Thế Giới Di Động vừa trình phương án vượt “bão”, không phải ai cũng áp dụng được
Thế Giới Di Động vừa đưa ra bản kế hoạch đối phó chi tiết với các kịch bản khác nhau theo từng tình hình, trong đó có các phương án không phải chuỗi tương tự nào cũng làm được.
Hôm qua 1/4, nhiều cửa hàng điện thoại, điện máy của chuỗi Thế Giới Di Động và một số chuỗi bán lẻ công nghệ khác phải đóng cửa tạm thời. Trên tuyến Quốc lộ 20 đi từ Lâm Đồng về TP.HCM, nhiều cửa hàng Thế Giới Di Động chỉ có vài nhân viên phục vụ khách, một số khác đang treo biển hướng dẫn khách mua online. Trong khi đó, cũng trên đoạn đường này, nhiều nhân viên khác đang sắp xếp hàng hoá lên kệ của một cửa hàng Bách hoá Xanh sắp khai trương.
Bách hoá Xanh trưởng thành kịp lúc, góp phần “cứu” Thế Giới Di Động
Ở thời điểm người dân hạn chế chi tiêu, cửa hàng công nghệ vắng khách, thì vào ngày 31/3 – thời điểm ban bố lệnh cách ly xã hội của Thủ tướng Chính phủ – hàng trăm người chen chân vào Bách hoá Xanh để mua các mặt hàng thiết yếu.
Trong giai đoạn khó khăn này, khi dòng tiền từ người dân cho Thế Giới Di Động hay Điện máy Xanh ít đi, thì một lượng lớn tiền đó đổ vào Bách hoá Xanh, chuỗi siêu thị đã kịp lớn mạnh ngay vào lúc cần thiết nhất. Vì giả sử thời điểm khó khăn này xảy ra cuối năm ngoái, có lẽ Bách hoá Xanh còn khá non để góp doanh thu cho Thế Giới Di Động.
Bên trong một cửa hàng Bách hoá Xanh.
Trong buổi họp chiến lược kinh doanh hôm 1/4, ban lãnh đạo công ty công bố kết quả kinh doanh tháng 3 đạt 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng dương so với cùng kỳ, trong đó có sự đóng góp tích cực cửa Bách hoá Xanh. Công ty không tiết lộ cụ thể phần trăm doanh thu của chuỗi FMCG này so với toàn hệ thống, nhưng 2 tháng đầu năm 2020, con số này khoảng 15-16%.
Nhận thức được tầm quan trọng của Bách hoá Xanh giai đoạn này, công ty cho biết dồn toàn lực năm nay cho chuỗi này. Mỗi tháng mở mới 50-100 cửa hàng nếu không có sự kiện bất thường. Mọi hoạt động mở mới khác của hai chuỗi điện thoại và điện máy đều dừng lại.
Trong hôm qua, Thế Giới Di Động công bố các kịch bản ứng phó trong giai đoạn khó khăn, đồng thời đưa ra các kế hoạch kinh doanh mới. Trong kế hoạch này, nhờ có chuỗi Bách hoá Xanh hậu thuẫn nên việc luân chuyển nhân sự, cân đối doanh thu mới thực hiện được, ở các chuỗi khác nếu không đa dạng ngành nghề thì rất khó làm theo.
Cụ thể, trong kế hoạch này, để cắt giảm chi phí và tuân thủ quy định số lượng nhân viên trong cửa hàng, các nhân viên Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh được luân chuyển sang Bách hoá Xanh.
Hàng ngàn nhân viên Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh ngay lập tức có thê được điêu động đê hô trợ cho chuôi bách hoá. Các kho/trung tâm phân phôi/cửa hàng/đội xe vận tải của hai chuỗi bán đồ công nghệ có thê được trưng dụng làm điêm chứa hàng/phương tiện vận chuyên hàng hóa cho chuỗi bách hoá ngay khi quy mô mua hàng cân tăng lên đê đáp ứng nhu câu của khách hàng.
Video đang HOT
Ba kịch bản ứng phó tình hình hiện nay
Thế Giới Di Động xây dựng ba kịch bản ứng phó trong giai đoạn hiện nay, gồm các cấp độ từ thấp lên cao như: Nhà nước không yêu câu đóng cửa hàng; Nhà nước yêu câu đóng cửa hàng, vân cho phép người di chuyên; Nhà nước yêu câu đóng cửa hàng và hạn chê người di chuyên.
Một siêu thị của Thế Giới Di Động ở Đồng Nai đóng cửa “một nửa” hôm 1/4, cho khách vào hạn chế, khuyến khích mua onine.
Trong trường hợp thứ nhất, tùy theo yêu câu của chính quyên từng địa phương, giới hạn sô khách vào cửa hàng, đồng thời công bố sô điện thoại quản lý siêu thị giúp khách hàng được phục vụ bên ngoài cửa hàng hoặc giao hàng đên tận nhà (tránh tiêp xúc trực tiêp với khách hàng).
Đồng thời điều chỉnh giờ công nhân viên siêu thị hai chuỗi công nghệ theo doanh thu thực tê.
Ở kịch bản thứ hai, website luôn cập nhật hiển thị các cửa hàng đang mở phục vụ khách. Đối với các cửa hàng đóng cửa, tiếp tục cung cấp dịch vụ thông qua tổng đài, website, gọi trực tiếp cho quản lý cửa hàng để được phục vụ ngay, giảm nhân viên tại cửa hàng, luân chuyển nhân viên tạm thời sang Bách hoá Xanh.
Nhân viên hai chuỗi bán đồ công nghệ có thể làm việc tại trung tâm phân phối/bán hàng của Bách hoá Xanh, đi chợ thay khách hàng.
Ở kịch bản cuối cùng, tông đài và website vân phục vụ các khách hàng đặt hàng trước, giao hàng ngay khi Nhà nước cho phép di chuyên. Nhân viên siêu thị điện máy, điện thoại chuyên sang làm việc cho Bách hoá Xanh hoặc nghỉ chờ việc theo chính sách công ty.
Ngoài ra, sẽ triên khai thêm lựa chọn đi chợ thay các mặt hàng thiêt yêu và giao tận nhà cho khách hàng, tận dụng trung tâm phân phôi/cửa hàng của hai chuỗi bán đồ công nghệ làm nơi trữ hàng cho Bách hoá Xanh. Tận dụng đội xe tải giao hàng lắp đặt đê hô trợ chuyên hàng xuông cửa hàng Bách hoá Xanh.
Giảm chi phí: Luân chuyển nhân sự, xin giảm phí thuê hoặc bỏ mặt bằng
Về nhân sự, sẽ linh hoạt luân chuyên nguôn lực giữa các chuôi, giữa các bộ phận theo nhu câu, xin hoãn/giảm các khoản phí liên quan đên người lao động, điêu chỉnh giờ công nhân viên tại cửa hàng theo doanh thu thực tê.
Các điêu chỉnh sâu hơn áp dụng cho toàn bộ nhân viên đã được chuân bị và sẽ áp dụng tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh thực tế.
Ngoài ra, chuỗi này đang thương lượng với các chủ nhà đê giảm giá thuê 50% hoặc miên phí thuê trong thời gian phải đóng cửa theo yêu câu. Đôi với đôi tác quá cứng nhắc – không chia sẻ cùng công ty, Thế Giới Di Động cho biết sẽ cân nhắc khả năng chuyên sang địa điêm gân đó với chi phí hợp lý hơn.
Năm nay, kê hoạch kinh doanh 2020 sẽ xây dựng theo hướng cam kêt các chỉ tiêu vê thị phân, kiêm soát chi phí chặt chẽ, sẵn sàng nguôn lực đê tăng trưởng mạnh khi qua giai đoạn khó khăn chung của thị trường.
Mục tiêu đưa Bách hóa Xanh với sô lượng cửa hàng lớn sẽ phát triên mạnh mẽ trong giai đoạn này và trở thành chuỗi được nghĩ đến đầu tiên trong lĩnh vực bán lẻ hàng nhu yêu phâm.
Ngoài ra, công ty đặt mục tiêu 50% thị phân điện thoại và 45% thị phân điện máy cuôi 2020, là nhà bán lẻ niêm yêt trên thị trường chứng khoán có kêt quả kinh doanh tôt nhât năm 2020.
Hải Đăng
Thế Giới Di Động, FPT Shop đóng nhiều cửa hàng tại TP.HCM
Hai chuỗi bán lẻ hàng công nghệ lớn nhất thị trường bắt đầu đóng cửa nhiều cửa hàng ở TP.HCM và các nơi khác.
Trong hôm nay 1/4, Thế Giới Di Động đồng loạt đóng cửa nhiều cửa hàng tại TP.HCM và một số nơi khác. Quan sát của PV thấy các cửa hàng Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh bắt đầu hạ cửa cuốn, chỉ để hé một phần cửa chính.
Gần như toàn bộ cửa hàng ở TP.HCM và khu vực Đồng Nai mà chúng tôi quan sát đều đóng cửa theo cách này.
Một cửa hàng Thế Giới Di Động ở TP.HCM đóng cửa "một nửa".
Tương tự, một số cửa hàng của FPT Shop tại TP.HCM cũng đóng cửa, chỉ để hé phần cửa chính.
Trả lời việc này, FPT Shop cho biết đóng cửa hàng theo yêu cầu của Chính phủ và chính quyền địa phương và khẳng định họ đã, đang, sẽ chấp hành nghiêm túc các quy định này.
Cửa hàng FPT Shop đóng cửa ở Tân Bình, TP.HCM.
FPT Shop cho biết sẽ bố trí ca làm việc phù hợp trong thời gian đóng cửa để đảm bảo số lượng nhân sự tại mỗi thời điểm phù hợp với quy định phòng chống dịch của Chính phủ. Đồng thời, việc có nhân sự tại cửa hàng giúp bảo vệ hàng hoá và hỗ trợ giao hàng qua kênh online.
Tại các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh cũng bố trí các nhân viên đứng tại siêu thị nhằm hướng dẫn khách mua hàng, đặt hàng online và giao hàng tại nhà. Chuỗi này cho biết chỉ đóng cửa tuỳ theo quy định từng địa phương, ở TP.HCM vẫn có cửa hàng mở nhưng duy trì dưới 5 người (kể cả nhân viên).
Một số chuỗi lớn khác mà chúng tôi quan sát thấy, như Viettel Store hay Điện máy Chợ Lớn, vẫn đang mở cửa đón khách, với các yêu cầu về phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay diệt khuẩn.
Ở các chuỗi nhỏ hơn, như một cửa hàng của chuỗi Hnam Mobile trên đường Hoàng Văn Thụ (Tân Bình, TP.HCM) đóng cửa theo cách tương tự hai chuỗi lớn. Một số cửa hàng của 24H Store, CellphoneS ở TP.HCM vẫn kinh doanh bình thường, tuân theo quy định về chống dịch.
Ước tính nếu phải đóng cửa trong nửa tháng tất cả các cửa hàng ở TP.HCM và Hà Nội, Thế Giới Di Động có thể mất doanh thu gần 1.000 tỷ đồng, FPT Shop mất khoảng hơn 200 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hôm qua 1/4 chính thức yêu cầu cách ly xã hội trong 15 ngày kể từ 1/4. Cùng với đó, Bộ GTVT tuyên bố tạm ngưng hoạt động xe taxi, taxi công nghệ, các phương tiện công cộng trong khoảng thời gian trên.
Hôm qua, một số chuỗi bán lẻ di động nhỏ tại TP.HCM nói với ICTnews cho biết đang cân nhắc đóng hẳn một số cửa hàng nhằm cắt giảm chi phí, bảo đảm kinh doanh trong mùa dịch.
Hải Đăng
Cách Thế Giới Di Động chống dịch Covid-19: chỉ cho tối đa 10 người trong cửa hàng, người thứ 11 phải ra ngoài vỉa hè đợi Theo quy định của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, khu vực làm việc không được tập trung quá 10 người, vì vậy thời điểm này dù khách hàng có đến nhiều nhưng đều được yêu cầu lấy số thứ tự, ngồi bên ngoài và chờ tới lượt của mình. Ghi nhận của phóng viên tại cửa hàng TGDĐ Quận 1, khách hàng khi...