Thế giới nghiêng ngả trước nguy cơ bùng nổ đại chiến
Phương Tây chờ ngày bơm vũ khí vào Syria, Israel dọa tấn công tàu Nga chở vũ khí cho chế độ Assad, Trung Quốc gây hấn với láng giềng… là thực trạng đang đẩy thế giới đến sát vực chiến tranh.
Syria – vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng
Trong mấy ngày gần đây, tình hình Syria đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trên các mặt báo. Moscow quyết ra mặt ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khi Liên minh châu Âu (EU) thất bại trong việc thông qua lệnh cấm vận vũ khí mới cho phe đối lập khiến tình hình Syria càng rối như tơ vò.
Syria khó lòng thoát khỏi bất ổn.
Sau những tháng lép vế trước quân đội Chính phủ, phe đối lập Syria đã tự giết chết hình ảnh của mình trước toàn thể thế giới khi hàng loạt tội ác chiến tranh bị phanh phui. Tuy nhiên, Mỹ và những nước ủng hộ phe đối lập Syria liên tiếp lờ đi những sự việc này và cho rằng, phe nổi dậy “cần được bảo vệ” trước những đòn tấn công của chế độ Assad.
Khi kẻ mạnh là phía có quyền, việc “bảo vệ phe nổi dậy” đã chính thức được Anh và Pháp hợp thức hóa sau khi EU không thể thông qua lệnh cấm vận vũ khí mới dành cho lực lượng nổi dậy. Tuy tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu đều cho biết, họ chưa có kế hoạch cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria nhưng khi lệnh cấm vận cũ hết hiệu lực vào ngày 1/8, mọi việc sẽ thay đổi hoàn toàn.
Phản ứng trước thất bại của EU trong việc áp đặt một lệnh cấm vận cung cấp vũ khí mới, phía Nga đã sử dụng những từ ngữ hết sức cứng rắn để đề cập đến vấn đề Syria. Dù từng khẳng định hợp đồng chuyển giao tên lửa phòng không S-300 cho Chính phủ Bashar al-Assad chỉ nhằm mục đích phòng thủ, hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov còn cho biết, sự hiện diện của hệ thống S-300 sẽ là “yếu tố ổn định” nhằm ngăn chặn “những cái đầu nóng” của phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria.
Video đang HOT
Không khó khăn để hiểu, “những cái đầu nóng” mà quan chức ngoại giao Nga nhắc đến là một tham chiếu tới Anh và Pháp, những quốc gia nhiệt thành ủng hộ việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với quân nổi dậy Syria. Nga thực sự lo sợ, sự mềm yếu của mình có thể khiến một lệnh cấm bay được thiết lập trên bầu trời Syria, giống những gì mà phương Tây từng làm ở Libya.
Tên lửa S-300 khai hỏa.
Trong khi đó, vấn đề Syria còn trở nên nghiêm trọng hơn khi nhà nước Do thái Israel, đồng minh thân cận của Mỹ đe dọa không kích những tàu chở tên lửa của Nga. Cụ thể, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Israel cho biết, các chiến đấu cơ của nước này luôn sẵn sàng ném bom các tàu chở hệ thống tên lửa S-300 của Nga trên đường tới Syria.
Với lập luận sự hiện diện của hệ thống S-300 tại Syria sẽ đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của các máy bay dân sự và quân sự hoạt động trên không phận Israel, bộ trưởng Quốc phòng Israel, Moshe Ya’alon cho biết: “Các lô hàng đã không được giao và tôi hy vọng chúng vẫn sẽ không được giao cho Chính phủ Assad. Nếu chúng đến Syria, chúng tôi sẽ biết phải làm gì”.
Về phần mình, Nhà Trắng cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định của Moscow. Phía Washington cho rằng, động thái này của Nga “không đưa Syria tới gần hơn quá trình chuyển đổi chính trị mong muốn” mà quốc gia này đáng được hưởng.
Trung Quốc liên tiếp gây hấn với láng giềng
Song song với vấn đề Syria, sự bành trướng của Trung Quốc cũng là một trong những vấn đề đe dọa nghiêm trọng hòa bình thế giới. Liên tiếp gây hấn với các quốc gia ở Biển Đông với “đường lưỡi bò” ngang ngược, gây bất đồng với Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, xung đột biên giới với với các quốc gia trong đó có cường quốc hạt nhân Ấn Độ, Trung Quốc thực sự là tâm điểm của những quan ngại.
Tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Trung Quốc đối đầu trên vùng biển tranh chấp.
Đã nhiều tháng trở lại đây, tranh chấp Trung – Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là vấn đề nóng bỏng. Việc chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu bán quân sự của 2 quốc gia liên tiếp ra vào khu vực tranh chấp khiến không khí căng thẳng bao trùm khu vực.
Theo hiệp định ký kết sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản là quốc gia không có quyền phát triển quốc phòng và quân đội. Việc đảm bảo an ninh tại nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới này hoàn toàn do Mỹ đảm trách. Tuy nhiên, Nhật Bản đã thành lập Bộ Quốc phòng để đảm trách nhiệm vụ lớn lao hơn so với Lực lượng Phòng vệ được thành lập sau thế chiến II.
Việc tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền với hàng loạt sách lược cứng rắn, trong đó có những khoản tiền hàng tỷ USD nhằm hiện đại hóa quân đội cho thấy quyết tâm của Nhật Bản trước sự bành trướng của Trung Quốc. Sẽ sở hữu chiến đấu cơ tàng hình F-35 cùng hàng loạt phương tiện chiến tranh hiện đại khác, Nhật Bản thực sự là mối nguy lớn với Trung Quốc nếu xung đột giữa 2 nước nổ ra xung quanh quần đảo tranh chấp.
Tàu chiến Trung Quốc liên tiếp được tăng cường tại Biển Đông.
Tuy đang tranh giành lãnh thổ với Nhật Bản, Trung Quốc tiếp tục gây hấn với các nước trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Liên tiếp đưa tàu chiến, trong đó có việc huy động tới 3 hạm đội tề tựu về Biển Đông cho thấy tham vọng to lớn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc Mỹ đưa tàu sân bay cùng các tàu ngầm hạt nhân tới tập trận cùng Philippines cho thấy, Biển Đông không bao giờ là “ao nhà” của Trung Quốc.
Trong khi Bắc Kinh mải mê bành trướng thế lực, phía Mỹ cũng chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trên thực tế, tham vọng của Trung Quốc là điều không phải bàn cãi nhưng nếu Bắc Kinh quyết làm tất cả để đạt được tham vọng này thì thế giới khó lòng tránh khỏi nguy cơ bùng nổ thế chiến thứ 3, với sự góp mặt của các cường quốc hạt nhân hùng mạnh nhất.
Theo 24h
Myanmar lo công nghiệp tình dục bùng nổ
Chính quyền và nhiều nhóm nhân quyền lo ngại ngành công nghiệp tình dục nước này sẽ nở rộ khi khách du lịch đổ về Myanmar sau nhiều thập kỷ nước này cô lập.
Một buổi tối tại nhà hàng bán bia rất đông khách ở Rangoon, khoảng hai chục cô gái mặc váy bó sát ngắn cũn cỡn, tóc tai bồng bềnh bước lên sân khấu và thay nhau gào thét vào micro bản nhạc pop tốn nhiều năng lượng. Đám đông, phần lớn là đàn ông địa phương nhưng cũng có khá nhiều khách du lịch nước ngoài, linh đình uống bia và lấy điện thoại quay video. Những cô gái trên đều nhận được tiền boa là 12 USD. Màn trình diễn kết thúc bằng cảnh một cô gái dùng chân tung quả bóng đang cháy và nhảy qua chiếc vòng rực lửa...
Những "tiết mục hiện đại" ở Rangoon, thủ đô Myanmar, chưa là gì so với những màn trình diễn sex tại Bangkok, nơi được mệnh danh là một trong những thủ đô du lịch tình dục của thế giới. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và nhiều nhóm nhân quyền lo ngại tình hình có thể phức tạp hơn nhiều khi khách du lịch đổ về Myanmar sau nhiều thập kỷ nước này cô lập.
Năm 2012, Myanmar đón hơn 1 triệu khách du lịch quốc tế, cao hơn mức 816.000 của năm trước. Năm nay, Myanmar ước tính sẽ đón khoảng 1,5 triệu du khách, gần gấp đôi con số của năm ngoái. Trong khi ngành du lịch đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế - hơn nửa tỷ USD mỗi năm - chính quyền nước này không muốn tình dục trở thành sức hấp dẫn chính cho ngành du lịch của đất nước.
Nhìn sang láng giềng, Thái Lan có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao nhất Đông Nam Á và Cambodia có ngành công nghiệp tình dục trẻ em phát triển mạnh.
Người thanh niên nhìn nhóm gái mại dâm đứng đường ở Rangoon, thủ đô Myanmar
Lo lắng của Myanmar hoàn toàn có cơ sở. Các mạng lưới buôn bán phụ nữ trong thời gian qua đã đưa hàng ngàn phụ nữ và bé gái sang Thái Lan để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, chưa nói đến nhiều phụ nữ (đặc biệt là ở bang Shan nghèo khổ) tự nguyện đi làm gái mại dâm.
Nhiều bé gái chưa đến tuổi trưởng thành sẵn sàng bán trinh tiết của mình với giá cao, Ohnmar Ei Ei Chaw, điều phối viên dự án Dự án chống buôn bán người quốc tế của Liên Hợp Quốc tại Myanmar, cho biết. "Các ông bố bà mẹ, cộng đồng và bản thân các cô gái gần như chấp nhận điều đang xảy ra".
Sau khi trận bão Cyclone Nargis tàn phá khu vực miền nam Myanmar năm 2008, số lượng phụ nữ tham gia vào ngành công nghiệp tình dục ở các thành phố như Rangoon tăng mạnh, báo chí địa phương cho biết.
Ngành công nghiệp tình dục phục vụ khách du lịch nước ngoài ở Myanmar đến nay chưa phát triển lắm, đơn giản chỉ vì Myanmar đến nay chưa có nhiều khách du lịch. Năm 2012, Thái Lan đón 22 triệu du khách). Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình đang thay đổi.
Andrea Valentin, sáng lập viên của tổ chức Minh bạch du lịch - hoạt động thúc đẩy ngành du dịch có trách nhiệm ở Myanmar - nói rằng gần đây chị vô tình xem một trang web tại Nhật Bản quảng cáo du lịch tình dục ở Myanmar, trong đó liệt kê một loạt khách sạn sẵn sàng đứng ra tổ chức. Chủ khách sạn cho biết họ cung cấp cho khách du lịch số điện thoại của gái mại dâm nếu khách có nhu cầu.
Tình dục không chỉ được quảng cáo lộ liễu trong các chương trình thời trang, quán karaoke, mát-xa, mà còn được tổ chức lén lút.
Vài năm trước, 13 người nước ngoài bị đưa vào danh sách đen ở Myanmar vì tội mua dâm trẻ em khi đi du lịch nước này. Lạm dụng tình dục trẻ em ở Myanmar chưa nghiêm trọng như ở Campuchia, nhưng chính phủ Myanmar không muốn tình hình trở nên tồi tệ hơn. "Học tập kinh nghiệm của các nước láng giềng, chúng tôi cảm thấy cần bắt đầu ngăn chặn ngay từ bây giờ thay vì đợi đến lúc muộn", Đại tá Win Naing Tun, phó chỉ huy Đơn vị đặc biệt thuộc Lực lượng cảnh sát Myanmar, nói.
Ngân hàng phát triển châu Á, với nguồn tiền tài trợ từ Na Uy, đang xúc tiến kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của người dân Myanmar và cam kết của các khách sạn, đơn vị cung cấp tour và cảnh sát trong việc đối phó với ngành công nghiệp tình dục; đào tạo nhân viên khách sạn và nhà điều hành tour nhận diện khách du lịch tình dục, đồng thời thiết lập các đường dây nóng chống du lịch tình dục và buôn người tại các khu vực du lịch trọng điểm.
Theo 24h
Trào lưu 'trát phấn' bùng nổ trong nam giới Hàn Xã hội Hàn Quốc từng coi việc nam giới trang điểm là hiện tượng bất thường, song giờ đây cảnh tượng ấy đã xuất hiện khắp nơi và Hàn Quốc đang trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều mỹ phẩm dành cho nam nhất thế giới. Chàng thanh niên Cho Won-hyuk trang điểm cẩn thận trước gương trong nhà riêng tại thành phố...