Thế giới sắp chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần thứ 2 trong năm
Hiện tượng nguyệt thực thực toàn phần lần thứ 2 trong năm, với hình mặt trăng màu đỏ như máu, sẽ diễn ra vào ngày mai 8/10.
Mặt trăng sẽ có màu đỏ khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Theo tạp chí Sky & Telescope, nguyệt thực thực một phần sẽ bắt đầu lúc 16h15 giờ Việt Nam, đạt cực đại lúc 17h55 và kết thúc vào lúc 19h34.
Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 1 giờ, từ 17h25-18h24. Khi diễn ra nguyệt thực toàn phần, mặt trăng sẽ có màu đỏ.
Video đang HOT
Nếu thời tiết thuận lợi, vào sáng 8/10 giờ địa phương, người dân tại khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là ở phía tây, sẽ được chứng kiến hiện tượng nguyện thực toàn phần.
Hiện tượng cũng có thể được quan sát trên khắp nước Úc và phần lớn châu Á. Chỉ có châu Âu, châu Phi và mũi phí đông của Brazil là không quan sát được hiện tượng kỳ thú này.
Vùng màu đỏ là nơi sẽ quan sát thấy hiện tượng nguyệt thực.
Đây sẽ là hiện tượng nguyệt thực toàn phần thứ 2 trong năm nay, sau lần nguyệt thực toàn phần hôm 15/4.
Sẽ xảy ra 2 lần nguyệt thực toàn phần vào năm tới, vào ngày 4/4/2015 và 28/9/2015.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời. Khi đó mặt trăng, trái đất, mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
An Bình
Theo Dantri/AP
Tàu ngầm Mỹ sẽ lặn ngụp trên... mặt trăng của sao Thổ
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang phát triển tàu ngầm để nghiên cứu đại dương trên mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Titan.
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang nỗ lực nghiên cứu để thiết kế ra một chiếc tàu ngầm có khả năng khám phá độ sâu của các vùng biển trên Titan (mặt trăng lớn nhất của sao Thổ). Để hỗ trợ tối đa cho dự án, chính phủ Mỹ đã chi 100.000 USD cho cơ quan nghiên cứu vũ trụ số 1 của quốc gia.
Các hồ trên bề mặt mặt trăng Titan chứa lượng hydrocarbon lỏng khổng lồ.
Các nhà nghiên cứu của NASA đang lên ý tưởng phát triển một thiết kế mang khái niệm của một chiếc xe tự chìm (như tàu ngầm) để khám phá vùng biển ngoài Trái đất. Cụ thể, chiếc tàu ngầm đó sẽ đi đến vùng biển phía bắc lớn nhất của Titan, thực hiện các thí nghiệm để cung cấp lời giải cho những thắc mắc lâu nay của con người về vùng biển ngoài Trái đất. Trọng tâm của nghiên cứu, cũng chính là thách thức khiến cho các nhà khoa học đau đầu, chính là chất liệu của tàu ngầm, làm sao để cỗ máy có thể hoạt động tốt trong một biển hydrocarbon.
Tính đến 2014, những khám phá khoa học của con người về sao Thổ vẫn còn rất hạn hẹp. Chính vì vậy, kế hoạch phát triển tàu ngầm nghiên cứu mặt trăng rất được cộng đồng khoa học quan tâm. Mặt trăng Titan là hành tinh duy nhất trừ Trái đất có bằng chứng rõ ràng về các hồ nước và biển trên bề mặt. Tuy nhiên, không giống như các vùng biển của Trái đất có nước, các hồ trên bề mặt mặt trăng Titan lại chứa lượng hydrocarbon lỏng khổng lồ.
Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% và có khối lượng lớn hơn 80% so với mặt trăng của Trái đất. Bề mặt của mặt trăng Titan cũng bao gồm các dòng sông, có địa hình tương đối bằng phẳng và hầu như không có miệng núi lửa giống như trên Trái đất.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc sắp phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng Trung Quốc sẽ lần đầu tiên phóng một tàu vũ trụ lên quỹ đạo mặt trăng rồi trở về trái đất để chuẩn bị cho sứ mệnh thu thập các mẫu đất từ bề mặt "Chị Hằng", bước đi mới nhất trong chương trình vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc. Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc di chuyển trên...