Thế khó của tổng thống Philippines ở Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đối mặt với nhiệm vụ khó khăn ở Trung Quốc tuần này: nêu vấn đề chủ quyền ở Biển Đông mà không làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Thế khó của tổng thống Philippines ở Trung Quốc - Hình 1

Tổng thống Philippines Aquino thăm Trung Quốc tuần này. Ảnh: AFP.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Philippines. Năm 2010, giao dịch thương mại giữa hai nước tăng 35% lên 27,7 tỷ USD. Manila coi người láng giềng phía bắc là một nguồn thu đáng kể về đầu tư và du lịch. Giới chức Philippines cũng hy vọng tổng thống ký được nhiều thỏa thuận giúp giao dịch song phương tăng lên 50 tỷ USD tới năm 2016. Ông Aquino bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 5 ngày kể từ hôm nay.

Tuy nhiên, quan hệ song phương liên tục căng thẳng trong năm nay do các tuyên bố liên quan tới chủ quyền ở Biển Đông của hai bên. Ông Aquino từng kêu gọi Trung Quốc chấp nhận để Tòa án của Liên Hợp Quốc về Luật biển giải quyết tranh cãi giữa các bên ở Biển Đông. Bắc Kinh một mực bác bỏ đề xuất này.

“Trung Quốc sẽ không mạo hiểm tham gia một phiên tòa có thể ảnh hưởng tới khẳng định chủ quyền của họ”, Carl Thayer, giáo sư thuộc đại học New South Wales, Australia, một người theo dõi vấn đề Biển Đông lâu năm, nhận định.

Sau các cuộc hội đàm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, ông Aquino sẽ tới Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, nơi bà mẹ quá cố của ông từng trồng cây trong chuyến thăm gần hai thập kỷ trước. Mẹ ông là người Philippines gốc Hoa.

Đoàn tháp tùng ông Aquino cũng bao gồm ít nhất 200 doanh nhân nhằm thuyết phục Trung Quốc đầu tư vào các dự án mỏ và cơ sở hạ tầng. Phái đoàn hy vọng rằng đầu tư từ Trung Quốc sẽ giúp tăng trưởng kinh tế Philippines.

Các nhà phân tích cho rằng tổng thống Philippines sẽ rất thận trọng để không gây ảnh hưởng tới sứ mệnh kinh tế lần này. Phát biểu với báo giới Trung Quốc tuần trước, ông cho rằng mối quan hệ giữa hai nước giống như một cuộc hôn nhân và cả hai bên đều phải nỗ lực vì nó. Tuy nhiên, ông Aquino đang chịu áp lực phải tỏ ra cứng rắn trước Trung Quốc.

Video đang HOT

“Ông ấy sẽ bị chỉ trích nếu không nêu vấn đề Biển Đông”, Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho hay.

Gần đây, Philippines liên tục nhấn mạnh vấn đề chủ quyền của họ ở Biển Đông. Dưới thời tổng thống Gloria Macapagal Arroyo và trong suốt những tháng đầu của nhiệm kỳ Aquino, Manila nỗ lực hết sức để xây dựng mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, họ không cử đại diện tới lễ trao giải Nobel Hòa Bình ở Na Uy cho một người Trung Quốc bất đồng chính kiến. Động thái trên được cho là nhằm khiến Trung Quốc thay đổi án tử đối với ba người Philippines buôn lậu ma túy vào Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi ba người này bị xử tử tháng 3 năm ngoái, ông Aquino bắt đầu thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Giới chức Philippines tố cáo tàu Trung Quốc ngăn cản hoạt động khai thác dầu và khí đốt ở khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi có tranh chấp về chủ quyền. Philippines tăng cường tiềm lực quân sự để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ. Mỹ cho biết sẽ hỗ trợ Philippines, một đối tác hiệp ước, nếu tình hình căng thẳng ở Biển Đông lên cao.

Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các bên khác cũng đưa ra tuyên bố gồm Trung Quốc và Philippines.

Việt Nam cũng chỉ trích những hành động quyết liệt của Trung Quốc về vấn đề biển đảo trong thời gian gần đây. Ngoài ba nước này, Malaysia và Brunei cũng khẳng định chủ quyền tại khu vực giàu tài nguyên.

Trung Quốc, trong khi bác bỏ tuyên bố chủ quyền của cả Việt Nam và Philippines, liên tục cho biết họ muốn đối thoại tay đôi với các bên tranh chấp. Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh đa phương, tiềm lực về kinh tế và quân sự của Trung Quốc sẽ không còn là điểm mạnh nữa. Từ năm ngoái, Mỹ cũng nhiều lần kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua một cơ chế đa phương.

Theo VNExpress

Chuyến thăm TQ nặng mùi dầu của Tổng thống Philippines

Thăm dò dầu khí và các hợp đồng sản xuất dầu trong tương lai tại Biển Đông sẽ là một chủ đề nóng khi Tổng thống Philippines thực hiện chuyến công du chính thức đầu tiên tới Trung Quốc, gặp gỡ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh tháng này.

Ông Benigno Aquino - vị lãnh đạo đang có những vướng mắc với Bắc Kinh về các sự cố gần đây giữa tàu thuyền Philippines và Trung Quốc quanh khu vực tranh chấp ở Biển Đông - đã nhận lời mời chính thức của ông Hồ Cẩm Đào. Việc các quan chức ngoại giao, quốc phòng cao cấp tháp tùng ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến công du.

" Với tôi, quan trọng là trò chuyện với mọi người, đặc biệt là phía bên kia", ông Aquino nói trong một diễn đàn báo chí tuần trước khi đề cập tới Trung Quốc. " Có thể chúng tôi sẽ đạt được một thỏa thuận. Sau tất cả, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề mà ở đó, cuộc sống con người có thể bị đe dọa".

Chuyến thăm TQ nặng mùi dầu của Tổng thống Philippines - Hình 1

Tổng thống Philippines Aquino từng tuyên bố chính phủ của ông sẽ bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá và mọi cách. Ảnh: thewest

Khác với ông Aquino, ông Hồ Cẩm Đào có vẻ vẫn kín tiếng về vấn đề nhạy cảm là quần đảo Trường Sa. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo hai nước diễn ra giữa lúc Manila lên kế hoạch tổ chức đấu thầu 15 hợp đồng thăm dò dầu khí trị giá 7,5 tỉ USD - một động thái khiến Bắc Kinh phản ứng.

" Có thể phải trả giá cao cho bất kỳ xét đoán sai lầm nào về vấn đề Biển Đông của các nước như Philippines ", một bài xã luận đăng trên Nhật báo Trung Quốc mạnh mẽ lên tiếng

Các hợp đồng thăm dò dầu khí của Manila bao gồm khu vực 10,3 triệu ha tại các vùng nước nông và sâu ở các lòng chảo của Tây Bắc Palawan, Đông Palawan, biển Sulu, Mindoro-Cuyo, Cagayan, Luzon và Cotabato. Quan chức Philippines cho hay, trữ lượng của khu vực này ước tính đạt 5 tỉ thùng dầu và hàng chục nghìn tỉ mét khối khí đốt, đủ để đáp ứng ít nhất 30% nhu cầu năng lượng của Philippines. Các hợp đồng thăm dò đã thu hút sự quan tâm của những hãng dầu lớn từ Anh, Australia, Canada, Mỹ và những nước khác.

Theo Bộ Năng lượng Philippines, hai tập đoàn nhà nước Trung Quốc là Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và China Union Global Holdings Ltd cũng đã tham gia đấu thầu. Cả hai hãng này đã có những cuộc thương thảo với Tập đoàn Thăm dò dầu khí quốc gia Philippines, đặc biệt là những khu vực ngoài khơi giàu tiềm năng dầu khí của tỉnh Palawan, phía tây Manila. "

Về điều kiện tài chính, pháp lý và kỹ thuật, chúng tôi không thấy bất cứ vấn đề gì" , Thứ trưởng Năng lượng Philippines Jose Layug nói.

Ông nhấn mạnh, CNOOC và China Union Global Holdings cùng các công ty dầu khí nước ngoài khác đã đệ đơn xin thăm dò các lô thậm chí trước khi căng thẳng ở Biển Đông gia tăng.

Cuộc gặp song phương với nhiều vấn đề nan giải diễn ra giữa lúc Washington lên tiếng thúc giục về một cuộc đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á đều có tuyên bố chủ quyền với Biển Đông.

Dù không phải là nước tuyên bố chủ quyền, nhưng Mỹ khẳng định họ coi tự do hàng hải và dòng chảy thương mại ở Biển Đôg là một phần trong lợi ích quốc gia của mình. Cuộc đối thoại giữa ông Aquino và ông Hồ Cẩm Đào sẽ trùng khớp với hội nghị hàng năm của Ủy ban Phòng thủ chung Mỹ - Philippines tại Hawaii.

Các quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ và Philippines dự kiến sẽ bàn thảo về những vấn đề địa chính trị, bao gồm cả chuyện tranh chấp quần đảo Trường Sa và động thái quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuần trước, Trung Quốc đã đưa tàu sân bay đầu tiên ra thử nghiệm trên biển, làm gia tăng mối quan ngại trong các láng giềng châu Á về tham vọng hải quân của nước này.

Trong bối cảnh ấy, chuyến đi của Tổng thống Aquino sang Trung Quốc có thể bị coi như một sự "nhượng bộ" với thái độ khăng khăng của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp với các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông bằng con đường song phương thay vì đa phương như Washington và ASEAN đề xuất. Giới phê bình cho rằng, quan điểm giải quyết tranh chấp bằng cách song phương của Trung Quốc là chiến lược "chia để trị".

Nếu ông Aquino và ông Hồ Cẩm Đào không đạt được thỏa thuận trong các cuộc hội đàm, thì Manila từng bóng gió rằng, họ tìm kiếm sự can thiệp của Tòa án quốc tế về Luật biển. LHQ đã thiết lập tòa án này để giải quyết các tranh chấp xung quanh việc làm sáng tỏ Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Cả Philippines và Trung Quốc đều nằm trong số các nước đã ký công ước.

"Philippines đã sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình phù hợp với luật pháp quốc tế trong khuôn khổ UNCLOS" , Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông dựa trên bản đồ 9 đoạn tự đưa ra bao trùm hầu hết vùng biển.

Ông cảnh báo, nếu không bị thách thức, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có thể đe dọa tự do hàng hải, thương mại không cản trở của các quốc gia khác. Dự kiến trong chuyến công du, ông Aquino sẽ còn đề cập tới vấn đề tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vào khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Manila đã phàn nàn về việc ít nhất có bảy vụ việc xảy ra giữa tàu và máy bay Philippines - Trung Quốc ở Biển Đông kể từ tháng 2 năm nay, trong đó có cả vụ hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines hay Trung Quốc quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí thuộc sở hữu của hãng Forum Energy Plc, Anh.

Hãng này đã tiến hành thăm dò dầu khí ở Reed Bank, cách tỉnh Palawan 80 hải lý. Theo quan chức Philippines, Reed Bank nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo quy định của UNCLOS và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới 575 hải lý. Dựa vào số liệu thăm dò của Forum, Reed Bank có trữ lượng 96 tỉ mét khối khí tự nhiên và 440 triệu thùng dầu.

Trong một vụ việc khác, một máy bay quân sự Philippines khi đang tuần tra ở Biển Đông đã bị quấy nhiễu bởi một máy bay nước ngoài (được cho là từ Trung Quốc). Trung Quốc cũng đã xây dựng các cấu trúc ở Iroguois Reef-Amy Douglas Bank gần Palawan mà Manila tuyên bố chủ quyền. Các công trình này sau đó đã bị hải quân Philippines tháo dỡ.

Trong khi khẳng định Philippines rõ ràng không muốn sự đối đầu thì Tổng thống Aquino cũng nhấn mạnh rằng, chính phủ của ông sẽ bảo vệ lãnh thổ " bằng mọi giá và mọi cách". Ông nói: "Những gì của chúng ta là của chúng ta và những gì tranh chấp có thể chia sẻ".

Theo VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Con trai Beckham có bạn gái mới chỉ một tháng sau khi tay trong tay cùng nữ nhiếp ảnh gia
21:06:02 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024
Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên
22:45:07 18/11/2024

Tin mới nhất

Ngành chip Trung Quốc dốc sức trước thương chiến leo thang

06:59:59 19/11/2024
Ngay cả khi ông Donald Trump chưa chính thức quay lại Nhà Trắng, ngành chip bán dẫn Trung Quốc đã đối mặt khó khăn lớn nhưng có thể cũng là động lực để Bắc Kinh tăng cường tự chủ trong lĩnh vực này.

Vai trò của tỉ phú Elon Musk trong Nhà Trắng sắp tới

06:56:28 19/11/2024
Tờ The New York Times mới đây loan tin tỉ phú công nghệ Elon Musk hồi đầu tuần đã có cuộc gặp gỡ bí mật với Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani để thảo luận cách giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran.

Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'

06:52:21 19/11/2024
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 16.11 tuyên bố đã đánh chặn nhiều trong khoảng 20 quả rốc két đã được phóng từ Li Băng vào khu vực Tây Galilee thuộc phía bắc Israel vào sáng cùng ngày, theo tờ The Times of Israel.

Bị xử tù sau khi lấy cắp gần 120.000 bitcoin

06:49:21 19/11/2024
Một người đàn ông tên Ilya Lichtenstein ở Mỹ, tấn công sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitfinex vào năm 2016 và rút gần 120.000 bitcoin, đã bị kết án 5 năm tù hôm 14.11 vì đã cùng vợ âm mưu rửa tiền để che giấu số bitcoin đó, theo Đài NB...

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Biden đi ngược ý chí cử tri Mỹ

05:08:19 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "cố gắng bắt đầu Thế chiến III một cách nguy hiểm" trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, Dân biểu đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tuyên bố.

Pháp vẫn cân nhắc cho phép Ukraine dùng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga

05:06:09 19/11/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ đảo ngược chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

05:03:57 19/11/2024
Thỏa thuận có tên Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA), cho phép Mỹ và Philippines chia sẻ thông tin quân sự mật một cách an toàn.

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:50:06 19/11/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary đang trên đường đến Brussels để tham dự cuộc họp của những người đồng cấp tại EU vào ngày 18/11. Hungary là nước EU ngoại lệ khi tiếp tục quan hệ với Nga trong gần ba năm khủng hoảng Ukraine.

UAV đánh dồn dập vào đất Nga, Moskva tuyên bố bắn rụng hàng chục thiết bị bay

04:48:02 19/11/2024
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 59 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công nhiều tỉnh trong đêm rạng sáng 18/11.

Trước các đòn tập kích tên lửa ATACMS, Kremlin tố Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa'

04:45:35 19/11/2024
Ông Peskov nhấn mạnh: Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đổ thêm dầu vào lửa và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine."

Pháp và Anh được cho rằng cũng đã cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:42:58 19/11/2024
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra 2 tháng trước khi cuộc bầu cử Mỹ xác định được người chiến thắng là ông Donald Trump, người bị nghi ngờ muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.

Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé

Sao châu á

07:00:12 19/11/2024
Thành viên 2NE1 phải cấp cứu và không thể biểu diễn; tài tử Trái tim mùa thu là trùm bất động sản, Rosé chia sẻ mối quan hệ đặc biệt với Taylor Swift

Hoa hậu Thanh Thủy: Một số người nói tôi quậy, nhí nhố, không phù hợp đăng quang

Sao việt

06:57:50 19/11/2024
Trở về Việt Nam sau khi đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024, Thanh Thủy đã có những chia sẻ với truyền thông về chiến thắng của mình.

Phim mới chưa phát sóng, Vương Hạc Đệ đã gây sốt

Hậu trường phim

06:55:17 19/11/2024
Bộ phim Đại phụng đả canh nhân dự kiến lên sóng ngày 12/12 được hy vọng sẽ nối tiếp thành công của Vĩnh dạ tinh hà vì có một số điểm chung.

Các mỹ nhân Hàn Quốc sẽ thể hiện như thế nào tại Bước nhảy hoàn vũ 2024?

Tv show

06:49:19 19/11/2024
Là mùa thi quy tụ dàn thí sinh nữ nổi bật về nhan sắc đến từ 2 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, Bước nhảy hoàn vũ 2024 hứa hẹn sẽ mang tới những cuộc so tài kịch tính.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu từ chối nhận vàng của gia đình vợ cũ

Phim việt

06:47:18 19/11/2024
Hiếu không muốn nhận số vàng từ gia đình vợ cũ, dù đây là số vàng bà ngoại Trang cho cháu gái để làm của hồi môn.

Dùng loại quả giúp chống nắng, sinh collagen nấu 1 món ăn dễ bất ngờ nhưng vị chua, ngọt, giòn ngon vô cùng

Ẩm thực

06:10:30 19/11/2024
Món ăn này rất dẻo, giòn, vị chua chua, ngon ngọt. Đặc biệt nó không có chút phụ gia nào nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Phim lãng mạn gây choáng vì cảnh nóng của nữ chính, nhà trai là mỹ nam đẹp bậc nhất màn ảnh

Phim âu mỹ

06:06:52 19/11/2024
Ở bộ phim này, Andrew Garfield và Florence Pugh được đánh giá là đã mang tới diễn xuất ấn tượng với chemistry tràn màn hình.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

Sức khỏe

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê

Phim châu á

05:59:47 19/11/2024
Muốn Gặp Anh (Someday Or One Day) sau 5 năm lên sóng vẫn không ngừng gây chao đảo showbiz xứ tỷ dân, xứng danh hiện tượng màn ảnh nhỏ 2019.

"Quả bom sex" Pamela Anderson tự tin không trang điểm đi sự kiện

Sao âu mỹ

05:57:22 19/11/2024
Pamela Anderson - người một thời được mệnh danh là Quả bom sex của nước Mỹ - đã gây choáng khi không trang điểm tham dự Governors Awards 2024.