Thế “lưỡng nan” của tiền tệ

Theo dõi VGT trên

Dịch COVID-19 đang đặt cơ quan điều hành trước một tình thế lưỡng nan, đó là có nên nới lỏng tiền tệ hay không khi mà dịch bệnh đang đe dọa mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8%.

Thế lưỡng nan của tiền tệ - Hình 1

Ngay cả khi các ngân hàng cho vay thì nhiều doanh nghiệp cũng chẳng dám “mang công mắc nợ” trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Nới lỏng…

Những ngày này trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều của giới chuyên gia về điều hành chính sách tiền tệ. Người thì “hiến kế” nên nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện nay, trong khi cũng không ít người lại bảo không nên nới lỏng tiền tệ vì điều đó có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Quả thực đây là một bài toán “khó nhằn” đối với cơ quan điều hành.

Không thể phủ nhận dịch COVID-19 đang “phủ bóng đen” lên nhiều ngành kinh tế, khiến mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm nay khó có thể thành hiện thực. Trong bối cảnh đó, nởi lỏng tiền tệ để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xem ra là một giải pháp hợp lý, là việc nên làm.

Đó là chưa kể hiện mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam đang cao hơn khá nhiều so với nhiều quốc gia trong khu vực do lạm phát cao, mức độ rủi ro lớn. Khoảng chênh này sẽ càng nới rộng nếu như chính sách tiền tệ vẫn được giữ ổn định, trong khi nhiều nước trong khu vực đang mạnh tay cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Điều đó chắc chắn sẽ càng chất thêm khó khăn cho các doanh nghiệp Việt vốn cũng đang phải vật lộn với dịch COVID-19.

Tỷ giá cũng vậy, nếu tiếp tục duy trì ổn định, trong khi nhiều đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là Nhân dân tệ (CNY) đang rớt giá mạnh so với USD cũng sẽ khiến đồng nội tệ của chúng ta tăng giá mạnh so với các đồng tiền này. Đồng nội tệ tăng giá sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Đó chính là lý do nhiều doanh nghiệp và cả các chuyên gia lên tiếng khuyến nghị cơ quan điều hành nên thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

… hay không?

Thế nhưng, luồng ý kiến thứ hai lại bảo không nên nới lỏng tiền tệ bởi chính sách này chưa chắc đã hóa giải được những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Nói như GS.TS Trần Ngọc Thơ, “nếu nới lỏng tiền tệ mà giúp nền kinh tế kháng cự được những hệ luỵ từ dịch COVID-19, thì Thống đốc các Ngân hàng Trung ương trên thế giới có lẽ nên là những người xứng đáng nhất được vinh danh giải Nobel Y khoa”.

Quả vậy, việc nới lỏng tiền tệ chắc chắn không thể làm cho những chuyến xe tải chở nông sản đang ùn tắc tại cửa khẩu thông quan nhanh hơn; không thể giúp các doanh nghiệp dệt may, da giày, lắp ráp điện tử có được nguồn nguyên phụ liệu để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu; không thể kéo du khách dến với Việt Nam như thời gian trước…

Ngay cả các ngân hàng dù có khoanh nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, song việc cho vay mới thì còn phải “trông giỏ bỏ thóc”, chứ không thể “nhắm mắt” cho vay nếu như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn đình trệ, đầu ra của sản phẩm vẫn bế tắc. Ngay cả khi các ngân hàng cho vay thì nhiều doanh nghiệp cũng chẳng dám “mang công mắc nợ” trong thời điểm khó khăn hiện nay. Rõ ràng việc nới lỏng tiền tệ trong trường hợp này hiệu quả là không cao.

Trong khi việc nới lỏng tiền tệ nếu không thận trọng lại có thể gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô khi mà nó có thể “đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát” vốn đã “bốc cao hơn” trong thời gian gần đây. Cần nhớ rằng CPI tháng 1/2020 bật tăng tới 1,23% so với tháng trước và tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của tiền tệ. Nhiều dự báo cũng cho thấy, lạm phát bình quân năm nay có thể lên tới 4,86%, vượt xa mục tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ khó có thể nới lỏng thêm.

Chưa kể nới lỏng tiền tệ có thể khiến VND giảm giá, dù có thể có lợi cho xuất khẩu, song lại làm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của quốc gia, của doanh nghiệp, đẩy lạm phát cao hơn và làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định vĩ mô của Việt Nam. Một mối lo nữa là Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách giám sát thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ, nên nếu đồng nội tệ mất giá mạnh, thì Việt Nam có thể bị Mỹ gắn cho cái mác thao túng tiền tệ.

Rõ ràng, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá đang đứng trước một thách thức rất lớn. Trong bối cảnh hiện nay, lời khuyên của các chuyên gia là nên theo dõi sát tình hình để linh hoạt ứng biến mà thôi. Âu cũng là “dĩ bất biến để ứng vạn biến”.

Hà Anh

Video đang HOT

Theo Enternews.vn

Chưa phải thời điểm nới lỏng tiền tệ

Khi mà nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có động thái nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì thực tế lại là dữ kiện chưa đủ để cần thiết phải có quyết định này.

Chưa phải thời điểm nới lỏng tiền tệ - Hình 1

NHNN cần thêm những dữ liệu về mức độ tác động của dịch cúm Covid-19 với nền kinh tế.

Đã nới lỏng hơn...

Động thái chính sách như hạ trần lãi suất, giảm lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, hay yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay... của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian cuối năm 2019 được thị trường dẫn giải rằng, nhà điều hành đã chủ động đón đầu những biến động bất trắc của kinh tế toàn cầu; với độ trễ chính sách, giải pháp này đang và sẽ hỗ trợ giảm bớt khó khăn lên hoạt động kinh tế trong thời điểm hiện nay.

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, NHNN đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh.

Đồng thời chủ động nắm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay...

Bản thân các ngân hàng thương mại, ngay khi dịch Covid-19 diễn ra, cũng nhanh chóng rà soát khách hàng chịu ảnh hưởng và tự đưa ra các giải pháp hỗ trợ như hạ lãi suất cho vay, ưu đãi phí dịch vụ thanh toán... theo nguyên tắc "hỗ trợ khách hàng chính là hỗ trợ mình". Khách hàng vượt qua khó khăn thì dòng vốn huy động cho vay sẽ ổn định, rủi ro nợ xấu giảm đi.

Mặc dù mới có những đánh giá sơ bộ ban đầu, nhưng phải thừa nhận rằng, dịch Covid-19 chắc chắn sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho nền kinh tế.

Đánh giá của Nhóm Nghiên cứu BIDV đưa ra 3 kịch bản, kịch bản nào cũng đều khiến tăng trưởng GDP năm nay giảm so với dự kiến. Báo cáo của các công ty chứng khoán như VNDirect, KBSV... cũng cho kết quả tương tự.

Công ty Chứng khoán KB (KBSV) còn dự báo về khả năng NHNN có thể nới tăng trưởng tín dụng vượt mức đề ra (14%) nếu mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% của Chính phủ gặp khó khăn.

Nới lỏng tiền tệ là cách phổ biến nhất để kích cầu: Trung Quốc và Singapore bơm lần lượt 1.700 tỷ nhân dân tệ và 5,6 tỷ USD Singapore để kích cầu; Trung Quốc cũng hạ hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) giá trị các khoản vay trung hạn có kỳ hạn một năm (MLF), tức từ 3,25%/năm trước đây xuống 3,15%/năm như hiện nay.

Tương tự, Ngân hàng Trung ương Thái Lan giảm lãi suất cơ bản xuống mức kỷ lục 1%/năm để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 đang làm suy giảm nghiêm trọng du lịch của nước này.

Tương tự, Ngân hàng Trung ương Philippines cũng giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3,75%/năm.

Đánh giá về thị trường tiền tệ một tháng vừa qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho biết: "Việc các ngân hàng tuyên bố các gói hỗ trợ theo hướng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay mới sẽ khiến dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn. Trong khi việc bơm thêm thanh khoản để hỗ trợ các nhà băng ổn định lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, xét ở một góc độ nào đó, cũng là một biện pháp nới lỏng tiền tệ rồi".

... Nhưng có cần thêm động thái mạnh?

Vào nửa cuối năm ngoái, NHNN đã điều hành theo hướng nới lỏng, cụ thể là tháng 9/2019 đã hạ một loạt lãi suất điều hành, gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua thị trường mở (OMO).

Tiếp đó đến 18/11/2019, cơ quan này đã có quyết định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm.

Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh hiện nay, câu hỏi được đặt ra là liệu Việt Nam có cần những gói kích thích, hay một động thái nới lỏng mạnh mẽ hơn như một số nước đang áp dụng?

Để tìm hiểu câu trả lời, Báo Đầu tư Chứng khoán đã trao đổi với một lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng, thông điệp được đưa ra có thể tóm tắt lại rằng, với dịch Covid-19 thì cần có thêm thời gian để đánh giá tác động của dịch đối với các hoạt động của nền kinh tế, cũng như với khách hàng vay vốn.

Vị lãnh đạo này lấy ví dụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), để tăng hay hạ lãi suất, Fed cần rất nhiều dữ liệu, từ chỉ số lạm phát, tăng trưởng... đến tỷ lệ việc làm, đơn trợ cấp thất nghiệp, bảng lương phi nông nghiệp...

"Việt Nam cũng tương tự, kinh nghiệm quá khứ cho thấy, thắt chặt tiền tệ quá mức có thể dẫn đến sản xuất đình trệ, nhưng nới lỏng tiền tệ quá đà có thể dẫn đến hệ lụy lớn là lạm phát cao trong tương lai", vị lãnh đạo này nói và cho biết:

"Chúng tôi theo dõi tình hình hàng ngày, điều hành thị trường theo các kịch bản đã đề ra và thực tế cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng rất dồi dào, lãi suất vẫn ổn định trong xu hướng hạ từ cuối năm ngoái hỗ trợ cho doanh nghiệp, các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch đã nhận được các hỗ trợ trực tiếp từ các ngân hàng thương mại".

Hiện vẫn cần thêm các dữ liệu để xem xét vào cuối tháng này như tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI, kim ngạch xuất nhập khẩu, ảnh hưởng của dịch tới các ngành... thì mới có thể quyết định.

"Ví dụ, trong nông nghiệp, quy mô của ngành nông nghiệp là bao nhiêu và phần vay ngân hàng là bao nhiêu thì mới bắt đầu tính được ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trên cơ sở đó mới biết được có cần điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay lãi suất không", vị lãnh đạo này nói và chia sẻ thêm: "Theo quan sát của chúng tôi, hệ thống ngân hàng không hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp".

"Cơ quan quản lý cần đánh giá kỹ lưỡng ở hai phía cung - cầu và quan sát thêm diễn biến của tháng 2 và tháng 3, có tính đến yếu tố mùa vụ. Hiện tại, cơ quan quản lý vẫn đang điều hành thị trường theo kịch bản đã đề ra để đảm bảo thực hiện mục tiêu chung theo chỉ tiêu của Quốc hội, Chính phủ", vị lãnh đạo trên nói.

Đánh giá về tác động của dịch, một lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), đơn vị phải xem xét kỹ nhất khía cạnh vốn vay của nền kinh tế, cho biết đã nhận được báo cáo sơ bộ từ các ngân hàng thương mại.

Tổng số doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hoặc có thể ảnh hưởng bởi dịch đang vay ngân hàng khoảng 900.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thời điểm dịch năm nay trùng với giai đoạn thấp điểm về sản xuất, sử dụng dịch vụ ngân hàng sau Tết nên mức độ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động cho vay của ngân hàng ở từng lĩnh vực giao thông, vận tải, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại... chưa thể có số liệu cụ thể.

"Ngành ngân hàng chủ động xác định dư nợ ước tính chịu ảnh hưởng, nhưng đánh giá thiệt hại cụ thể là chưa xác định được. Chúng ta cần hết sức bình tĩnh đánh giá, xác định thực tế thiệt hại trên cơ sở đó mới đề xuất giải pháp", lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nói.

Về phía các ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 là có, nhưng chưa đến mức quá nghiêm trọng.

Điều quan trọng nhất là đánh giá tổng thể ảnh hưởng như thế nào, sâu sắc ra sao, thời gian ngắn hay dài, tổn thương đến những nhóm doanh nghiệp gì... nên chưa thể có ngay thông tin.

Ông Tùng chia sẻ, trong một tháng vừa qua, cửa hàng vắng khách vài ngày thì không thể nói là tổn thương trong hoạt động, mà chỉ là cũng chịu ảnh hưởng.

Cần phải chờ thống kê doanh nghiệp bị ảnh hưởng, còn ngân hàng sẽ chuẩn bị trước các giải pháp để tình hình xấu hơn bắt đầu triển khai như khoanh nợ, giãn nợ...

"Tình hình trong nước và thế giới hiện nay đang có những thông tin tích cực hơn nên tôi cho rằng, sẽ không có vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế thời gian tới", ông Tùng nói.

Ngân hàng nhà nước sẵn sàng các phương án linh hoạt

Thực tế giao dịch trên thị trường cho thấy, thanh khoản trên thị trường khá dồi dào, NHNN thậm chí còn đang hút tiền về. Trong tuần từ 10 - 14/2/2020, NHNN đã thực hiện hút ròng 25.000 tỷ đồng qua thị trường mở.

Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 25.000 tỷ đồng tín phiếu mới (kỳ hạn 91 ngày với mức lãi suất duy trì ở mức 2,65%) và không có lượng tín phiếu đáo hạn nào. Số dư tín phiếu NHNN hiện đã ở mức trên 100.000 tỷ đồng.

Trên kênh OMO, NHNN tiếp tục không thực hiện hoạt động phát hành mới và không có lượng đáo hạn nào.

"Tăng cường thực hiện hút ròng tiền, mục tiêu của NHNN là kiểm soát cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở lại", ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB nhận định.

Cũng trong tuần, lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ ở cả 3 kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần giảm lần lượt 0,3%/năm; 0,2%/năm và 0,3%/năm xuống tương ứng 2%/năm; 2,3%/năm và 2,32%/năm.

Trạng thái dư thừa thanh khoản tiếp tục khiến lãi suất liên ngân hàng giảm sâu.

Trong cuộc trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, các lãnh đạo ngân hàng đều cho biết, tiền nhàn rỗi trong dân cư có thừa và dòng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng khá thoải mái nên chính sách tiền tệ không phải giảm hay bơm tiền, mà thậm chí phải siết lại.

"Ngân hàng tôi thậm chí còn có ý định giảm lãi suất huy động. Lãi suất huy động giảm thì giá vốn sẽ thấp, nên lãi suất đầu ra thấp, theo đó lãi suất cho vay sẽ hạ. 1-2 tuần tới, nếu tình hình vẫn ổn định như hiện nay, chắc chắn ngân hàng sẽ hạ lãi suất", tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nói.

Ngoài tìm hiểu về câu hỏi có nên nới lỏng tiền tệ mạnh hơn không, Báo Đầu tư Chứng khoán cũng đặt câu hỏi về việc liệu Việt Nam có cần một gói kích thích như bơm tiền thêm vào nền kinh tế.

Vị lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng, cũng giống như câu chuyện có hay không nới lỏng tiền tệ bằng cách hạ lãi suất, việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế hay thường gọi là gói kích thích, cũng tương tự việc kê thuốc bổ của bác sỹ.

Đầu tiên phải xác định thể trạng của người khám bệnh có thực sự cần thuốc bổ hay không đã, nếu cần thì cũng phải đảm bảo đúng liều lượng.

Nền kinh tế cần phải được đánh giá toàn diện bằng dữ liệu, từ đó mới xác định có cần gói kích cầu hay không và nếu có thì là bao nhiêu. Những quyết sách lớn như nới lỏng tiền tệ hay kích cầu đều có tác động lâu dài, không thể nhìn một vài hiện tượng mà ra quyết định ngay được.

Theo Tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Kim Tiểu Long xịt keo, mẹ ruột bé Ly lộ diện, làm 1 việc bị CĐM tố 'giả tạo'?

Sao việt

10:47:46 20/11/2024
Lúc sinh thời, dù có mẹ ruột nhưng con gái nuôi Kim Tiểu Long vẫn thiếu đi sự quan tâm đúng mực từ mẹ. Bẵng đi 1 thời gian, khi hay tin bé Ly mất, mẹ ruột của cô gái tí hon quay về dự tang lễ, liên tục gào khóc bên linh cữu Kim Tiểu Ly.

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Hoa sữa về trong gió - Tập 54: Hiếu phát hiện vợ gặp lại tình cũ

Phim việt

10:39:23 20/11/2024
Mặc dù việc Linh gặp lại người cũ chỉ là để nhờ giúp đỡ hộ chú Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) nhưng Linh vẫn sai khi không nói rõ với chồng.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Lạ vui

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.

Pha rượu với giấm trắng có lợi ích gì?

Làm đẹp

09:57:09 20/11/2024
Ngoài công dụng chính, giấm trắng và rượu đều có thể đem lại nhiều lợi ích khác trong gia đình. Những tác dụng của hai nguyên liệu này được mở rộng hoặc nhân lên khi kết hợp chúng với nhau.

Lịch âm ngày 20/11/2024. Xem ngày 20/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

09:49:05 20/11/2024
Xem lịch âm ngày 20/11/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 20/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 20/11/2024