Thế giới sẽ tiết kiệm 250 tỷ đô la/năm nếu chuyển sang dùng xe điện
Theo tính toán, nếu xe điện thay thế toàn bộ động cơ diesel thì thế giới có thể tiết kiệm 250 tỷ đô la/năm và làm giảm đáng kể nhu cầu xăng dầu.
Ngày càng nhiều quốc gia có chính sách khuyến khích chuyển đổi sang xe điện
Nhiều quốc gia đang chuyển từ động cơ xăng và diesel sang xe điện (EV). Và theo tính toán, nếu xe điện thay thế toàn bộ động cơ diesel thì thế giới có thể tiết kiệm 250 tỷ đô la/năm và làm giảm mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến tới 70%.
Ngày càng nhiều quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách phát triển đội tàu điện cao tốc của mình, họ đang giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, với dự báo xe điện sẽ sớm được sản xuất và vận hành rẻ hơn so với những người anh em họ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Một phân tích về xu hướng chi phí xe điện của cơ quan giám sát ngành Carbon Tracker cho thấy việc chuyển đổi sang xe điện có thể tiết kiệm cho Trung Quốc – quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ – 80 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2030.
Sản lượng EV tăng sẽ làm giảm đáng kể chi phí nhập khẩu dầu, vốn chiếm 1,5% GDP của Trung Quốc và 2,6% của Ấn Độ.
Video đang HOT
Phân tích cho thấy cuộc cách mạng về EV còn giúp nhiều loại chi phí giảm dần theo thời gian như việc phải đầu tư cơ sở hạ tầng vận chuyển nhiên liệu hóa thạch.
Phân tích hoạt động kinh doanh của Cơ quan Năng lượng Quốc tế theo kịch bản phát thải thông thường cho biết, một nửa mức tăng trưởng EV được dự báo đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Bằng cách chuyển sang kịch bản phát triển bền vững, dự báo xe điện sẽ chiếm 40% doanh số bán xe hơi ở Trung Quốc và 30% ở Ấn Độ trong thập kỷ này và sẽ khiến nhu cầu xăng, dầu sẽ giảm 70%.
Đức hỗ trợ 3,6 tỷ USD cho các hãng để phát triển xe điện
Nhiều hãng xe nổi tiếng của Đức như BMW, Volkswagen, Daimler,... sẽ được Chính phủ Đức hỗ trợ kinh phí "khủng" lên tới 3,6 tỷ USD để phát triển sản xuất xe điện.
Mới đây, Chính phủ Đức thông báo sẽ hỗ trợ kinh phí trị giá 3 tỷ Euro (tương đương 3,6 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp phát triển xe hơi động cơ điện, đối phó với dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Gói hỗ trợ trên được đưa ra trong bối cảnh doanh số của ngành sản xuất xe nước này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19. Đồng thời, các hãng xe Đức còn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện.
Các hãng xe hàng đầu của Đức như BMW, Volkswagen, Daimler,... rất vui mừng khi Chính phủ nước này chính thức thông qua gói hỗ trợ này,
Ông Ola Kaelleniu - Giám đốc điều hành của Daimler hoan nghênh thông báo của chính phủ và cho rằng: "Các quyết định là hoàn toàn đúng đắn và kịp thời trong thời điểm này."
Chính phủ Đức sẽ chi 3,6 tỷ đô la hỗ trợ các hãng ô tô nước này phát triển sản xuất xe điện. Ảnh: Autoblog
Giám đốc điều hành của Volkswagen Herbert Diess cũng cho biết, ông tự tin rằng Đức có thể củng cố vai trò dẫn đầu của mình trong việc sản xuất các sản phẩm xe điện. Đồng thời nhấn mạnh vào kế hoạch tập trung giảm giá sâu đối với ô tô điện trong tương lai.
Đáng chú ý gói hỗ trợ 3,6 tỷ đô la này này của Chính phủ Đức không phải là tiền chuyển thẳng vào tài khoản của các hãng xe mà được sử dụng để hỗ trợ khách hàng chuyển sang sử dụng xe điện và khuyến khích các sáng kiến chế tạo mới.
Cụ thể, Chính phủ sẽ phân bổ khoảng 1,2 tỷ đô la kéo dài từ nay đến năm 2025 nhằm hỗ trợ cho người tiêu dùng mua xe điện thông qua giảm giá bán để kích cầu.
1,2 tỷ đô la nữa sẽ được sử dụng cho chương trình xử lý phế liệu khi hàng loạt xe cũ động cơ xăng hoặc diesel bị thải bỏ. Còn lại khoảng 1,2 tỷ đô la dùng để tài trợ cho các sáng kiến mới.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến băn khoăn, khi phát triển xe điện thì hạ tầng cần đồng bộ để đáp ứng nhu cầu, như xây dựng hệ thống trạm sạc điện. Chính phủ cần tính toán đến việc đầu tư cho lĩnh vực này.
Ông Oliver Zipse, Giám đốc điều hành của BMW cho biết, việc thiếu cơ sở hạ tầng như trạm sạc đang kìm hãm tham vọng của các nhà sản xuất ô tô.
"Đức cần xây dựng 1 triệu trạm sạc mỗi năm nếu nước này muốn đưa 10 triệu ô tô điện chạy trên đường trong vòng vài năm", ông Oliver Zipse nói trong một cuộc thảo luận do Sueddeutsche Zeitung tổ chức.
Đại diện tập đoàn công nghiệp năng lượng BDEW cho biết, các trạm sạc điện sẽ được gấp rút triển khai trong năm nay để đạt con số 33.107 trạm. Nhưng tạm thời nhiều trạm chưa đưa vào sử dụng vì hiện tại chỉ có 240.000 ô tô chạy điện trên đường. Theo tính toán của tập đoàn này thì sẽ phải có ít nhất 550.000 ô tô điện thì mới đủ để tạo ra lợi nhuận cho cơ sở hạ tầng hiện tại.
Đại diện hãng Volkswagen cho biết, hãng này sẽ đạt được mục tiêu phát thải vào 2021 nhờ vào việc thúc đẩy sản xuất hàng loạt xe điện. Volkswagen đã "chi bạo" 73 tỷ Euro (86 tỷ USD) cho kế hoạch chuyển đổi sang chế tạo ô tô điện với các nhà máy ở Emden và Hanover.
Hãng BMW cũng có kế hoạch đưa ra thị trường 25 mẫu xe điện vào năm 2023, trong đó hơn một nửa là xe chạy hoàn toàn bằng điện. Từ nay đến năm 2025, dự kiến doanh số của BMW cho xe điện sẽ tăng mỗi năm trung bình 30%.
Mercedes-Benz sẽ từng bước loại bỏ hộp số sàn và động cơ đốt trong Mercedes-Benz cho biết sẽ từng bước loại bỏ hộp số sàn, đồng thời giảm bớt số lượng động cơ đốt trong được trang bị trên các mẫu xe của hãng. Mercedes-Benz đang lên kế hoạch gia tăng lợi nhuận trong phân khúc xe sang. Trang Autocar cho biết thương hiệu ngôi sao ba cánh sẽ tập trung phát triển động cơ điện và...