Thế giới động vật: Cụ bà 74 tuổi tay không đập chết rắn kịch độc; Hổ mang chúa dài 7 mét nuốt chửng đồng loại rùng rợn
Thấy rắn kịch độc ăn sống con cóc, cụ bà 74 tuổi dùng tay không đập chết không thương tiếc. Trong khi đó tại một vùng đất khác, cuộc chiến sinh tồn giữa hổ mang chúa và rắn châu Phi khiến nhiều người chứng kiến cảm thấy rùng rợn.
Hơn 3 triệu người đã xem video bà cụ 74 tuổi ở tỉnh Surin, Thái Lan, giận dữ quăng quật, đập con rắn xuống đất nhiều lần.
Sau khi clip gây sốt, bà cụ sau đó đã được phóng viên truyền hình phỏng vấn vì hành động đáng kinh ngạc.
Bà nói mình nhìn thấy con rắn khi đang đạp xe trên đường, nhưng vì lo sợ con rắn lẻn vào nhà người dân, bà dừng xe và đuổi theo con rắn để diết nó.
Bà cụ nói: ‘Tôi quăng nó ba lần và nó chết. Tôi bắt rắn từ khi còn trẻ, kinh nghiệm rồi. Đừng thử làm điều này ở nhà’.
Thế giới tự nhiên khắc nghiệt, nhưng sẽ là kinh dị khi nhìn các loài vật cùng loại ăn thịt nhau!
Dù hiện tượng rắn ăn thịt đồng loại không phải quá bất thường, hành vi này không phải cảnh tượng có thể bắt gặp thường xuyên, đặc biệt khi con rắn bị nuốt chửng nằm trong số những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.
Nhiều loài rắn độc có khả năng miễn dịch với hỗn hợp độc tố nào đó, đóng vai trò như một cơ chế dự phòng nếu chúng chẳng may cắn chính mình trong lúc nhầm lẫn khi đi săn, hoặc trúng độc trong nghi thức ghép đôi hỗn loạn.
Tuy nhiên, khi xét đến khả năng chịu nọc độc của một loài khác, kết quả dường như rất khác biệt giữa các loài rắn, phần lớn rắn hổ mang có sức chống chịu cao đối với nọc rắn.
Sau khi hứng vài nhát cắn độc của rắn hổ châu Phi, hổ mang chúa tức giận phản đòn, và một kết cục rùng rợn khi rắn hổ mang chúa nuốt trọn con rắn hổ vào bụng đầy thỏa mãn.
Có thể con rắn hổ mang đã hứng vài nhát cắn chứa nọc độc của rắn hổ, nhưng hổ mang chúa không bị tổn thương.
Đến cuối cùng, những gì còn sót lại của rắn hổ chỉ là một mẩu đuôi quẫy đạp trong vô vọng
Clip Hổ mang chúa nuốt chửng đồng loại
Rắn hổ mang chúa hay thường gọi là Rắn hổ mây là loài rắn phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.
Rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Minh Anh
Theo Người Đưa Tin
Lý do Ấn Độ sắp phải dùng thuốc tránh thai cho khỉ
Mối nguy hiểm từ loài khỉ tăng đột biến, buộc nhà chức trách phải cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai để kiểm soát số lượng của loài động vật này.
Một con khỉ đột nhiên nổi điên tấn công người đàn ông đi xe máy ở Ấn Độ
Một năm trở lại đây tại Ấn Độ, cuộc chiến giữa người và loài khỉ có dấu hiệu leo thang. Việc mất môi trường sống khiến lũ khỉ ngày càng tiến gần tới khu vực con người định cư.
Khỉ Macaque được xem là linh thiêng với những người theo đạo Hindu tại Ấn Độ. Họ thường cho chúng ăn vì tin rằng lũ khỉ có sự kết nối với thần khỉ Hanuman. Nhưng lũ khỉ ngày càng nguy hiểm.
"Trung bình, khoảng 20 trường hợp bị khỉ tấn công được ghi nhận mỗi ngày", Somnath Bharti, quan chức quận South Delhi, Ấn Độ cho biết.
Nhiều du khách và người dân Ấn Độ bị khỉ tấn công
Tháng 10/2018, một người đàn ông 70 tuổi bị đàn khỉ ném đá đến chết ở bang Uttar Pradesh. Một trường hợp khác cũng bị khỉ tấn công tại bang Utter Pradesh thuộc về bé sơ sinh 12 ngày tuổi ở thành phố Agra.
"Con khỉ giật đứa bé khỏi tay bà mẹ và cắn vào đầu đứa trẻ trước khi bỏ chạy vì bị người dân đuổi đánh. Bé sơ sinh được đưa tới bệnh viện nhưng không qua khỏi", thanh tra Ajay Kaushal, làm việc tại sở cảnh sát thành phố Agra, nói với phóng viên.
Một sự cố khác do khỉ gây ra tại Ấn Độ cũng khiến nhiều người chú ý. Một con khỉ lấy trộm số tiền 10.000 Rupee (hơn 140 USD) tại một ngôi nhà ở thành phố Shimla, bang Himachal Pradesh. Nó trốn lên cây và sau đó ném số tiền vào người qua đường.
Nỗ lực kiềm chế số lượng khỉ tại Ấn Độ từng được khởi xướng năm 2006 khi Himachal Pradesh trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ triệt sản khỉ.
Mới đây, các nhà chức trách đang cân nhắc việc sử dụng thuốc tránh thai cho loài động vật này.
Iqbal Malik, nhà nghiên cứu động vật có vú thông minh, cho biết việc sử dụng thuốc tránh thai vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Một trong số đó nằm ở cách tiếp cận. Hai hình thức tiếp cận được đưa ra là giấu thuốc tránh thai trong đồ ăn và dùng súng bắn mũi tiêm chứa thuốc tránh thai dạng lỏng.
Cả hai cách đều có những trở ngại nhất định. Nếu giấu thuốc trong đồ ăn, những con khỉ đầu đàn luôn giữ thức ăn cho riêng chúng vì vậy thuốc tránh thai khó có thể tiếp cận toàn bộ số khỉ. Cách tiếp cận thứ hai cũng không hiệu quả vì lũ khỉ rất nhanh. Chúng dễ dàng tránh được những phát bắn của con người.
Theo Dân Việt
Chính khách rơi lệ vì ra tranh cử chỉ được 5 phiếu bầu trong khi nhà có... 9 thành viên Một ứng cử viên độc lập từ bang Punjab, Ấn Độ đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau khi video anh ta 'khóc và nói với phóng viên rằng anh ta chỉ nhận được 5 phiếu trong cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ gần đây dù gia đình có 9 thành viên" được lan truyền trên mạng xã hội. Thủ tướng...