Thế Giới Di Động: Không có chuyện bỏ của chạy lấy người
Từ tháng 3/2013 lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ) đã đã được thỏa thuận bán cổ phần cho đối tác nước ngoài nhưng đến nay nhiều chi tiết vẫn chưa được công bố và có dư luận cho rằng, lãnh đạo công ty bán cổ phần để… “tháo chạy”.
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám Đốc TGDĐ.
Từ tháng 3./013, lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động (viết tắt là TGDĐ) đã có báo cáo uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc đạt được thoả thuận bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Báo SGTT đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Tài, tổng giám đốc TGDĐ.
Trong mấy năm qua, TGDĐ là nhà bán lẻ ăn nên làm ra với 20% thị phần thị trường điện thoại di động và máy tính, nhưng tại sao những cá nhân trong ban lãnh đạo lại bán cổ phần?
Video đang HOT
Từ khi thành lập công ty cho đến nay đã có một thoả thuận trong ban lãnh đạo công ty: chỉ nhận lương để sống, còn lợi nhuận nhập vào vốn kinh doanh của công ty. Do vậy, dù là một nhà bán lẻ có lãi nhưng cũng có thành viên trong ban giám đốc công ty phải thuê nhà trong suốt chín năm qua. Các cá nhân bán cổ phiếu lần này là để bù đắp những gian khó đã gánh chịu trong chín năm qua, để lo cho cuộc sống cá nhân đàng hoàng hơn. Đồng lương trước đây chỉ đủ cho họ có cuộc sống tối thiểu.
Vậy theo ông tại sao có dư luận rằng, lãnh đạo TGDĐ bán cổ phần vì không còn niềm tin vào tăng trưởng và lợi nhuận của nhóm hàng kĩ thuật số hiện nay và cả trong tương lai?
Dư luận có quyền bình luận nhưng chúng tôi lại không nghĩ bán để tháo chạy. Năm cổ đông sáng lập của công ty (Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều, và Trần Huy Thanh Tùng) đang giữ 51,26% cổ phần, cộng với gần 2% cổ phần công ty. Như vậy, chúng tôi vẫn giữ quyền điều hành, không chạy đi đâu cả.
Vào tháng 12 năm nay, TGDĐ sẽ áp dụng hàng loạt chương trình chăm sóc khách hàng mà chưa có hệ thống bán lẻ nào làm. Ví dụ, bất ngờ máy hết pin. Bạn có thể đến bất kì cửa hàng gần nhất để mượn sạc pin, chỉ cần đưa giấy tờ cần thiết, không thế chấp tiền bạc. Không hề có chuyện “bỏ của chạy lấy người” như dư luận bình phẩm. Nếu “chạy”, chúng tôi đã không thực hiện những chương trình như vậy. Đó là một minh chứng chúng tôi vẫn gắn bó với thương hiệu TGDĐ.
Ông có lo bị thâu tóm không? Nhà đầu tư mua cổ phiếu vào mục đích gì?
CDH là một quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Còn Robert Willet là một chuyên gia tầm cỡ về chiến lược bán lẻ. Khi mua cổ phiếu của TGDĐ, họ có cơ sở để tin thương vụ này sẽ đem lại lợi nhuận. Còn có mục đích nào nữa không thì tôi không có thẩm quyền cũng như thông tin để trả lời. Tuy nhiên, theo thoả thuận, đại diện của CDH chỉ có mặt trong hội đồng quản trị, không tham gia vào điều hành công ty. Với tỉ lệ còn lại như tôi đã đề cập ở trên, những người thành lập TGDĐ vẫn nắm quyền chi phối.
Theo SGTT
Đóng cửa 1/2 số cửa hàng, Thế Giới Di Động quyết tâm đẩy mạnh bán online
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc công ty cổ phần Thế Giới Di Động, đã suy tính rất nhiều mới dám đưa ra một quyết định mà nhìn qua có vẻ như kiểu "gà nhà đá nhau".
Ban đầu, trang Thegioididong.com đã tìm cách thu hút khách bằng cách giảm giá từ 3-5%. Đó là chuyện của vài năm trước, khi mà bán hàng online tại Thegioididong.com còn chưa được nhiều khách hàng biết đến. Còn giờ đây, khi khách hàng đang quen với việc chọn mua hàng trên mạng được giảm giá thì Thegioididong.com đột ngột dừng lại. Khách hàng phải trả tiền đúng như giá bán tại cửa hàng của Hãng. Giải thích về hướng đi đột ngột này, ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám đốc Thế Giới Di Động, cho biết:
Chúng tôi muốn có một sự công bằng cho hệ thống bán hàng online và bán hàng tại cửa hàng. Không có lí gì khách hàng ngồi một chỗ, được giao hàng tận nơi lại được hưởng giá tốt hơn người ra cửa hàng mua hàng.
Mặc dù vậy, theo ông Tài, Thegioididong.com vẫn sẽ đầu tư lớn cho hệ thống bán hàng online. Công ty đã ra mắt phiên bản website mới dành cho máy tính và điện thoại được Alexa đánh giá là có tốc độ tải chỉ 1,2 giây. Thông tin về giá bán, hình ảnh, tính năng sản phẩm, so sánh, đánh giá... sẽ được Thegioididong.com giới thiệu trên website này để khách hàng tham khảo và chọn lựa. Ông Tài cũng cho biết rất kì vọng vào mảng bán hàng online và tiếp tục đầu tư cho những bước tiếp theo. Hiện tại Công ty có 206 điểm giao hàng so với 3 điểm trước đây, nhân viên giao hàng hiện tại là 3.000 người.
Đây là cách Thế Giới Di Động bắt nhịp với xu hướng mua sắm online đang nở rộ của người dùng. Tuy nhiên, đầu tư mạnh như thế cho phát triển hệ thống online, vậy hơn 200 siêu thị ngoài phố của Thế Giới Di Động sẽ ra sao? Ông Tài tỏ ra sẵn sàng chấp nhận cảnh "gà cùng một mẹ" phải đấu đá nhau.
Bán hàng online chính là xu hướng, dù có đóng cửa 50% siêu thị, chúng tôi cũng phải làm cho được hệ thống bán hàng online này.
Ông Nguyễn Đức Tài, TGĐ Thế Giới Di Động
Theo ông Tài, sau 1 tháng triển khai hệ thống chạy thử nghiệm phiên bản mới dành cho máy tính và 3 tháng chạy thử cho mobile thì Thegioididong.com đã có những bước tăng trưởng khả quan khi lượt khách truy cập bản mobile tăng 300% (từ 20.000 lượt lên 70.000 lượt), bản cho máy tính tăng 20%. Mỗi ngày Thegioididong.com nhận được khoảng 600 đơn hàng và 3.000 cuộc gọi chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh việc bắt tay với các nhà sản xuất điện thoại để mở những khu trải nghiệm smartphone trong các cửa hàng thì có vẻ như đợt đầu tư nhân lực, tiền của lần này của Thế Giới Di Động là để củng cố cho mục tiêu đạt tăng trưởng doanh thu gấp đôi mức tăng trưởng của thị trường, đạt 20% với doanh thu 7.500 tỉ đồng khi mà quy mô hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ không tăng thêm đáng kể.
Với bước chuyển hướng mới, mục tiêu doanh thu cho mảng bán hàng online cuối năm 2013 được ông đặt ra là 100 tỉ đồng/tháng, tăng gấp đôi hiện nay và bằng khoảng 1/6 tổng doanh thu Công ty.
Theo Thongtincongnghe
Hé lộ doanh thu khủng của Thế giới di động Cách đây không lâu, Thế giới di động đã gây xôn xao khi Quỹ Mekong Capital thoái bớt một phần vốn và thu lãi gấp 11 lần khoản đầu tư ban đầu. Sau đó, chân dung các ông chủ của Thế giới di động cũng lộ diện. Mới đây, công ty tiếp tục công bố tình hình kinh doanh năm 2012. Hệ thống...