Thế giới sẽ bị tê liệt nếu công nghệ này dừng hoạt động
Chỉ cần một tháng không hoạt động, GPS có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Từ khi hoàn thiện và vận hành đầy đủ năm 1995 đến nay, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã được sử dụng trên toàn thế giới. Định vị vệ tinh trở nên quan trọng đến nỗi rất nhiều thứ trong cuộc sống chúng ta đều phụ thuộc vào nó (check-in trên smartphone, định vị dẫn đường trên xe hơi…).
Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu GPS ngừng hoạt động trong một tháng? Nghiên cứu từ Viện Quốc tế RTI ở Bắc Carolina (Mỹ) được tài trợ bởi Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ đã cho chúng ta câu trả lời.
Bên cạnh smartphone, GPS được sử dụng rất nhiều trên hệ thống định vị xe hơi và lĩnh vực viễn thông, quân sự
Ảnh hưởng lớn đến kinh tế
Sau khi thu thập thông tin từ hơn 200 chuyên gia, các nhà nghiên cứu tiết lộ GPS được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, giao hàng đến các giàn khoan ngoài biển.
Trong giai đoạn từ năm 1984 khi GPS lần đầu được áp dụng thương mại đến 2017, lợi ích kinh tế mà GPS tạo ra là khoảng 1,4 nghìn tỷ USD.
Video đang HOT
Việc GPS ngừng hoạt động trong một tháng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế mỗi ngày là một tỷ USD (ước tính), riêng giai đoạn mùa vụ (tháng 4 và tháng 5) là 1,5 tỷ USD.
Lợi ích kinh tế mà GPS mang đến là rất lớn.
Nghiên cứu cho thấy những lợi ích kinh tế của GPS phần lớn dành cho lĩnh vực viễn thông với 685,9 tỷ USD được tạo ra. Công nghệ viễn thông (cải thiện hiệu quả, giảm chi phí, lợi ích vì môi trường…) là lĩnh vực đứng thứ 2 với 325 tỷ USD. Dịch vụ định vị trên smartphone đứng thứ 3 với 215 tỷ USD.
Nhiều hệ thống quan trọng ngừng hoạt động
Mỗi vệ tinh GPS mang các đồng hồ nguyên tử duy trì thời gian theo chuẩn GMT (Greenwich). Thời gian chính xác đóng vai trò quan trọng để các hệ thống hoạt động trơn tru, từ lưới điện đến các giao dịch tài chính. Ngay cả các dịch vụ Internet mà bạn đang sử dụng cũng phụ thuộc vào thời gian đồng hồ GPS để định tuyến dữ liệu.
Theo Gizchina, mọi thứ vẫn không bị ảnh hưởng nhiều sau 2 ngày tắt GPS, nhưng sau đó hệ thống mạng không dây sẽ gặp sự cố nghiêm trọng, khả năng hoạt động sau 30 ngày là 0-60%.
Không chỉ những chuyến bay bị ảnh hưởng, quân đội sẽ mất quyền kiểm soát máy bay không người lái đang theo dõi thiên nhiên và phần tử khủng bố. Hệ thống dự báo thời tiết sẽ ngừng hoạt động, trong khi truyền hình và đài phát hành không thể truyền tín hiệu.
Về cơ bản, GPS một khi không hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ thống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc có số vệ tinh nhiều hơn GPS (Mỹ), Galileo (châu Âu) và GLONASS (Nga).
Vào tháng 1/2016 khi Không quân Mỹ cho ngừng một vệ tinh GPS, thời gian sai lệch trên vệ tinh đó đã được thiết lập cho những vệ tinh còn hoạt động khác. Sự chênh lệch chỉ là 13 micro-giây (13 phần triệu giây), nhưng đã khiến nhiều cơ quan gặp hỗn loạn trong suốt 12 giờ.
Theo Geoawesomeness, báo cáo từ một số khu vực của Mỹ, Canada cho thấy cơ quan cảnh sát, cứu hỏa và thiết bị vô tuyến đã ngừng hoạt động. Đài phát thanh của BBC thậm chí phải ngừng phát sóng trong suốt 2 ngày.
“GPS ra đời vào thời điểm quan trọng của ngành viễn thông, đóng vai trò lớn trong quá trình số hóa cơ sở hạ tầng viễn thông và sự ra đời của mạng không dây”.
“Công nghệ không dây đang phát triển, với sự phụ thuộc vào độ chính xác cao nên cần có định vị GPS. Nhiều xu hướng công nghệ như xe tự lái, Internet vạn vật (IoT) sẽ giúp công nghệ không dây đạt đến những giới hạn mới trong tương lai”, nghiên cứu cho biết.
Để giảm phụ thuộc vào GPS, một số quốc gia, khu vực đã phát triển hệ thống GPS của riêng mình như Nga (GLONASS), Trung Quốc (Bắc Đẩu) và châu Âu (Galileo), hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, Nhật Bản và Ấn Độ cũng phát triển hệ thống định vị sử dụng trong phạm vi quốc gia.
Trung Quốc sắp hoàn thành hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu
Hệ thống định vị Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc sẽ hoàn thành trong tháng này khi vệ tinh cuối cùng bay vào quỹ đạo, cạnh tranh với GPS của Mỹ.
Mô hình hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Ảnh: Reuters.
Ý tưởng phát triển Bắc Đẩu được hình thành trong những năm 1990 khi quân đội muốn giảm lệ thuộc vào Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Không lực Mỹ. Khi những vệ tinh đầu tiên được phóng trong năm 2000, độ phủ chỉ giới hạn tại Trung Quốc. Năm 2003, khi thiết bị di động được sử dụng rộng rãi hơn, Trung Quốc muốn gia nhập dự án định vị vệ tinh Galileo của EU nhưng sau đó rút lui để tập trung vào Bắc Đẩu.
Trong kỷ nguyên iPhone, thế hệ vệ tinh Bắc Đẩu thứ hai đi vào hoạt động năm 2012, bao phủ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2015, Trung Quốc triển khai thế hệ ba với mục tiêu phủ sóng toàn cầu.
Vệ tinh Beidou-3 cuối cùng sẽ được phóng trong tháng này nhưng chưa rõ ngày. Tổng cộng có 35 vệ tinh Bắc Đẩu, nhiều hơn số vệ tinh của GPS (31), Galileo hay GLONASS của Nga. Với chi phí đầu tư ước tính 10 tỷ USD, Bắc Đẩu bảo đảm an toàn cho mạng lưới liên lạc quân sự của Trung Quốc, tránh rủi ro không được sử dụng GPS khi có xung đột.
Khi hoàn thiện, dịch vụ địa điểm của Bắc Đẩu chính xác tới 10cm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, so với phạm vi 30cm của GPS. Theo ông Andrew Dempster, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật không gian của Úc, Bắc Đẩu được phát triển sau GPS vài thập kỷ nên được hưởng lợi từ kinh nghiệm của GPS. Nó có độ chính xác cao hơn và bảo trì dễ hơn.
Báo chí Trung Quốc đưa tin các dịch vụ liên quan tới Bắc Đẩu như giám sát giao thông, giảm nhẹ thiên tai được xuất khẩu sang khoảng 120 quốc gia. Trong đó có nhiều nước tham gia sáng kiến Vành đai và con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng nhằm tạo ra phiên bản "con đường tơ lụa" thời hiện đại.
Thái Lan và Pakistan nằm trong số những nước đầu tiên đăng ký dịch vụ của Bắc Đẩu, vào năm 2013. Tại Trung Quốc, hơn 70% điện thoại di động kích hoạt Bắc Đẩu tính tới năm 2019, trong đó có các mẫu máy do Huawei, Oppo, Xiaomi, Vivo và Samsung sản xuất. Hàng triệu taxi, xe buýt, xe tải cũng nhận tín hiệu Bắc Đẩu.
Truyền thông trong nước cho biết lĩnh vực định vị vệ tinh Trung Quốc có thể đạt 400 tỷ NDT (57 tỷ USD) trong năm nay.
Không muốn lệ thuộc vào GPS của Mỹ, Trung Quốc sắp có hệ thống định vị vệ tinh riêng vào năm 2020 Sau nhiều năm trời, cuối cùng Trung Quốc cũng đã bước đến giai đoạn cuối của việc hoàn thành hệ thống định vị vệ tinh của riêng mình. Hệ thống này có tên gọi Beidou Navigation Satellite System và đã hoàn thành phần lõi hồi đầu tháng 12. Hai vệ tinh cuối cùng sẽ được phóng vào vũ trụ trước năm 2020. Hiện...