Thế giới mất 400 tỉ USD mỗi năm vì tội phạm mạng
Con số thiệt hại cao hơn rất nhiều so với tổng thu nhập quốc dân của một quốc gia, theo báo cáo mới nhất của McAfee.
Thiệt hại hàng năm do giới tội phạm mạng máy tính gây ra cho toàn thế giới ước tính lên tới 400 tỉ USD, theo một báo cáo mới của bộ phận bảo mật McAfee của Intel. Báo cáo là kết quả nghiên cứu của McAfee hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC (Mỹ).
Báo cáo đã thừa nhận việc đánh giá thiệt hại từ những hành vi tấn công mạng trên toàn cầu gặp khó khăn do hầu hết các nạn nhân của tội phạm mạng không công bố các con số thiệt hại.
Để có được kết quả nghiên cứu, McAfee và đối tác của mình đã tổng hợp từ dữ liệu công khai được thu thập bởi các tổ chức chính phủ và các trường đại học trên toàn thế giới, bao gồm các tổ chức ở Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Australia và Malaysia, kết hợp với việc phỏng vấn các chuyên gia.
Ước tính thiệt hại liên quan đến các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới vào khoảng từ 375 tỉ USD cho đến 575 tỉ USD.
“Ngay cả mức thiệt hại thấp nhất theo ước tính cũng cao hơn nhiều so với tổng thu nhập quốc dân của hầu hết các quốc gia”, báo cáo cho biết.
Trong năm 2009, một nghiên cứu của McAfee ước tính thiệt hại do tội phạm mạng toàn cầu gây ra khoảng 1 nghìn tỉ USD, con số này đã gây ra nhiều tranh cãi và sau đó công ty đã đính chính là có sự nhầm lẫn. Hợp tác với CSIS, McAfee đã phát hành một nghiên cứu vào tháng 5/2013 cho biết thiệt hại từ tội phạm mạng toàn cầu có khả năng không vượt quá 600 tỉ USD, tức thấp hơn số tiền mà giới tội phạm ma túy kiếm được.
Báo cáo mới nhất thừa nhận rằng hầu hết sự cố do tội phạm mạng gây ra không được báo cáo, chỉ vài công ty tiết lộ bị tấn công mạng. Báo cáo cũng cho biết việc thu thập dữ liệu để tính toán thiệt hại rất khó khăn do các nước chưa thống nhất được một định nghĩa tiêu chuẩn thế nào là tội phạm mạng.
“Một vài quốc gia đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tính toán thiệt hại của họ do tội phạm mạng gây ra, nhưng phần lớn các quốc gia chưa mấy quan tâm tới điều này”, báo cáo cho biết.
Các tác giả của bản nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu của 51 quốc gia trải rộng khắp nơi có tổng thu nhập quốc dân khoảng 80% của toàn thế giới. Dữ liệu tổng hợp ước tính mức thiệt hại cho toàn thế giới nhưng điều chỉnh theo vùng, nghiên cứu “giả định rằng thiệt hại do tội phạm mạng gây ra là một phần bất biến của tổng thu nhập quốc dân, được điều chỉnh theo mức độ phát triển của quốc gia”, theo báo cáo.
Nghiên cứu đã xem xét các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp của các cuộc tấn công mạng, chẳng hạn như mất cắp tài sản trí tuệ, thông tin kinh doanh, chi phí bảo vệ mạng, uy tín sứt mẻ và các khoản chi phí phục hồi.
Video đang HOT
Sự phát triển của Internet và sử dụng nó để kinh doanh đồng nghĩa “thiệt hại vì tội phạm mạng sẽ tiếp tục gia tăng do kinh doanh qua mạng ngày càng phát triển”, báo cáo khẳng định.
Báo cáo của McAfee đánh giá các công ty Mỹ bị tổn thất cao nhất, và cho rằng, nhìn chung “có những mối tương quan chặt chẽ giữa tổng thu nhập quốc dân và thiệt hại từ tội phạm mạng”.
Báo cáo không giải thích vì sao, nhưng ngoài khả năng dễ xâm nhập thì giới tội phạm mạng có xu hướng nhắm mục tiêu vào những nơi có thể khai thác được nhiều giá trị.
Theo PCWorld VN
Bên trong trung tâm phòng chống tội phạm mạng của Microsoft
Cybercrime Center bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2013 với mục đích chiến đấu với tội phạm mạng, nạn sao chép phần mềm trái phép và làm Internet an toàn hơn.
Cybercrime Center nằm ở khu phía bắc trong đại bản doanh của Microsoft ở Redmond, Washington (Mỹ).
Trung tâm này mới được mở cửa cách đây 8 tháng...
... với mục đích chiến đấu với tội phạm mạng, đánh sập các mạng máy tính ma, phá các ổ chia sẻ phần mềm lậu hay chống lại nạn lạm dụng tình dục trẻ em trên Internet.
Khu vực đầu tiên của Cybercrime Center trưng bày những con số thống kê các diễn biến mới nhất về tình hình an ninh mạng.
Chuyên gia Mark Lamb thuộc bộ phận Digital Crimes Unit của Microsoft, chia sẻ những con số như gần 400 triệu người là nạn nhân của tội phạm mạng mỗi năm.
Người dùng thiệt hại tổng cộng 113 tỷ USD chỉ trong một năm vì tội phạm mạng.
Botnet (mạng máy tính ma, bao gồm các hệ thống máy tính của người dùng bị hacker khống chế để tấn công từ chối dịch vụ, gửi thư rác...) luôn là nỗi đau đầu của các chuyên gia bảo mật.
Thống kê của Microsoft cho thấy Việt Nam là một trong những điểm phát tán spam nhiều nhất thế giới do tỷ lệ máy tính lây nhiễm mã độc, nhất là Trojan ở đây rất cao.
Việt Nam là một trong những nước có số lượng máy tính nhiễm virus Conflicker nhiều nhất, trong đó có hơn 300.000 máy tính bị nhiễm ở TP HCM.
Tuy nhiên, con số đó vẫn thua xa Hà Nội với gần 1 triệu hệ thống nhiễm sâu Conflicker.
Một phòng nghiên cứu và theo dõi các mánh khoé của tội phạm.
Chẳng hạn, hai hộp đựng đĩa cài Office này giống hệt nhau, nhưng chỉ có một hộp chứa mã cài đặt hợp pháp.
Theo Bryan Hurd, Giám đốc trung tâm Digital Crime Unit của Microsoft, phòng chống tội phạm số giống như một cuộc đuổi bắt không có hồi kết. Nhưng điều Microsoft quan tâm không đơn giản chỉ là có bao nhiêu phần mềm bị sao chép mà còn là việc hàng trăm triệu người sử dụng đang bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo.
CyberCrime Center được bảo vệ nghiêm ngặt và được trang bị các giải pháp hiện đại dựa trên công nghệ của Microsoft.
Tại đây, các kỹ sư, chuyên gia bảo mật của Microsoft hợp tác với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như pháp lý, ngân hàng, ISP... để cùng chống tội phạm mạng.
Theo VNE
Tội phạm mạng đang chuyển hướng sang lừa đảo trực tuyến Số liệu trong báo cáo SIRV16 của Microsoft chỉ ra rằng các tội phạm mạng đang chuyển dịch sang ăn cắp thông tin cá nhân, tài chính của người dùng, vì các cuộc tấn công phần mềm đang dần trở nên khó khăn và tốn kém. Ông Tim Rains, Giám đốc khối Điện toán An toàn của Tập đoàn Microsoft. Theo đó, trong...