Thế giới ghi nhận 172,5 triệu ca mắc, 3,7 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/6 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 172.552.704 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 3.708.987 ca tử vong. Hiện có 155.229.189 bệnh nhân COVID-19 đã bình phục.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 30/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại châu Á. Cụ thể, Malaysia ghi nhận thêm 8.209 ca mắc COVID-19 (tăng so với 7.703 ca hôm 2/6), trong đó bang Selangor tiếp tục là địa phương có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất cả nước với 3.125 ca, kế đến là thủ đô Kuala Lumpur với 801 ca, bang Johor 752 ca. Đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 595.374 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.096 ca tử vong.
Singapore ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ ngày 16/5 với 45 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 35 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca bệnh tại Singapore hiện là 62.145 ca, trong đó có 33 ca tử vong. Theo Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong, đồng Chủ tịch Lực lượng đặc trách liên bộ về COVID-19, việc chưa thể truy vết các ca mắc “ẩn” trong cộng đồng tại nước này hiện là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Campuchia cũng ghi nhận thêm 6 ca tử vong và 729 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 700 ca lây nhiễm cộng đồng và 29 ca nhập cảnh. Như vậy tính đến nay, Campuchia có tổng cộng 32.189 ca mắc COVID-19, trong đó 24.763 ca đã bình phục và 236 ca tử vong.
Trong bối cảnh các ca nhiễm mới có xu hướng tăng trở lại, chính quyền thủ đô vừa ban hành lệnh cấm tụ tập trên 15 người, đồng thời tạm ngừng các hoạt động kinh doanh và công việc có rủi ro cao lây nhiễm dịch COVID-19. Chính quyền thành phố chưa cho phép mở cửa các trường học và các trường dạy nghề. Lệnh đóng cửa 14 ngày từ ngày 3-16/6 cũng được áp dụng với tất cả các loại hình câu lạc bộ, khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, khu vui chơi, rạp chiếu phim, phòng tập thể thao.
Còn Indonesia đã hủy bỏ các chuyến hành hương của người dân tới thánh địa Mecca ở Saudi Arabia. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Indonesia hủy bỏ sự kiện do lo ngại diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Trước đó, Phó chủ tịch Hạ viện Indonesia, ông Sufmi Dasco Ahmad, cho biết đã nhận được thông tin chính thức liên quan đến việc Saudi Arabia cấm người dân Indonesia nhập cảnh tham dự lễ hành hương Haj 2021.
Video đang HOT
Thái Lan ghi nhận thêm 39 ca tử vong và 3.886 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 169.348, trong đó có 1.146 ca tử vong. Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà trên toàn quốc vào ngày 7/6. Chính phủ Thái Lan đảm bảo rằng tất cả công dân nước ngoài sống ở quốc gia Đông Nam Á này đã đăng ký tiêm chủng sẽ bắt đầu được tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 từ tuần tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Yala, Thái Lan, ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) sẽ lần đầu tiên triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm tư 12 tuổi trơ lên nhằm giúp bảo vệ những người trẻ tuổi khỏi nguy cơ lây mắc COVID-19. Theo đó, trẻ em sẽ sớm được quay trở lại trường học và nhịp sống bình thường. Các quốc gia khác cũng đã triển khai tiêm vaccine cho thanh thiếu niên. Trẻ em trên 12 tuổi sẽ có thể tiêm vaccine Pfizer/BioNTech, song những người trên 18 tuổi vẫn tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc. Hong Kong cũng đã mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ em trên 16 tuổi từ tháng 4 vừa qua. Tính tơi nay, Hong Kong đã ghi nhân 11.849 ca mắc COVID-19, trong đó có 210 ca tử vong.
Tại bang Queensland của Australia, chính quyền bang cũng đang đẩy mạnh cuộc chiến chống đại COVID-19 bằng cách tiếp tục đóng cửa với bang Victoria và tăng cường thiết lập thêm các trung tâm tiêm chủng vào cuối tuần tới. Theo chính quyền bang Queensland, bang Victoria được coi là một điểm nóng về COVID-19, do đó những người từng lưu lại bang này không được phép vào Queensland, ngoại trừ cư dân của Queensland, những người cũng phải cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn được chỉ định khi quay lại bang này.
Lệnh hạn chế trên được đưa ra sau khi số ca mắc COVID-19 tại Melbourne gia tăng nhanh chóng, buộc chính quyền phải phong tỏa thành phố cho tới ngày 10/6 tới. Những người từ bang Victoria đã tới Queensland trước khi lệnh đóng cửa biên giới cứng được áp dụng tuần trước cũng sẽ phải tiếp tục tuân thủ các quy tắc phong tỏa của bang Victoria. Những hạn chế này bao gồm: chỉ rời khỏi nhà khi đi mua sắm thực phẩm và vật dụng thiết yếu, khi đi làm việc và học tập, chăm sóc người già và người bệnh, đi tập thể dục, đi tiêm chủng hoặc đi xét nghiệm.
Tại châu Âu, Italy đã triên khai chiên dịch tiêm chủng cho mọi ngươi dân trên 12 tuôi sau khi Cơ quan quản lý dươc phâm của Liên minh châu Âu (EMA) hôi tuân trươc đã phê duyêt sư dụng vaccine Pfizer/BioNTech cho thanh thiêu niên tư 12 đên 15 tuôi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech cho người dân tại Lampedusa, Italy ngày 15/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau sư khởi đầu chậm chạp vào đầu năm, do các vấn đề về tổ chức lân thiếu nguồn cung, chương trình tiêm chủng của Italy đã đươc đây mạnh. Sô liêu của Bô Y tê cho thây hơn 35 triệu liều vaccine đã được tiêm cho ngươi dân, với 12,4 triệu người – gần 23% dân số – hiện đã được tiêm đủ liêu. Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên phải đối mặt với đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020. Cho đến nay, nươc này đã ghi nhận hơn 126.000 ca tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, các ca măc đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây và nhiều biên pháp hạn chế chông dịch đã được dơ bỏ, mặc dù lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn còn hiêu lưc cùng với các hạn chê đôi vơi viêc ăn uống trong nhà và quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Trong khi đó, Đức đã sẵn sàng ứng phó với nguy cơ bùng phát làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ 4 nếu số ca mắc mới bất ngờ tăng giống như hồi mùa Thu năm 2020.
Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn cho biết ông đã bắt đầu thảo luận với các chuyên gia và Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) nhằm sớm phát hiện những nguy cơ và tìm ra chiến lược để tránh một làn sóng lây nhiễm mới. Sự thận trọng của Đức dựa trên thực tế là sau giai đoạn tỷ lệ nhiễm mới tương đối thấp hồi mùa Hè năm ngoái, tình hình dịch bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn xấu trong tháng 9 và tháng 10, khiến Đức phải áp đặt một số biện pháp phong tỏa trong tháng 11 và sau đó phải nhiều lần gia hạn biện pháp này, thậm chí phải áp đặt “phong tỏa cứng” trong nhiều tháng qua.
Hiện Chính phủ liên bang Đức có kế hoạch tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc, vốn là cơ sở pháp lý để đề ra các quy định về tiêm chủng hay chi phí xét nghiệm. Tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh lần đầu tiên được Quốc hội liên bang phê chuẩn ngày 25/3/2020, được gia hạn hồi tháng 11 năm ngoái và có hiệu lực tới cuối tháng 6 này.
Đan Mạch tiêm vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson cho những người tình nguyện
Đan Mạch là quốc gia châu Âu đầu tiên tạm dừng sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) và Johnson & Johnson (Mỹ) do lo ngại về các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong thông báo ngày 20/5, giới chức y tế Đan Mạch cho biết từ nay sẽ tiêm 2 loại vaccine này cho các tình nguyện viên.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke nêu rõ 2 vaccine nói trên được đưa vào chương trình tiêm chủng không bắt buộc, chứ không nằm trong chiến dịch tiêm chủng đại trà của Đan Mạch. Theo đó, những người trưởng thành có thể lựa chọn tiêm các loại vaccine này sau khi tham vấn với bác sĩ.
Hiện chương trình tiêm chủng đại trà của Đan Mạch sử dụng vaccine do các hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) và Moderna (Mỹ) sản xuất. Theo số liệu thống kê mới nhất, gần 19% trong tổng số 5,8 triệu dân của quốc gia Bắc Âu này đã được tiêm đủ liều vaccine trong khi gần 30% được tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19.
*Chính phủ Hungary đã quyết định không tham gia hợp đồng mà Liên minh châu Âu (EU) vừa ký kết mới đây với Pfizer/BioNTech để mua 1,8 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19. Hungary là nước duy nhất tại EU quyết định như vậy, tính đến thời điểm này.
Phát biểu với báo giới, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, ông Gergely Gulyas xác nhận quyết định trên và bày tỏ tin tưởng vào nguồn cung vaccine hiện có của nước này. Theo ông Gulyas, 49% trong tổng 9,8 triệu dân số Hungary đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và nước này vẫn còn nhiều vaccine dự trữ.
Ông Gulyas cho biết thêm Hungary sẽ hạn chế mua những vaccine khác thông qua cơ chế thu mua vaccine của EU trong tương lai. Quan chức này tuyên bố: "Trong trường hợp Hungary cần vaccine để tiêm mũi nhắc lại, vẫn có nhiều loại vaccine khác từ các nguồn phương Tây và phương Đông".
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đã ký thỏa thuận mới với Pfizer/BioNTech để mua tới 1,8 tỷ liều vaccine. Đây là thỏa thuận thứ ba được ký kết giữa hai bên sau 2 hợp đồng mua tổng cộng 600 triệu liều. Theo cơ chế thu mua chung, EU đã ký thỏa thuận với một số hãng sản xuất vaccine phương Tây để đảm bảo nguồn cung tới 2,6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19.
*Tại Mỹ, các quan chức y tế bang Ohio ngày 20/5 cho biết việc tiêm phòng COVID-19 ở bang này đã tăng 28% sau khi Thống đốc bang Ohio Mike DeWine thông báo chương trình quay thưởng may mắn dành cho những cư dân tiêm phòng.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong thời gian từ ngày 7-10/5, tỷ lệ tiêm chủng ở những người từ 16 tuổi trở lên tại Ohio đã giảm 25% so với cuối tuần trước đó. Sau khi Thống đốc Mike DeWine công bố quay thưởng may mắn vào ngày 12/5, cơ quan y tế tiểu bang cho biết tỷ lệ tiêm chủng đã tăng 28% trong thời gian 14-17/5.
Những người đã được chủng ngừa sẽ đủ điều kiện tham gia chương trình trị giá hàng triệu USD. Theo bà Stephanie McCloud, Giám đốc Cơ quan y tế Ohio, sự gia tăng đáng kể về số người tham gia tiêm chủng tại bang này cho thấy chương trình có tác động rất lớn trong việc tạo động lực cho việc tiêm chủng trên khắp Ohio.
Sau thông báo của Ohio, các bang New York và Maryland đều công bố kế hoạch thực hiện chương trình của riêng mình. Các quan chức y tế công cộng cho biết chiến dịch tiêm chủng giai đoạn hiện nay khó khăn hơn vì những người háo hức được tiêm chủng nhất đều đã đi tiêm. Theo dữ liệu của Our World in Data, số lượng người tiêm chủng trên toàn nước Mỹ đã giảm xuống còn khoảng 1,8 triệu người/ngày, giảm so với con số hơn 3 triệu người/ngày trong tháng 4.
Philippines, Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng tại Philippines khi quốc gia Đông Nam Á này lại ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Marikina, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, ngày 22/3 Philippines ghi nhận thêm...