Thế giới ghi nhận ngày nóng nhất từ trước đến nay
Theo dữ liệu sơ bộ của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), ngày 21/7 vừa qua là ngày nóng nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.
Trẻ em chơi đùa tại khu vực đài phun nước ở quảng trường Schwarzenberg (Áo) để tránh nắng nóng. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu đo được vào ngày 21/7 vừa qua là 17,09 độ C, cao hơn một chút so với mức kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 6 vừa qua là 17,08 độ C. Trong tuần qua, các đợt nắng nóng đã thiêu đốt nhiều vùng rộng lớn ở Mỹ, châu Âu và Nga.
Theo C3S, kể từ tháng 6/2023, đã 13 tháng liên tiếp nhiệt độ trung bình hằng tháng đều được ghi nhận là cao nhất lịch sử. Riêng tháng 6 vừa qua ghi nhận nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu là 16,66 độ C – nóng nhất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Một số nhà khoa học cho rằng năm 2024 có thể vượt qua năm ngoái trở thành năm nóng nhất kể từ khi các dữ liệu được ghi chép đến nay do tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino vốn kết thúc vào tháng 4 năm nay đã đẩy nhiệt độ tăng cao chưa từng thấy trong năm 2024 này.
Thế giới trải qua tháng 4 nóng kỷ lục
Ngày 8/5, Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu trong tháng 4 vừa qua ở mức cao chưa từng có.
Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt tại Bangkok, Thái Lan ngày 25/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Copernicus nhấn mạnh tình trạng ấm bất thường xảy ra bất chấp hiện tượng thời tiết El Nino tiếp tục suy yếu, góp phần làm tăng nhiệt độ. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm các hình thái thời tiết cực đoan. Kể từ tháng 6 năm ngoái, nhiệt độ từng tháng đều được ghi nhận là ấm nhất so với cùng thời gian các tháng này của những năm trước đó. Tháng 4 vừa qua cũng không phải là ngoại lệ khi cao hơn 1,58 độ C so với mức nhiệt trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900. Mặc dù đây là điều bất thường nhưng một chuỗi kỷ lục nhiệt độ toàn cầu hằng tháng tương tự cũng từng được ghi nhận vào năm 2015-2016.
Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt tại Ajmer, Ấn Độ ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Copernicus cho biết thêm nhiệt độ trung bình trong 12 tháng qua cũng cao hơn 1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt mục tiêu 1,5 độ C đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (năm 2015) nhằm hạn chế hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt tại thành phố Quezon, Philippines ngày 30/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng theo báo cáo của Copernicus, dù hiện tượng El Nino đã đạt đỉnh vào đầu năm nay và đang dần suy yếu, nhưng nhiệt độ trung bình mặt nước biển vào tháng 4 vừa qua đã tăng lên mức cao kỷ lục, đồng thời đánh dấu mức tăng tháng thứ 13 liên tiếp.
Nhiệt độ đại dương ấm lên đe dọa sinh vật biển, đồng thời là một trong những tác nhân làm tăng độ ẩm trong khí quyển và làm suy giảm vai trò quan trọng của đại dương giúp hấp thụ khí thải nhà kính làm nóng hành tinh.
Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt ở Kathmandu, Nepal ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà khí hậu học Julien Nicolas của Copernicus nhấn mạnh mức tăng nhiệt bất thường trong tháng 4 vừa qua không đồng nghĩa với việc bỏ lỡ mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhưng nó gióng lên hồi chuông báo động về điều kiện nhiệt độ toàn cầu hiện nay.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu nóng lên đều khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng. Dự báo khí hậu cho thấy nửa cuối năm 2024 có thể chứng kiến dịch chuyển sang hiện tượng thời tiết La Nina, làm giảm nhiệt độ toàn cầu, nhưng điều kiện vẫn còn khá bất ổn. Theo ông Nicolas, El Nino kết thúc không có nghĩa là nhiệt độ cao chấm dứt.
Cảnh báo 'stress nhiệt' gia tăng ở châu Âu, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Châu Âu sẽ ngày càng hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu đựng được, do biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu gia tăng. Người dân tập trung tại khu vực đài phun nước ở Paris, Pháp để tránh đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 40...