Thế giới nỗ lực phục hồi kinh tế, học cách “sống chung với Covid-19″
Kinh tế thế giới có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng vì tác động của dịch Covid-19.
Nhiều nước đang tăng tốc việc tái mở cửa nền kinh tế nhưng khi chưa có vaccine phòng bệnh hiệu quả, khả năng kinh tế hồi phục rất bấp bênh. Xác định “học cách sống chung” với virus, các nước đang đưa ra những chiến lược để phục hồi.
Việc hầu hết các quốc gia trên thế giới phải đóng cửa nhiều nhà máy và yêu cầu người dân cách ly tại nhà đã gây thiệt hại cho chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Một bài học lớn rút ra là phải cơ cấu lại nền kinh tế có khả năng thích nghi tốt, tránh quá lệ thuộc vào nguồn cung ứng từ nước ngoài. Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (9/9) tuyên bố muốn tái cơ cấu nền kinh tế để trở nên độc lập hơn với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, nhất là lĩnh vực sản xuất thuốc chữa bệnh và chế biến.
Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, chiến lược kinh tế của EU trong thế kỷ này là tự lực về các mặt hàng thiết yếu: “Chiến lược của EU sẽ tăng cường sự độc lập, khả năng tiếp cận mọi nguồn lực cần thiết để đảm bảo sự sung túc của người dân. Điều đó phải bao gồm sự tự lực lớn hơn trong lĩnh vực chế biến, y tế, và các mặt hàng thiết yếu khác. Tôi xin nhắc lại châu Âu cần có sự tự chủ chiến lược về kinh tế, đó là mục tiêu mới mà châu Âu phấn đấu trong thế kỷ này. 70 năm sau ngày thành lập, quyền tự chủ kinh tế sẽ là mục tiêu số một của thế hệ chúng ta”.
Pháp và các nước trong EU đang ngày càng lo ngại về chuỗi cung ứng cho kinh tế châu Âu sau khi dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 2 dẫn tới việc đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, nơi sản xuất tới 80% nguyên liệu, hoạt chất cho sản xuất dược phẩm và linh kiện ngành ôtô.
Tổng thống Mỹ cũng đã hơn một lần nêu ý tưởng tách rời nền kinh tế ra khỏi Trung Quốc, bởi những thiệt hại do chuỗi cung ứng bị phá vỡ khi xảy ra đại dịch. Ông tuyên bố cần “biến nước Mỹ trở thành siêu cường sản xuất chế tạo của thế giới và cuối cùng chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc”‘.
Hồi tháng 6/2020, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin từng nói rằng chuyện phân ly kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra nếu các công ty Mỹ không được phép cạnh tranh trên nền tảng công bằng ở Trung Quốc. Nhưng theo giới phân tích, hai nền kinh tế Mỹ – Trung có mối liên hệ chặt với nhau đến mức việc phân ly là điều không thể. Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể tiếp tục gây sức ép lên Bắc Kinh để cân bằng sân chơi và giảm lệ thuộc khi xảy ra các biến cố như dịch bệnh.
Khi các quốc gia nới lỏng phong tỏa và các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động trở lại thì các chỉ số sản lượng, tiêu thụ và việc làm đều bắt đầu hồi phục. Những biện pháp hỗ trợ trên quy mô lớn và nhanh chóng của các chính phủ như Đức, Nhật Bản, Pháp trong thời gian qua cũng đã giúp tăng khả năng chống chọi của nền kinh tế và tiếp sức cho giai đoạn hồi phục ban đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lưu ý, các chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp vì “bản chất chưa từng có tiền lệ” của cuộc khủng hoảng lần này có thể đẩy làn sóng phá sản và mất việc làm lên cao
Cuộc khủng hoảng còn kéo dài, khả năng hồi phục vẫn còn rất mong manh và không đồng đều giữa các vùng và các lĩnh vực, do đó, để đảm bảo duy trì đà hồi phục, điều quan trọng là các quốc gia phải tránh chấm dứt các chính sách hỗ trợ kinh tế quá sớm. Các doanh nghiệp, kể cả cơ sở đã vỡ nợ, vẫn cần được nhận hỗ trợ để tránh nguy cơ mất đi hàng triệu việc làm.
Những biện pháp mà chuyên gia kinh tế khuyến nghị là mua cổ phần của các công ty hoặc cung cấp các gói trợ cấp để đổi lại những mức thuế cao hơn trong tương lai. Nhưng các chính phủ cũng cần cảnh giác trong cách phân bổ nguồn lực hỗ trợ vốn đang trong giai đoạn khan hiếm và tỉnh táo nhận định một số ngành nghề khó “sống sót” ngay sau thời kỳ hậu dịch.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng trong bối cảnh cả thế giới có chung mong muốn mở cửa lại nền kinh tế và cuộc sống sớm trở lại bình thường, thế giới cần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, nhất là trong việc tiếp cận vaccine.
Ông Adhanom Ghebreyesus nói: “Chúng ta muốn thấy trẻ em quay trở lại trường học, mọi người trở lại công sở và chúng ta muốn điều đó diễn ra an toàn nhất có thể, Nhưng khi chúng ta gây dựng lại, chúng ta đang đứng trước cơ hội, có nên quay trở lại thế giới phân cực của giàu và nghèo. Hãy cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng, bền vững và kiên cường hơn. Lĩnh vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục, khi chúng ta cùng nhau xây dựng các nền kinh tế và xã hội có khả năng thích nghi tốt hơn với các biến động”./.
Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng: Đây là những điều cha mẹ cần biết để phòng trị bệnh cho trẻ
Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dịch bệnh này lại đang diễn biến phức tạp, vì vậy các bậc phụ phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng trị bệnh cho các con.
Theo Cục y tế dự phòng, qua hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
Còn theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, Bệnh viện này đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc bệnh tay chân miệng. Nếu tính trong 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong các tuần gần đây, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc gia tăng là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian đến, do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới.
1. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp nhất ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi.
Giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sớm như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn,... Những triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày. Sau đó bệnh sang chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Ở giai đoạn toàn phát, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ rất đau khi ăn, uống, thường trẻ sẽ quấy khóc khi bị bệnh. a
Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Các nốt đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân của trẻ (Ảnh Internet)
2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là virus đường ruột với 2 loại thường gặp là Enterovirus 71 (thường gọi là EV71) và Coxsackie A16. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới 3 tuổi. Biểu hiện bệnh nằm chủ yếu ở vùng tay, chân và miệng nên được gọi là bệnh tay chân miệng.
3. Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh là nguồn lây nhiễm chính của bệnh tay chân miệng.
Bệnh lây lan nhanh trong trường hợp trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau. Bên cạnh đó, khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ vật, đồ chơi, sàn nhà, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường này, vô tình cầm, nắm vào vật dụng bị nhiễm virus, sau đó cho tay lên miệng, trẻ cũng có khả năng bị nhiễm bệnh.
4. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng
Để phòng bệnh tay chân miệng, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ cho bé.
Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy vào các thời điểm quan trọng như: trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi làm vệ sinh cho trẻ,...
Chú ý vệ sinh nhà cửa, khu vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng trẻ tiếp xúc hằng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế,... bằng xà phòng.
Ngoài ta, trong mùa bệnh cũng cần tránh các hoạt động tiếp xúc gần như ôm, hôn trẻ, hạn chế cho trẻ dùng đồ chơi chung. Đây cũng là một cách hữu hiệu để phòng bệnh tay chân miệng.
Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy (Ảnh Internet)
5. Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, hiện nay chưa thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có thuốc điều trị triệu chứng và biến chứng. Có thể giảm nhẹ triệu chứng của trẻ bằng cách:
- Sử dụng thuốc hạ nhiệt: trong trường hợp trẻ bị sốt cao dùng paracetamol đúng liều lượng để hạ sốt hoặc thuốc khác theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt.
- Bổ sung vitamin: tăng cường cho trẻ uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây.
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm mịn, lỏng như: cháo, súp, sữa chua, phô mai,... để giúp bé không bị đau miệng. Sau khi ăn cần xúc miệng cho trẻ bằng nước muối.
- Giữ gìn vệ sinh: Mỗi ngày cha mẹ hoặc người chăm sóc cần tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước sạch hoặc nước trà xanh. Tuy nhiên, phải tắm nhẹ nhàng hạn chế làm vỡ các bóng nước để tránh nhiễm khuẩn.
Đa số trẻ sẽ phục hồi và tự khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp, đồng thời theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
Cụ ông người Bỉ 103 tuổi đi bộ gây quỹ nghiên cứu COVID-19 Bất chấp tuổi tác cũng như sức khỏe có hạn, một cụ ông người Bỉ nay đã 103 tuổi quyết định hằng ngày đi bộ quanh vườn để quyên tiền cho hoạt động nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp COVID-19 cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trên thế giới, nhiều...