Thế giới tuần qua: Nga công bố vaccine ngừa COVID-19; ông Joe Biden ra mắt liên danh tranh cử
Trong tuần qua, việc Nga công bố vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới và ứng cử viên Joe Biden ra mắt liên danh tranh cử là hai sự kiện thế giới nổi bật.
Nga có vaccine ngừa COVID-19
Các kỹ thuật viên trong quá trình sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại Nga. Ảnh: Bloomberg
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 tuyên bố nước này phê chuẩn vaccine phòng COVID-19 sau gần 2 tháng thử nghiệm trên cơ thể người. Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Putin khẳng định vaccine do Viện Gamaleya sản xuất này an toàn. Nhà lãnh đạo Nga hy vọng vaccine phòng COVID-19 Sputnik V sẽ sớm được sản xuất hàng loạt.
Nga cho biết đã có 20 quốc gia đã đặt hàng trước 1 tỷ liều Sputnik V và nước này có thể sản xuất 500 triệu liều/năm tại 5 quốc gia đã đồng ý hợp tác.
Trong khi Nga đã có vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới, các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới cũng đang tăng tốc trong cuộc đua. Các công ty dược cũng được hỗ trợ tài chính để chuẩn bị cho khả năng sản xuất hàng triệu liều vào năm 2021 hoặc cuối năm 2020.
Đại học Oxford, đang phối hợp cùng tập đoàn dược AstraZeneca, hy vọng đến tháng 9 phát triển thành công vaccine. Trong khi đó, công ty sinh học Mỹ Moderna đã bắt tay cùng Viện Y tế Quốc gia (NIH) hướng tới mục tiêu đến cuối tháng 11 sẽ có vaccine đạt tiêu chuẩn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khởi động “Chiến dịch tốc độ Warp” để phát triển, sản xuất và phân phối vaccine COVID-19 đến tất cả người dân Mỹ vào tháng 1/2021.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho nhiều công ty với hy vọng một trong những công ty này có thể phát triển được loại vaccine thích hợp phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Đến nay, Washington đã trao 9,4 tỷ USD cho 7 nhà sản xuất vaccine là Johnson & Johnson, Moderna, Oxford/AztraZeneca, Novavax, Pfizer/BioNTech, Sanofi/GSK, Merck Sharp và Dohme. Mỹ đã ký hợp đồng cung cấp 700 triệu liều với 5 công ty trong số đó.
Hai nhà sản xuất Oxford/AztraZeneca và Sanofi/GSK đã ký hoặc đàm phán với Ủy ban châu Âu để cung cấp tổng cộng 700 triệu liều vaccine.
Nhật Bản đang đặt kỳ vọng vào 490 triệu liều vaccine từ 3 nhà sản xuất, trong gồm 250 triệu liều từ Novavax của Mỹ.
Hai nhà sản xuất của Trung Quốc đang đi đến giai đoạn thử nghiệm cuối là Sinovac và Sinopharm đã đàm phán với Brazil và Indonesia. Brazil đặt hàng 100 triệu liều từ AstraZeneca đồng thời hợp tác cùng Sinovac để trong thời gian tới có thể sản xuất 120 triệu liều CoronaVac đang được thử nghiệm tại nước này.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, đến ngày 15/8, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn thế giới là trên 21,4 triệu trường hợp, trong đó có 764.000 người tử vong.
Ông Joe Biden công bố liên danh tranh cử
Bà Kamala Harris và ông Joe Biden. Ảnh: Reuters
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã lựa chọn nữ thượng nghị sĩ Kamala Harris là ứng cử viên tranh cử phó tổng thống Mỹ trong cuộc đua vào Nhà Trắng cùng ông. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một người phụ nữ da màu được chọn tranh cử ghế phó tổng thống Mỹ.
Lựa chọn của ông Biden được công bố ở thời điểm những phong trào yêu cầu bình đẳng giới tính, sắc tộc diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ như #MeToo và #Black Lives Matter.
Tờ Guardian (Anh) cho biết phía đảng Dân chủ hy vọng rằng bà Harris có thể tạo lợi thế thu hút cử tri người Mỹ gốc Phi. Bà Harris có cha là người Jamaica và mẹ là công dân Ấn Độ. Bà từng tham gia biểu tình phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và sau đó trở thành luật sư và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có một chiến thắng đối ngoại trước thềm bầu cử. Ông đã làm trung gian để Israel và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đạt được thỏa thuận hòa bình lịch sử tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Biden 'phản công' Trump
Đại diện của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden chỉ trích gay gắt Trump, gọi nhận định của ông về phó tướng Harris là nói dối "ghê tởm".
"Trump đang tìm cách châm ngòi cho sự phân biệt chủng tộc và chia rẽ đất nước chúng ta", phát ngôn viên của ông Biden, Andrew Bates, cho biết trong tuyên bố ngày 14/8, đề cập đến việc Trump từng ủng hộ quan điểm cho rằng cựu tổng thống Barack Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, không sinh ra ở nước này.
"Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nhưng cũng không kém phần ghê tởm, khi ông Trump tự làm một kẻ ngốc cố đánh lạc hướng người dân Mỹ khỏi những thiệt hại khủng khiếp về phản ứng thất bại của ông với Covid-19, chiến dịch của ông ta và các đồng minh phải dùng tới những lời dối trá trong sự tuyệt vọng thảm hại của họ", phát ngôn viên của Biden nói.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden và "phó tướng" Harris tại Wilmington, bang Delaware, Mỹ, hôm 12/8. Ảnh: Reuters.
Trả lời phỏng vấn tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 13/8, Tổng thống Trump gọi ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris là "phiên bản tồi tệ của Hillary". Ông cũng cho rằng ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Harris không sinh ra ở Mỹ nên không đủ điều kiện để tranh cử.
Trump dường như đề cập đến một bài bình luận trên tờ Newsweek của một giáo sư luật bảo thủ tuyên bố rằng thượng nghị sĩ California Harris không đủ điều kiện phục vụ ở vị trí phó tổng thống hay tổng thống vì tình trạng di trú của cha mẹ bà.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc phỏng vấn tại Phòng Bầu dục hôm 13/8. Ảnh: NY Post.
Bà Harris sinh ra ở Oakland, bang California, năm 1964, có cha là người Jamaica, mẹ là người Ấn Độ. Theo hiến pháp Mỹ, bất kỳ công dân nào sinh ra ở Mỹ và trên 35 tuổi đều đủ điều kiện để tranh cử tổng thống hay phó tổng thống.
Điều 2 của Hiến pháp Mỹ tuyên bố "không ai ngoại trừ một công dân bẩm sinh hoặc một công dân Mỹ" đủ điều kiện cho chức vụ tổng thống. Mục 2 của Tu chính án thứ 14 cũng nêu "tất cả những người sinh ra hoặc nhập quốc tịch Mỹ đều là công dân Mỹ". Đến cuối chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, Trump đã miễn cưỡng thừa nhận rằng Obama chào đời ở Mỹ.
Biden và "phó tướng" Kamala Harris tuyên bố nước Mỹ đang rất cần sự lãnh đạo và cam kết sẽ tái thiết nước Mỹ sau khi đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào 3/11 tới.
Báo Australia bị chỉ trích vì tranh biếm hoạ Biden - Harris Tờ The Australian bị lên án phân biệt chủng tộc vì bức vẽ biếm họa mô tả cảnh Biden gọi "phó tướng" Harris là "cô bạn da màu bé nhỏ". Bức vẽ của tác giả Johannes Leak trên tờ The Australian, thuộc sở hữu trùm truyền thông Rupert Murdoch, đã mô tả cảnh ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden tươi cười...