Thế giới tuần qua: Mỹ trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới; G20 quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh
Mỹ đã trở thành nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới và Nhóm G20 họp trực tuyến để bàn nỗ lực chung trong phòng chống dịch bệnh là hai sự kiện thế giới đáng chú ý tuần qua.
Mỹ, châu Âu “thất thủ” trước đại dịch
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVD-19 lên xe cứu thương tại viện dưỡng lão Life Care Center ở Kirkland, bang Washington, Mỹ ngày 7/3. Ảnh: Reuters/TTXVN
Đại dịch COVID-19 tiếp tục càn quét khắp các châu lục, gây ra cơn ác mộng ở Mỹ và nhiều nước châu Âu khi tổng số ca nhiễm và tử vong vì virus SARS-CoV-2 đều tăng vọt.
Tính tới tối 28/3 (giờ địa phương), Mỹ đã có trên 104.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Như vậy, Mỹ đang là nước có nhiều ca mắc COVID-19 nhất thế giới, thứ hai là Italy với 86.498 ca, trong khi Trung Quốc xếp thứ ba với 81.394 ca.
Để đối phó với những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế, ngày 27/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký duyệt gói kích thích kinh tế kỷ lục 2.000 tỷ USD. Trước đó vài giờ, Hạ viện đã thông qua với gần như tất cả thành viên bỏ phiếu thuận. Viết trên mạng xã hội Twitter cùng ngày, nhà lãnh đạo Mỹ viết: “Tôi vừa ký gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Việc này có nghĩa là các gia đình, người lao động và doanh nghiệp của chúng ta sẽ nhận được sự cứu trợ khẩn cấp cần thiết, và đó cũng là mục đích của gói kích thích”.
Bên cạnh gói kích thích kinh tế, Tổng thống Trump cũng công bố thêm các biện pháp khẩn cấp, như sản xuất 100.000 máy thở trong 100 ngày tới và bổ nhiệm Cố vấn Nhà Trắng, ông Peter Navarro, làm quan chức điều phối Đạo luật Sản xuất Quốc phòng.
Trong khi đó, Italy và Tây Ban Nha cùng trải qua một ngày thảm họa. Theo hãng tin Reuters, số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại Italy trong ngày 27/3 đã tăng vọt thêm 919 người, mức tăng cao nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh bắt đầu, nâng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên tới 9.134 người. Tương tự, Tây Ban Nha cũng ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong ngày với 769 ca.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho rằng dịch bệnh tại nước này sang tuần sau mới có thể đạt đỉnh. Chính vì vậy, số ca nhiễm mới và tử vong vì mắc COVID-19 được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Giới chức Italy cũng thông báo thêm lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ tiếp tục kéo dài.
Chính phủ Anh cũng phải trải qua một tuần khó khăn khi ngày 27/3, lần lượt Thủ tướng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Y tế Matt Hancock dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó hai ngày, Thái tử Anh Charles cũng mắc COVID-19.
Thủ tướng Anh là nguyên thủ đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Ông tuyên bố mình chỉ có các triệu chứng nhẹ, sẽ tự cách ly nhưng vẫn tiếp tục điều hành chính phủ thông qua hình thức trực tuyến. Tính tới chiều 28/3 (theo giờ Việt Nam), Anh đã ghi nhận 14.543 ca mắc COVID-19, trong đó có 759 người tử vong.
Tại Trung Quốc – nơi tình hình COVID-19 có vẻ tạm lắng vì các ca nhiễm mới chủ yếu là ca nhiễm “nhập khẩu”, Bộ Ngoại giao nước này đã quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài đã có thị thực và giấy phép cư trú tại đây. Trung Quốc cũng đã chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với tỉnh Hồ Bắc và cho phép trên 50 triệu người ở đây tự do đi lại.
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng chứng kiến tín hiệu đáng mừng khi số bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh lên tới 40%. Nước này duy trì số ca nhiễm mới ở mức dưới 100 người trong 15 ngày liên tiếp.
Tính tới chiều 28/3, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới 199 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với trên 600.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và ít nhất 27.000 người tử vong.
COVID-19 bao trùm Hội nghị trực tuyến G20
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm G20 về dịch COVID-19 ngày 26/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/3, hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên trong lịch sử của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc. Chương trình nghị sự tập trung thảo luận cách ứng phó với đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu.
Theo Saudi Arabia – nước đang giữ chức Chủ tịch G20, hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của G20 lần này không chỉ có sự tham dự của các nhà lãnh đạo G20 mà còn có các đại diện cấp cao từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng các nhà lãnh đạo các nước Tây Ban Nha, Jordan, Thụy Sĩ và Singapore cũng tham dự sự kiện này.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 nhất trí một tuyên bố chung, khẳng định quyết tâm cùng nhau vượt qua đại dịch COVID-19. Theo tuyên bố đã ra, các nhà lãnh đạo G20 cam kết thành lập một mặt trận thống nhất chống lại dịch COVID-19. Tuyên bố cũng nêu rõ G20 cam kết chia sẻ mọi dữ liệu y tế và nghiên cứu dịch bệnh, tăng cường hệ thống y tế toàn cầu và mở rộng năng lực sản xuất các mặt hàng y tế. Các nhà lãnh đạo G20 cũng cam kết tăng cường vai trò của WHO trong cuộc chiến chống COVID-19.
Hồng Hạnh
Mỹ tung chiến dịch trấn áp gian lận thương mại điện tử
Chính quyền của Tổng thống Mỹ có kế hoạch trấn áp hàng giả và hàng lậu trên thương mại điện tử, kêu gọi các công ty tham gia cùng với chính quyền trong chiến dịch này bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát bên thứ ba.
Mỹ sẽ trấn áp gian lận và hàng giả trên thương mại điện tử Ảnh: Reuters
Quyền Bộ trưởng Bộ an ninh nội địa ông Chad Wolf và Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro sẽ có mặt hôm nay 24.1 trong cuộc họp báo để tuyên bố về chiến dịch trấn áp hàng giả trên thương mại điện tử cũng như tìm kiếm sự hợp tác và nỗ lực giữa các cơ quan quản lý.
Những người bán hàng nước ngoài thường ít gặp rủi ro bị truy tố, một quan chức trong chính quyền ông Trump nói với Reuters, vì vậy hành động mạnh mẽ của chính phủ Mỹ là cần thiết để sắp xếp lại trật tự trong hoạt động kinh doanh trên mạng.
Các cơ quan chức năng của Mỹ sẽ có 'hành động ngay lập tức' đối với hàng giả và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt những người kinh doanh hàng giả trên mạng và có những hành động cần thiết đối với những kẻ kinh doanh bất hợp pháp, theo Wall Street Journal.
Về mặt pháp lý, chính quyền Trump cũng sẽ có biện pháp chống lại bên thứ ba và trung gian đưa hàng giả, hàng gian vào kinh doanh trên thị trường Mỹ thông qua internet. Quan chức Mỹ nói rằng nếu các công ty tuân thủ luật pháp và thực hiện đầy đủ các thông lệ, chính quyền tin rằng sẽ giảm đáng kể việc buôn bán hàng giả và hàng lậu.
Giá trị giao dịch hàng giả và hàng lậu trên thị trường toàn cầu được nói là rất lớn, có thể tăng hơn 500 tỷ USD mỗi năm, với khoảng 20% giao dịch này được cho là vi phạm sở hữu trí tuệ của Mỹ, theo thống kê của nước này. "Tổng thống quyết tâm dọn sạch hàng giả và buôn lậu", Cố vấn Nhà trắng Navarro phát biểu.
Các công ty bao gồm Amazon, eBay và Alibaba của Trung Quốc có chính sách cấm hàng giả và dành các khoản đầu tư cho chương trình ngăn hàng giả xâm nhập nền tảng của họ. Amazon cho biết có những đầu tư chống hàng giả, riêng trong năm 2018, công ty chi hơn 400 triệu USD cho mục tiêu này.
Thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ được ký kết vừa qua có điều khoản yêu cầu Bắc Kinh sử dụng biện pháp hình sự và xử lý dân sự để chống hành vi gian lận thương mại trực tuyến, trong đó có hàng lậu và hàng giả.
Theo thanhnien.vn
Thêm một ngành công nghiệp Mỹ bị Trung Quốc khai thác Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro kiến nghị, Trung Quốc đang lợi dụng nhiều kẽ hở để làm suy yếu thuế quan của Mỹ đối với thiết bị năng lượng mặt trời. Hệ thống 'pin mặt trời 2 mặt' - loại pin công nghệ mới có thể tạo điện từ cả 2 mặt. Theo ông Navarro, Bắc Kinh đã cố gắng...