Thế giới điện thoại chỉ còn có 2 kẻ thống trị
Chúng ta đã thấy sự thống trị của Google và Apple trong thị trường smartphone. Người tiêu dùng yêu thích Android và iOS, thế là hệ thống nhị quyền hiện tại đã ra đời.
BlackBerry chính thức “rút ống thở” sau một thời gian dài duy trì. Vậy là trên thị trường, chúng ta chỉ còn lại iOS và Android là 2 Hệ điều hành cho điện thoại được coi là đáng kể.
Theo từ điển Oxford, “duopoly” được định nghĩa là “tình huống trong đó hai nhà cung cấp thống trị một thị trường hàng hóa hoặc dịnh vụ nào đó”. Đây cũng là điều mà các quốc gia như Vương quốc Anh cho rằng Google và Apple đã thực hiện trên thị trường di động. Khá khó để phản đối cái gọi là thị trường nhị quyền bán này, khi mà điện thoại không có phần mềm của Google hoặc Apple vẫn tồn tại nhưng chúng gần như không có cơ hội vươn lên.
Trong hầu hết mọi trường hợp, thị trường nhị quyền bán là một điều rất xấu. Nó hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng, tạo cơ hội cho các bên nắm quyền kiểm soát thông đồng và định hình thị trường có lợi cho họ, đồng thời đẩy giá lên.
Chúng ta đã thấy sự thống trị của Google và Apple trong thị trường smartphone. Những chiếc Windows Phone tốt với giá 150 USD đã biến mất và sẽ không quay trở lại. Rõ ràng là thị trường nhị quyền bán rất đáng sợ, nhưng có lẽ đây là nhưng gì người tiêu dùng tạo ra. Người tiêu dùng yêu thích Android và iOS và hệ thống nhị quyền hiện tại đã ra đời.
Video đang HOT
Đối với nhiều người, chiếc smartphone đầu tiên của họ là iPhone hoặc Android và những người đó có thể cảm thấy thật khó tin khi các hệ điều hành cho smartphone thật sự tốt khác đã tồn tại trước iOS và Android. Cả BlackBerry và Windows Mobile đều có những giai đoạn gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, chúng không đạt được đủ lượng người dùng để đẩy lùi những đối thủ cạnh tranh khác với thị phần lớn như chúng ta thấy trên Android và iOS ngày nay.
Google và Apple không chỉ gặp may. Tiếp thị, quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp dịch vụ và lòng trung thành với thương hiệu đều đóng một vai trò quan trọng. Và thậm chí như vậy vẫn chưa đủ, như những chiếc điện thoại thất bại của Amazon và Facebook đã chứng minh, không một yếu tố nào có thể đảm bảo chiến thắng. Cùng với một chút may mắn, những quyết định thông minh mà Apple và Google đưa ra đã giúp họ ở vị trí ngày hôm nay.
“Cuộc chiến ứng dụng” đóng một vai trò lớn, lợi thế rõ ràng nhất mà Android và iOS có được so với Windows Phone và hệ điều hành khác nằm ở cửa hàng ứng dụng của mỗi công ty. Tính dễ sử dụng, bảo mật hoặc thậm chí là chức năng độc đáo vẫn không thể so sánh với việc chơi Angry Birds hoặc có một ứng dụng YouTube tuyệt vời. Đó chính là nhu cầu của người dùng.
Nếu bạn đang phát triển một ứng, bạn sẽ muốn cung cấp ứng dụng đó cho cả Android và iOS. Bạn biết mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu ứng dụng của bạn có thể tiếp cận nhiều người hơn và việc xây dựng một phiên bản ứng dụng khác cho hệ điều hành tương đối ít người dùng sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, hầu hết các nhà phát triển ứng dụng ưu tiên việc phân phối và kiếm tiền dễ dàng ngay cả khi phải đưa một phần thu nhập cho Google và Apple.
Thất bại của Windows Phone được cho là do thiếu ứng dụng, nhưng hệ điều hành này mắc kẹt giữa thị phần và khoảng cách về ứng dụng. Không có đủ người dùng, hệ điều hành sẽ không trở thành nơi phù hợp để sinh lợi nhuận cho ứng dụng. Không có ứng dụng phù hơp, sẽ không bao giờ đủ người dùng.
Khoảng cách về ứng dụng đã tạo ra một khoảng trống công nghệ, khiến các doanh nghiệp ngừng việc tạo ra một chiếc điện thoại với hệ điều hành cạnh tranh vì không gì có thể cạnh tranh được nữa. Điều tương tự cũng xảy ra đối với Palm, Nokia, BlackBerry, và mọi ý tưởng smartphone đầy hứa hẹn khác không có phần mềm từ Apple hoặc Google.
Cuối cùng, chính nhu cầu của người dùng đã khiến Apple và Google thống trị thị trường mà không một đối thủ nào có thể chen chân vào được. Bạn nghĩ sao nếu mình có thể tạo ra một chiếc điện thoại cao cấp, chạy phiên bản mới nhất của hệ điều hành mà bạn yêu thích trước đây, nhưng không có ứng dụng của bên thứ ba mà mọi người đang dùng với Android và iOS, bạn có nghĩ là nó sẽ bán chạy không?
Hệ điều hành smartphone nào là tốt nhất cho bạn?
Chọn hệ điều hành điện thoại thông minh là một việc rất cần thiết. Bạn sẽ mua toàn bộ hệ sinh thái ứng dụng hay sản phẩm tương thích khi bạn chọn giữa Android và iOS.
Nhiều người dùng cho biết, iOS của Apple đẹp, đơn giản và dễ sử dụng và App Store cung cấp lựa chọn ứng dụng tốt nhất có thể tưởng tượng được. Mọi khía cạnh của iOS đều do Apple quản lý.
Trong khi đó, Android cởi mở hơn và có ít quy tắc hơn, đồng nghĩa với nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà sản xuất ứng dụng có thể cố tình bỏ qua ngôn ngữ thiết kế Material của Google và làm bất cứ điều gì họ muốn, đôi khi khiến Android khó nhận ra và lộn xộn. Nhiều người cho biết, Android thật tuyệt vời như những gì bạn đã thấy trên Pixel 4 và 4 XL của Google.
Vì Apple là công ty duy nhất sản xuất iPhone nên họ cũng có toàn quyền kiểm soát các bản cập nhật phần mềm. Như vậy, chủ sở hữu iPhone luôn có được trải nghiệm iOS mới nhất và tốt nhất có thể. Người dùng Android không có được thứ xa xỉ đó. Trừ khi bạn sở hữu thiết bị Pixel - và rất ít người dùng Android làm vậy - bạn có thể phải đợi hàng tháng để nhận được bản cập nhật phần mềm.
Các bản cập nhật phần mềm chứa các bản sửa lỗi bảo mật, giúp điện thoại của bạn an toàn trước phần mềm độc hại, virus và tin tặc. Android là hệ điều hành dành cho thiết bị di động được nhắm mục tiêu nhiều nhất vì nó là hệ điều hành lớn nhất và được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, đây là điều bạn phải ghi nhớ khi xem xét điện thoại từ các công ty có tốc độ phát hành bản cập nhật chậm hơn.
Ngược lại, Apple có thể vá các lỗi bảo mật và gửi phần mềm cập nhật cho tất cả người dùng iPhone ngay lập tức. Vì hầu hết người dùng cập nhật phần mềm của họ khi được nhắc nên hầu hết người dùng iOS đều được bảo vệ khỏi những mối đe dọa rất thực tế này. iOS của Apple cũng cung cấp mã hóa đầy đủ mà không có bất kỳ thỏa hiệp nào.
Nhật Bản xem xét hành vi độc quyền của Apple và Google Nhật Bản sẽ khảo sát liệu Apple và Google có lợi dụng vị thế trên thị trường hệ điều hành smartphone để loại bỏ cạnh tranh và hạn chế lựa chọn cho người dùng hay không. Theo Tổng Thư ký Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản Suichi Sugahisa, cơ quan sẽ phỏng vấn, khảo sát các đơn vị vận hành hệ...