Thế hệ trẻ em bị bỏ lại ở Đông Nam Á
Vấn đề “trẻ em bị bỏ lại” không chỉ tồn tại ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Cô Khann Sophea và các con gái. Ảnh: SCMP
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet năm 2018, “trẻ em, thiếu niên bị bỏ lại” ở những quốc gia thu nhập thấp hoặc tầm trung thường có nguy cơ bị rối loạn phát triển, trầm cảm, lo âu, thậm chí có suy nghĩ muốn tự tử.
Một nghiên cứu khác do tạp chí PLoS ONE thực hiện năm 2019 ước tính có 70 triệu “trẻ em bị bỏ lại” ở Trung Quốc, hầu hết sống tại vùng nông thôn. Đây là những trẻ em không được sống cùng cha mẹ do họ đi làm ở nơi xa. Những “trẻ em bị bỏ lại” thường gặp nguy cơ về hành vi và phát triển.
Nhưng vấn đề này không chỉ tồn tại ở riêng Trung Quốc mà còn xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Philippines – nơi nhiều phụ nữ để con cái ở lại quê nhà cho người thân trông nom để họ đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, chủ yếu làm người giúp việc tại Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore.
Đại học Quốc gia Singapore đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy phụ nữ chiếm phần đông trong nhóm xuất khẩu lao động ở Indonesia cùng Philippines, dẫn đến có nhiều “trẻ em bị bỏ lại”.
Cơ quan thống kê Philippines công bố người lao động làm việc tại nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này. Có tới 2,2 triệu người Philippines đang làm việc tại nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Philippines cho biết trong năm 2019, những lao động này đã gửi về quê nhà tới 33,5 tỷ USD.
Video đang HOT
Cô Khann Sophea đã không thể về thăm các con tại tỉnh Prey Veng (Campuchia) trong thời gian dài do dịch COVID-19. Sophea đang làm việc tại một nhà máy dệt ở thủ đô Phnom Penh trong khi hai con gái của cô, lần lượt 4 tuổi và 10 tuổi, sống cùng ông bà ngoại. Chồng của Sophea cũng đang làm việc xa nhà. Dịch COVID-19 còn khiến thu nhập của Sophea giảm mạnh với chỉ 230 USD/tháng tính cả làm thêm giờ. Cô gửi một nửa số tiền này về cho con cái.
Sophea bộc bạch: “Để các con ở lại làng không phải là điều chúng tôi muốn, nhưng tôi không thể mang chúng đến đây bởi nhà máy dệt này không có dịch vụ trông trẻ”. Bà mẹ 33 tuổi cũng không tin tưởng vào các nhà trẻ tư.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, những lao động xa nhà như Sophea chiếm phần đông trong 600.000 lao động thuộc lĩnh vực may mặc vốn chiếm 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 80% nguồn thu từ xuất khẩu của Campuchia. 90% lao động trong ngành này là nữ giới.
Người lao động Philippines tại Hong Kong (Trung Quốc) xếp hàng để gửi tiền về quê nhà. Ảnh: AFP
Không chỉ “trẻ em bị bỏ lại” và các bậc phụ huynh chịu ảnh hưởng từ hoàn cảnh. Tạp chí Social Science and Medicine trong năm 2015 đã thực hiện nghiên cứu và nhận thấy những người cao tuổi nhận trách nhiệm chăm sóc cho “trẻ em bị bỏ lại” ở Đông Nam Á cũng đối mặt với tình trạng trầm cảm, cô đơn và lo lắng.
Cô bé 11 tuổi Arsya tại (Indonesia) đang sống cùng bà ngoại Jumirah. Cách đây 8 năm, mẹ của Arsya là Hesty Marettasari đã từ tỉnh Lampung đến Đài Loan (Trung Quốc) để làm người giúp việc. Bà Jumirah kể lại: “Arsya thường hỏi khi nào mẹ về nhà nhưng con bé hiểu rằng mẹ phải đi xa để làm việc”. Marettasari thường gửi về nhà 40% số tiền lương 600 USD/tháng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2017, trên 9 triệu người Indonesia đang làm việc ở nước ngoài với 3/4 trong số này là người lao động phổ thông. Họ chủ yếu làm việc tại Malaysia, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) và Saudi Arabia. Có tới 70% là lao động nữ. Theo Cơ quan Bảo vệ và Sắp xếp người lao động nhập cư Indonesia, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, khoảng 176.000 lao động nước này đã quay trở về quê hương.
Một người phát ngôn của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Đông Nam Á đánh giá với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng rằng các giáo viên, nhân viên y tế sống trong khu vực cần được đào tạo để hỗ trợ tâm lý cho những “trẻ em bị bỏ lại” trong khi chính phủ cần xem xét lại chính sách để cho phép các gia đình lao động được di chuyển cùng nhau.
Người phát ngôn này cũng bổ sung rằng cần có thêm dữ liệu và nghiên cứu về những thách thức mà những “trẻ em bị bỏ lại” phải đối mặt.
Các lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar muốn họp ASEAN
Một nhóm các nhà lập pháp từ đảng bị lật đổ của Suu Kyi kêu gọi lãnh đạo Đông Nam Á mời tham gia đàm phán giải quyết khủng hoảng.
Moe Zaw Oo, người nhận là thứ trưởng ngoại giao của "chính phủ đoàn kết dân tộc" (NUG), cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không liên hệ với họ. NUG thành lập hôm 16/4 bởi các nhà lập pháp bị lật đổ chủ yếu xuất thân từ đảng của Cố vấn Quốc gia Aung San Suu Kyi, cũng như một số chính trị gia các nhóm dân tộc thiểu số.
"Nếu ASEAN muốn giúp đỡ giải quyết tình hình Myanmar, họ sẽ không thể đạt được bất kỳ điều gì nếu không tham vấn và đàm phán với NUG, tổ chức được nhân dân ủng hộ và mang tính hợp pháp đầy đủ", ông nói hôm nay.
Moe Zaw Oo kêu gọi quốc tế công nhận NUG, đề nghị ASEAN mời họ dự họp. "Điều quan trọng là không được công nhận chính quyền quân sự này. Cần xử lý cẩn thận", ông bày tỏ.
Người dân bày tỏ ủng hộ NUG tại Yangon hôm nay. Ảnh: Reuters
Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, dự kiến tham gia hội nghị cấp cao ASEAN về tình hình Myanmar tại Jakarta tuần tới. Đây sẽ là lần đầu tiên Min Aung Hlaing tham dự một sự kiện chính thức ở nước ngoài kể từ khi quân đội do ông chỉ huy tiến hành lật đổ chính quyền dân sự và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng 2.
Việc ông Min Aung Hlaing tới cuộc họp của 10 quốc gia Đông Nam Á vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động Myanmar, những người kêu gọi giới lãnh đạo nước ngoài không công nhận chính quyền quân sự.
Myanmar rơi vào hỗn loạn từ sau cuộc đảo chính. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra khắp đất nước hôm nay, khi người biểu tình tập trung ở Mandalay, Meiktila, Magway và Myingyan, thể hiện sự ủng hộ với NUG.
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính và bắt bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Lực lượng quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Theo một nhóm quan sát địa phương, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 720 người đã thiệt mạng và khoảng 3.100 người bị bắt. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
Trung Quốc hoàn tất tiến trình thông qua RCEP Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 16/4 thông báo Trung Quốc đã hoàn tất tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Container hàng hóa được xếp tại cảng ở Giang Tô, Trung Quốc....