Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020
Ngày 25/1, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất lớn cho thị trường việc làm toàn cầu, khiến thế giới mất khoảng hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020.
Người lao động bên ngoài Văn phòng Sở Lao động thành phố New York (Mỹ). Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cụ thể, trong nghiên cứu mới nhất, ILO chỉ ra tổng số giờ làm việc trên toàn thế giới đã giảm 8,8% trong năm 2020, so với chỉ riêng quý IV/2019. Điều này đồng nghĩa rằng năm 2020, thế giới mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. ILO cho biết với thời lượng lao động bị sụt giảm như vậy, thu nhập lao động toàn cầu cũng giảm 8,3%, tương đương khoảng 3.700 tỷ USD, hoặc 4,4% GDP toàn cầu.
ILO giải thích rằng khoảng một nửa số giờ làm việc bị cắt giảm kể trên là số giờ làm việc bị rút ngắn của những người lao động vẫn giữ được việc làm. Tuy nhiên, trong năm 2020, số lượng người mất việc làm tăng cao chưa từng có. Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu tăng 1,1% (thêm 33 triệu người đã mất việc làm) lên tổng số 220 triệu người và tỷ lệ người không có việc làm toàn cầu là 6,5%.
Theo Tổng giám đốc ILO Guy Ryder, đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất mà thị trường việc làm toàn cầu trải qua kể từ thời kỳ Đại suy thoái xảy ra những năm 1930. Ông Ryder nhấn mạnh vẫn còn khoảng 81 triệu người khác không đăng ký vào diện thất nghiệp nhưng đã bị loại khỏi thị trường lao động. Trong số này có những người không thể đi làm vì các biện pháp hạn chế để ngăn chặn dịch bệnh lây lan hoặc vì nghĩa vụ với xã hội hoặc họ không còn muốn tìm việc làm. Điều này có thể dẫn tới những hệ lụy như người lao động mất đi kỹ năng, tài năng và năng lượng, gây tổn thất cho gia đình và toàn xã hội.
ILO chỉ ra tác động không đồng đều của đại dịch với những người lao động trên thế giới, đặc biệt nghiêm trọng hơn với những người lao động là phụ nữ và trẻ tuổi. Trên toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới trong năm 2020 là 5% trong khi ở nam giới là 3,9%. Phụ nữ thường làm việc ở những lĩnh vực kinh tế chịu tác động mạnh hơn và cũng phải đảm nhận thêm nhiều công việc trong thời gian đại dịch như chăm sóc trẻ em phải nghỉ học ở nhà. Những lao động trẻ tuổi hơn cũng có nguy cơ mất việc làm cao hơn nhiều. Trên toàn cầu, tỷ lệ mất việc làm trong nhóm lao động độ tuổi từ 15-24 là 8,7%, cao hơn đáng kể so với mức 3,7% ở nhóm lao động có độ tuổi cao hơn. Nhiều người trẻ tuổi cũng e ngại gia nhập thị trường lao động trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. ILO cho rằng đây thực sự là một nguy cơ “thực tiễn” về một thế hệ “mất định hướng” do tác động của đại dịch COVID-19.
Báo cáo mới của ILO cũng chỉ ra đại dịch tác động không đồng đều tới các lĩnh vực khác nhau, trong đó các dịch vụ ăn uống và lưu trú chịu tác động mạnh nhất, với tỷ lệ việc làm sụt giảm tới 20%. Ngược lại, việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và liên lạc, tài chính và bảo hiểm lại tăng.
Video đang HOT
Dù đã có những loại vaccine phòng bệnh được chứng minh là an toàn và hiệu quả làm dấy lên hy vọng rằng thế giới sẽ sớm có thể kiềm chế đại dịch nhưng ILO cảnh báo triển vọng phục hồi thị trường lao động toàn cầu trong năm 2021 “thấp, không ổn định và không đồng đều”. ILO kêu gọi các quốc gia hỗ trợ đặc biệt cho những nhóm và lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất và cho những nhóm có thể tạo việc nhiều việc làm một cách nhanh chóng. ILO nhấn mạnh cần hỗ trợ cho các nước nghèo hơn, có ít nguồn lực để thúc đẩy phục hồi thị trường việc làm hơn. Báo cáo đưa ra 3 kịch bản phục hồi trong năm 2020, tùy thuộc vào các biện pháp hỗ trợ ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Trong kịch bản tiêu cực, thời lượng làm việc trong năm 2021 sẽ giảm thêm 4,6% và thậm chí trong kịch bản tích cực nhất thì thời lượng làm việc cũng vẫn giảm thêm 1,3% trong năm 2021, tương đương với khoảng 36 triệu việc làm sẽ mất đi.
Nước Mỹ trầm lặng trước giao thừa
Khác với biển người háo hức vào đêm giao thừa năm ngoái, Quảng trường Thời đại sẽ chỉ còn vài trăm người lặng lẽ tạm biệt những sóng gió năm 2020.
"Tôi nóng lòng được chôn vùi năm 2020 hơn cả việc trông đợi vào năm 2021. Tôi không muốn nhìn thấy năm 2020 thêm chút nào nữa", Stephen Hughes, trợ lý tại Sở Cảnh sát New York, Mỹ, người chịu trách nhiệm hỗ trợ giám sát an ninh vào đêm giao thừa, cho hay.
Thay vì mở cửa cho khoảng một triệu người như thường lệ, Quảng trường Thời đại ở thành phố New York năm nay sẽ chỉ đón vài trăm người có giấy mời đặc biệt, bao gồm những nhân viên thiết yếu trên tuyến đầu chống Covid-19, cùng gia đình họ. Họ sẽ được kiểm tra thân nhiệt và cần đeo khẩu trang trong lúc chứng kiến một trong những năm tồi tệ nhất lịch sử Mỹ trôi qua.
Quả cầu pha lê đặt tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, hôm 30/12 để chuẩn bị cho đêm giao thừa. Ảnh: AFP .
Bao trùm năm 2020 là đại dịch Covid-19, với hơn 20 triệu ca nhiễm và gần 351.000 người chết tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, kéo theo nạn thất nghiệp và các công ty làm ăn thua lỗ trầm trọng.
Vụ George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bị một cảnh sát da trắng ghì chết hồi tháng 5 đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình dữ dội khắp đất nước, thậm chí lan sang nhiều quốc gia khác, nhằm chống nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.
Thêm vào đó là cuộc bầu cử tổng thống gây chia rẽ chưa từng có trong lòng nước Mỹ. Việc Tổng thống Donald Trump kiên quyết không chịu nhận thua trước Joe Biden, liên tục khẳng định ông mới là người thắng cuộc đích thực, khiến lời chia tay với năm 2020 dường như càng trở nên khó khăn.
Nhiều người cũng ý thức được rằng "hiện thực tàn nhẫn" của nước Mỹ sẽ không biến mất trong buổi bình minh đầu tiên của năm 2021. "Việc kim đồng hồ báo hiệu năm 2021 đã tới sẽ không giúp xóa bỏ mọi thứ", Juanita Erb, một y tá nghiên cứu lâm sàng được mời dự đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại, cho hay.
Trên bức tường dán điều ước ở quảng trường, nơi mọi người gửi gắm hy vọng vào năm mới, nội dung trên các mảnh giấy phản ánh nỗi bất an dai dẳng giữa cuộc khủng hoảng. "Covid suy giảm, du lịch nhiều hơn", "Đại dịch sẽ kết thúc", hay "Thịnh vượng và không Covid" là những thông điệp nằm trong số đó.
Mặc dù Covid-19 ở Mỹ chưa có dấu hiệu khả quan hơn, một số nghi thức đón giao thừa truyền thống vẫn được tổ chức, bao gồm việc thả quả cầu pha lê nặng 6 tấn dọc bên tòa nhà 25 tầng trên Quảng trường Thời đại, để đánh dấu sự kết thúc năm cũ, khởi đầu năm mới.
Tuy nhiên, sự hiện diện của hàng trăm nghìn người, yếu tố tạo nên không khí đón giao thừa sôi động trên Quảng trường Thời đại, sẽ không còn. New York, nơi từng thu hút cả thế giới vào dịp này mỗi năm, giờ đây đề nghị công chúng tránh xa. "Sự kiện giao thừa 2021 sẽ không mở cửa cho công chúng và không có khu vực quan sát cho công chúng", theo nội dung in đậm trong thông báo của Sở Cảnh sát New York.
Suốt ba thập kỷ qua, trợ lý cảnh sát trưởng Hughes cùng một nhóm đồng nghiệp đã xử lý phần lớn công việc hậu cần cho một trong những sự kiện thường niên lớn nhất thế giới, chứng kiến dòng người dần đông đúc hơn qua từng năm. Họ hôn nhau, reo hò trong bầu không khí rộn ràng và huyên náo, hướng tới một năm mới đầy hứa hẹn.
Thông thường, hàng nghìn sĩ quan được huy động để hỗ trợ trong đêm, nhiệm vụ mà họ cũng sẵn sàng bởi được giao lưu với người dân từ khắp thế giới một cách vui vẻ. Năm nay, lực lượng cảnh sát bổ sung sẽ giảm 80%, khi quy mô sự kiện được thu hẹp và đi kèm với những biện pháp hạn chế nhằm ngăn Covid-19. Với một sự kiện khép kín và phát trực tuyến, không khí có lẽ sẽ trầm lắng hơn.
Juanita Erb, y tá giúp giám sát các thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer tại Trung tâm Vaccine Langone của Đại học New York, nằm trong số ít những người được trực tiếp theo dõi sự kiện. Sau khi đại dịch tấn công nước Mỹ, người phụ nữ 44 tuổi đã bỏ việc để đến hỗ trợ hoạt động tại trung tâm vaccine. "Tôi nghĩ mình nên làm như vậy. Cộng đồng và đất nước cần tôi ngay bây giờ", Erb cho biết.
Một trong những khách mời khác là Danny Haro, sinh viên 22 tuổi đến từ thị trấn Montclair, bang New Jersey. Anh làm nghề giao đồ ăn cho một nhà hàng Italy và bảo vệ một cửa hàng quần áo, những công việc không được ca ngợi nhưng đã tạo điều kiện cho cuộc sống "bình thường mới" diễn ra.
Khi Covid-19 hoành hành hồi mùa xuân, nhà hàng Villa Victoria Pizzeria ở Montclair, nơi Haro làm việc, bắt đầu phát mỳ ống và salad miễn phí cho nhân viên tại bệnh viện Mountainside gần đó.
Sau một thời gian giao đồ, đến đầu tháng 4, Haro nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV và đã lây cho cả cha mẹ, anh trai và hai chị gái. Virus khiến Haro phải chịu đựng những cơn sốt, tức ngực, mất khứu giác và nhiều đêm dài sợ hãi.
Sức khỏe của Haro đã ổn hơn nhiều. Anh sẽ dành đêm giao thừa tại Quảng trường Thời đại với mẹ và chị gái, trong khi Erb đi cùng người bạn đời. Y tá 44 tuổi hy vọng trong năm mới, mọi người sẽ không còn lơ là và tuân thủ hướng dẫn y tế cộng đồng, vì mục tiêu ngăn chặn đại dịch.
Haro dự đoán năm 2021 sẽ không khác gì so với 2020, ít nhất là giai đoạn đầu năm. Vì vậy, sinh viên này chỉ ước một điều. "Thật sự thì tôi chỉ cần khỏe mạnh", Haro nói.
Mở cửa trượt ra khỏi máy bay đang chạy Hai hành khách trên chuyến bay của hãng Delta mở cửa thoát hiểm và kích hoạt máng trượt thoát ra ngoài khi máy bay chạy trên đường băng ở New York. Antonio Murdock, 31 tuổi, và Brianna Greco, 23 tuổi, đối mặt với cáo buộc hình sự sau khi trượt khỏi máy bay ở sân bay LaGuardia, thành phố New York, sáng 21/12,...