nên đo ở nhà sẽ đúng hơn.
Có trường hợp nguy hiểm hơn là huyết áp đo ở nhà cao nhưng tại bệnh viện không cao, gọi là tăng huyết áp bị che giấu, nhiều biến chứng hơn. Bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm ăn muối, bớt thịt, mỡ và ăn chay với điều kiện không ăn đồ chiên. Thay đổi lối sống, tập thể dục, thay đổi ăn uống, không hút thuốc lá sẽ hạn chế được tình trạng tăng huyết áp.
Những món ăn bất lợi cho thận
Người bị bệnh thận cần hạn chế ăn mặn và các loại rau quả như chuối, cà chua, súp lơ...
Video đang HOT
Nếu bạn bị bệnh thận mạn tính, điều quan trọng là phải kiểm soát những gì bạn ăn uống. Lúc đó, thận của bạn không thể loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả. Một chế độ ăn uống thân thiện với thận giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn.
Cắt giảm muối giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn
Chế độ ăn kiêng tốt cho thận là gì?
Chức năng chính của thận:
- Loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa qua đường tiểu
- Cân bằng các khoáng chất trong cơ thể như muối và kali
- Tạo ra các hormone ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác
Chế độ ăn uống thân thiện với thận giúp bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm. Bạn sẽ phải hạn chế một số loại thực phẩm để các chất lỏng và khoáng chất khác không tích tụ. Đồng thời, bạn phải đảm bảo có được sự cân bằng của protein, calorie, vitamin và khoáng chất.
Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của suy thận, không có nhiều món cần phải kiêng kỵ. Nhưng khi bệnh trở nặng, bạn sẽ phải cẩn thận hơn về những thực phẩm ăn hàng ngày:
Cắt giảm muối
Người thận yếu cần giảm natri - khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất trong muối ăn.
Natri ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Thận khỏe mạnh giữ mức natri trong tầm kiểm soát. Nhưng nếu bạn bị suy thận, natri và chất lỏng sẽ tích tụ lại. Điều này gây ra một số vấn đề như sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở và tích tụ chất lỏng xung quanh tim và phổi. Bạn nên đặt mục tiêu ăn ít hơn 2g natri trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Các bước đơn giản để cắt giảm natri:
- Tránh muối ăn và các gia vị có hàm lượng natri cao.
- Nấu ăn ở nhà - hầu hết thức ăn nhanh đều có nhiều natri.
- Thử các loại gia vị và thảo mộc mới thay cho muối.
- Tránh xa thực phẩm đóng gói có xu hướng chứa nhiều natri.
- Đọc nhãn khi mua sắm và chọn thực phẩm ít natri.
Người bị bệnh thận không nên ăn nhiều sản phẩm từ sữa. Ảnh: Newfood
Hạn chế phốt pho
Bạn cần khoáng chất này để giữ cho xương khỏe chắc khỏe. Khi thận của bạn khỏe mạnh, chúng sẽ loại bỏ phốt pho mà bạn không cần. Nhưng nếu bạn bị suy thận, mức phốt pho của bạn có thể tăng quá cao. Điều này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.
Nếu bạn bị suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên bổ sung quá 1g khoáng chất phốt pho mỗi ngày. Bạn có thể làm điều này bằng cách:
- Chọn thực phẩm có hàm lượng phốt pho thấp
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau
- Chọn ngũ cốc (ngô và gạo)
- Uống nước ngọt có ga màu nhạt
- Cắt giảm thịt, gia cầm và cá
- Hạn chế thực phẩm từ sữa
Giảm lượng kali
Khoáng chất này giúp các dây thần kinh và cơ bắp của bạn hoạt động tốt. Nhưng khi bạn bị suy thận, cơ thể không thể lọc thêm kali. Có quá nhiều kali trong máu có khả năng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim.
Kali được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau như chuối, khoai tây, bơ, cam, súp lơ, cà rốt, cà chua và dưa chuột. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu.
Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử các loại thực phẩm ít kali, như táo, dâu tây, mận, dứa, đào, cải bắp, súp lơ, măng tây, đậu, rau cần tây, dưa chuột.
Khi suy thận nghiêm trọng, bạn cần thực hiện những thay đổi khác đối với chế độ ăn uống của mình. Điều này liên quan đến việc cắt giảm thực phẩm giàu protein, đặc biệt là protein động vật. Đó là thịt, hải sản và các sản phẩm từ sữa.
8 loại thực phẩm bạn không nên ăn trước khi đi máy bay Những gì bạn ăn trước khi lên máy bay có thể ảnh hưởng lớn đến cảm giác của bạn khi ở trên không (và thậm chí cả cảm giác khi bạn tiếp đất). Hãy loại bỏ những đồ ăn uống này ra khỏi danh sách trước khi lên chuyến bay và tránh cảm giác sợ "máy bay phản lực" xuất hiện trong tâm...