Thế giới ghi nhận trên 41,1 triệu ca mắc, 1,13 triêu ca tử vong do dịch COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 21/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 41.172.187 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.131.352 ca tử vong. Số trường hợp được điều trị khỏi bệnh là 30.705.009 người.
Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới với 8.524.139 ca nhiễm và 226.237 ca tử vong, tiếp theo là Ấn Độ với 7.670.537 ca nhiễm và 116.068 ca tử vong, Brazil với 5.274.817 ca nhiễm và 154.888 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực có nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày qua. Trong đó, Nga đã ghi nhận 15.700 ca nhiễm mới và 317 ca tử vong. Đây là số ca tử vong cao nhất trong một ngày tại Nga kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tính đến nay, quốc gia 145 triệu dân này ghi nhận 1.447.335 ca nhiễm và 24.952 ca tử vong, tiếp tục là ổ dịch lớn thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, Điện Kremlin cho biết nước này chưa có kế hoạch áp đặt thêm bất kỳ lệnh phong tỏa nào nhằm kiềm chế dịch bệnh dù số ca tử vong mới tăng vọt.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Lviv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Ukraine thông báo số ca tử vong mới tại nước này đã tăng ở mức cao kỷ lục – 141 ca, lên tổng số 5.927 ca. Ngoài ra, số ca nhiễm mới trong một ngày qua ở nước này cũng tăng ở mức cao nhất – 6.719 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân lên 315.826 người. Ba Lan cũng thông báo có 10.040 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc vượt quá 200.000 ca, khiến hệ thống y tế của quốc gia Đông Âu này bị quá tải.
Séc ghi nhận thêm 11.984 ca nhiễm mới. Đây là số ca mắc mới COVID-19 cao nhất ở nước này giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nhiều tuần qua. Số ca tử vong trong 24 giờ qua tại Séc cũng đã tăng hơn 100 ca lên 1.619 ca. Theo hãng tin Reuters (Anh), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Séc Jan Hamacek đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước tình hình này, Chính phủ Séc đã ra lệnh đóng cửa hầu hết các cửa hàng và dịch vụ, đồng thời tìm cách hạn chế hoạt động đi lại nhằm ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh. Hiện tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới tại Séc là nhanh nhất châu Âu.
Hà Lan – một trong những điểm nóng của làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai – cũng thông báo có thêm hơn 8.500 ca mắc trong 24 giờ qua. Số ca mắc mới tại Hà Lan tiếp tục tăng cao gần 3 tuần sau khi chính phủ nước này áp đặt các biện pháp “phong tỏa một phần”, trong đó có đóng cửa các quán bar và nhà hàng. Tại Hungary, Bộ trưởng Tư pháp Judit Varga cho biết bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 với các triệu chứng nhẹ. Bà là thành viên chính phủ đầu tiên mắc bệnh. Số ca mắc tại Hungary đã tăng mạnh kể từ cuối tháng 8 năm nay. Ngày 10/9, số ca mắc bệnh tại nước này là khoảng 10.000 ca và tính đến ngày 14/10, con số này đã tăng gấp 4 lần lên 40.000 ca.
Bên cạnh đó, các nước Áo, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Slovakia, Litva cũng ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới ở mức cao kỷ lục.
Tại Anh, Bộ trưởng Nhà ở Robert Jenrick cho biết chính phủ nước này cùng các nhà lãnh đạo thành phố Sheffield và hạt Nam Yorkshire đã đạt được đồng thuận cao trong thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn tại khu vực ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất này. Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson cũng đã quyết định áp dụng lệnh phong tỏa cấp độ cao nhất (cấp độ 3) tại vùng Greater Manchester, gồm 2,8 triệu dân, kể từ 23/10, tương tự như tại 2 thành phố Liverpool và Lancashire. Nhà lãnh đạo Anh cho biết thêm một số thành phố ở phía Bắc vùng England nhiều khả năng cũng sẽ phải vào diện phong tỏa cấp độ 3.
Trong khi đó, Italy áp đặt giới nghiêm cục bộ, từ áp lệnh giới nghiêm đến phong tỏa các đường phố, quảng trường tại các thành phố lớn, nhằm hạn chế tối đa hoạt động về đêm, nhằm ngăn chặn làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại trong những ngày qua tại nước này.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Putrajaya, Malaysia, ngày 19/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tại khu vực châu Á, Malaysia đã tăng cường hình thức làm việc tại nhà, theo đó các cơ quan cung cấp dịch vụ công tại 5 địa phương của nước này gồm thủ đô hành chính Putrajaya, thủ đô Kuala Lumpur, bang Labuan, Selangor và Sabah, những nơi đang có số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, sẽ chỉ có tối đa 30% số cán bộ nhân viên đến làm việc kể từ ngày 22/10.
Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) ngày 21/10 cảnh báo nước này có thể phải hứng chịu một đợt lây nhiễm gia tăng khác vào bất cứ lúc nào do các ca nhiễm lẻ tẻ tại các cơ sở có nguy cơ cao như viện dưỡng lão, cơ sở dạy thêm… vẫn đang xuất hiện trên toàn quốc. Đặc biệt các ca không rõ nguồn lây nhiễm cùng với các ca nhập cảnh gia tăng từng ngày đang là yếu tố khiến cuộc chiến chống đại dịch của Hàn Quốc gặp khó khăn. Trong bối cảnh học sinh đã quay lại trường học trên phạm vi toàn quốc song vẫn phát sinh các ca lây nhiễm tập thể rải rác khiến các trường học hay cơ sở dạy thêm có nguy cơ trở thành những điểm lây nhiễm tập thể mới. KCDA đã đề nghị các Sở Giáo dục, chính quyền địa phương các tỉnh thành phố trên cả nước, các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội đồng lòng thực hiện đúng quy tắc phòng dịch tại trường học. Tính đến 0h ngày 21/10, Hàn Quốc có tổng cộng 25.424 ca mắc COVID-19.
Trong khi đó, nhà chức trách Singapore cho biết nước này có thể bước vào giai đoạn 3 mở cửa trở lại vào cuối năm nay, nếu các ca lây nhiêm trong cộng đồng duy tri ở mức thấp khi nước này tăng cường xét nghiệm và truy dấu tiêp xuc. Theo đó, các cuộc găp măt nơi công công có thể tăng từ nhóm 5 ngươi lên nhom 8 người. Môt gia đinh co thê tiêp tối đa 8 khách đến thăm. Mưc giới hạn số người tập trung tại các địa điểm như bảo tàng, nơi thờ tự và tiệc cưới có thể được nâng lên, nhiều khu vực cho phép tới 50 người. Tuy nhiên, các cơ sơ có nguy cơ lây nhiêm cao hơn như quán bar, karaoke và hôp đêm… có thê vẫn phai đóng cửa.
Tại khu vực Trung Đông, Iran thông báo có thêm 5.616 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất được ghi nhận trong 1 ngày kể từ tháng 2 năm nay. Hiện số ca mắc COVID-19 tại Iran đã lên tới 545.286 ca. Ngoài ra, trong 24 giờ qua nước này cũng ghi nhận thêm 312 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi do COVID-19 lên 31.346 ca. Trong khi đó, Chính phủ Jordan thông báo sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm, bắt đầu từ ngày 24/10 cho đến cuối năm nay, đồng thời siết chặt quy định tại nơi công cộng và các doanh nghiệp để tăng cường phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng Jordan Bisher Khasawneh nêu rõ lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 23h đêm hôm trước tới 6h sáng hôm sau. Hoạt động kinh doanh chỉ được phép mở cửa đến 22h. Jordan ngày 20/10 đã ghi nhận thêm 2.035 ca mắc mới và 34 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh và tử vong ở nước này lên lần lượt 40.972 người và 414 người.
Tại châu Mỹ, giới chức Mexico cũng đẩy mạnh thông điệp kêu gọi người dân tránh các đám đông để ngăn chặn nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ hai trong bối cảnh các lễ hội thường niên sắp tới, trong đó có lễ hội Ngày của những người đã khuất (từ 1-2/11). Nhà chức trách Mexico cho hay sẽ duy trì lệnh đóng cửa các nghĩa trang, trong khi chính quyền thành phố Mexico City để ngỏ khả năng siết chặt các biện pháp phòng dịch, trong bối cảnh số bệnh nhân nhập viện gia tăng trong những tuần qua sau khi có xu hướng giảm từ cuối tháng 7 vừa qua. Trong khi đó, tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau khuyến cáo người dân về nguy cơ gia tăng lây lan dịch trong lễ hội Halloween năm nay. Theo đó, ông Trudeau cho biết gia đình ông sẽ không tham gia trò trick-or-treat (tạm dịch: cho quà hay bị quậy phá) trong lễ hội Halloween năm nay, thay vào đó sẽ tổ chức trò “săn” kẹo quanh nhà theo phong cách lễ Phục sinh.
Hơn 32,4 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 987.000 người chết vì nCoV trong hơn 32,4 triệu người nhiễm, nhiều nước châu Âu áp đặt các hạn chế khi dịch tái bùng phát.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 32.382.204 ca nhiễm và 986.840 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 327.978 và 6.489 ca sau 24 giờ, trong khi 23.893.811 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.179.040 ca nhiễm và 207.401 người chết, tăng lần lượt 45.388 và 901 ca so với một ngày trước đó. Các quan chức y tế Mỹ chỉ ra rằng nCoV đang chuyển hướng tấn công người trẻ tuổi, khi 23% số ca nhiễm được báo cáo là từ 18 đến 29 tuổi.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ có đủ vaccine Covid-19 cho tất cả người dân vào tháng 4/2021, tuy nhiên giới chuyên gia y tế tỏ ra thận trong hơn, cho rằng kịch bản mà ông chủ Nhà Trắng mong muốn chỉ có thể xảy ra sớm nhất vào giữa năm sau.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 23/9 kêu gọi người dân ở nhà vào dịp Halloween và tổ chức các bữa tiệc bằng hình thức trực tuyến. "Nhiều hoạt động Halloween truyền thống có thể có nguy cơ lây lan virus cao", CDC viết, khuyến cáo không nên tổ chức các bữa tiệc hóa trang đông người trong nhà hoặc cho trẻ em đi xin kẹo.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người dân ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, hôm 24/9. Ảnh: AFP.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 85.919 ca nhiễm và 1.144 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 5.816.103 và 92.317. Số ca nhiễm tại nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
Ấn Độ tuần qua mở cửa trở lại đền Taj Mahal sau 6 tháng ngừng đón khách du lịch. Số người tham quan mỗi ngày được giới hạn ở mức 5.000, so với trung bình 20.000 trước đại dịch. Vé vào đền chỉ được bán online, có khoảng 300 vé được bán ra trong ngày đầu mở cửa. Khách tham quan được kiểm tra thân nhiệt và phải tuân thủ quy định giữ khoảng cách với những người khác.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 743 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 139.808. Số người nhiễm nCoV tăng 29.992 trong 24 giờ qua, lên 4.657.702.
Giới chuyên gia Brazil nhận định các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng vẫn cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương cho phép tái mở cửa kinh tế quá sớm, không siết chặt các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Nga báo cáo thêm 149 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 19.948. Số ca nhiễm tăng 6.595, lên 1.128.836. Nga đã nối lại đường bay với Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan từ ngày 21/9 và với Hàn Quốc từ ngày 27/9.
Nga đang đàm phán và đã nhận được yêu cầu cung cấp 1,2 tỷ liều vaccine cho hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông. Đây là một bước tiến có thể mang tới cho Nga đòn bẩy kinh tế và chính trị vô cùng giá trị trên trường quốc tế.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/9 đề nghị tiêm miễn phí vaccine Sputnik-V cho các nhân viên Liên Hợp Quốc. Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cảm ơn và cho biết họ sẽ nghiên cứu đề xuất này.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 10 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 667.049 ca nhiễm và 16.283 ca tử vong, tăng lần lượt 1.861 và 77. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Các hạn chế về di chuyển và kinh doanh đã dần được nới lỏng kể từ tháng 6, nhưng nước này vẫn đóng biên để tránh ca ngoại nhập. Tổng thống Nam Phi thông báo dỡ bỏ hầu hết hạn chế từ 20/9 và sẽ mở biên với hầu hết quốc gia từ 1/10.
Ca nhiễm tăng trở lại tại Tây Ban Nha, vùng dịch lớn nhất châu Âu. Nước này báo cáo thêm 10.653 ca nhiễm mới và 84 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 704.209 và 31.118.
Khu vực Madrid áp đặt biện pháp phong tỏa một phần với gần một triệu người. Cư dân tại các khu dân cư đông đúc có thu nhập thấp ở miền nam thủ đô chỉ được phép rời khu vực để đi làm, khám bệnh hoặc đưa con đi học từ ngày 21/9.
Ca nhiễm mới ở Pháp cũng tăng trở lại sau giai đoạn Covid-19 được kiềm chế. Nước này ghi nhận thêm 16.096 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 497.237, trong đó 31.511 người chết, tăng 52 trường hợp.
Các quán bar và nhà hàng ở Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp phải đóng cửa từ 23/9. 8 thành phố lớn khác, bao gồm thủ đô Paris, sẽ ban hành hạn chế mới như giới hạn tụ tập ở nơi công cộng dưới 10 người và áp giờ đóng cửa sớm hơn với quán bar.
Anh, vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, ghi nhận 416.363 ca nhiễm và 41.902 ca tử vong, tăng lần lượt 6.634 và 40 trường hợp. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết chính phủ Anh ước tính mỗi ngày có chưa đến 10.000 người nhiễm mới, thấp hơn nhiều so với con số 100.000 ca mới/ngày mà nước này dự đoán vào giai đoạn cao điểm.
Năng lực xét nghiệm của Anh đã tăng đáng kể từ sau đợt dịch đầu tiên, nhưng vẫn đang bị quá tải khi nhiều người dân không thể xét nghiệm hoặc phải vượt quãng đường rất xa để đến nơi có thể xét nghiệm, kết quả trả về cũng bị chậm trễ. Điều này dẫn tới nhiều chỉ trích nhằm vào hệ thống y tế Anh.
Iran báo cáo 25.015 người chết, tăng 175, tổng số ca nhiễm là 436.319, tăng 3.521. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại nước này đang có xu hướng gia tăng kể từ khi chạm mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng hồi đầu tháng 9. Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi từng cảnh báo về "sự trỗi dậy" của nCoV tại một số vùng của đất nước, do mức độ tuân thủ các biện pháp y tế giảm sút.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 296.755 ca nhiễm và 5.127 ca tử vong, tăng lần lượt 2.180 và 36 ca.
Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận áp đặt những biện pháp phòng dịch cho đến cuối tháng 9, hạn chế di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga hoặc Trung Quốc cung cấp, bày tỏ lạc quan nước này sẽ "trở lại bình thường" vào tháng 12.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 262.022 ca nhiễm, tăng 4.634 so với hôm trước, trong đó 10.105 người chết, tăng 128 ca. Thủ đô Jakarta đang siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.654 người nhiễm, tăng 14 ca. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.
Singapore sẽ thí điểm chương trình thẻ thông hành cho các lãnh đạo doanh nghiệp cần đi công tác thường xuyên, khi họ tiếp tục nới lỏng một số hạn chế liên quan đến Covid-19. Chính phủ cho biết số lượng thẻ sẽ bị giới hạn trong giai đoạn đầu.
Châu Âu đẩy mạnh các biện pháp hạn chế đối phó với "cơn đại hồng thủy" Covid-19 Trơ thanh điêm nong về đại dịch Covid-19 sau khi số ca mắc tăng mạnh, châu Âu buộc phải thắt chặt các biện pháp hạn chế, bao gồm cả lệnh giới nghiêm và phong tỏa. Đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và nguy cơ kinh tế, châu Âu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt chặt kiểm soát dịch bệnh....