Thế giới Di động ‘gãy’ đà tăng trưởng vì Covid-19
Lần đầu tiên từ khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2014, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Thế giới Di động sụt giảm so với cùng kỳ.
Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với khoản doanh thu 26.593 tỷ đồng trong quý. Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng doanh số toàn chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy, và bách hóa này chỉ giảm 1,4%.
Nhờ việc tiết giảm đáng kể giá vốn trong quý vừa qua mà lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ toàn chuỗi tăng 21%, đạt 5.770 tỷ đồng. Biên lãi gộp qua đó được cải thiện từ mức 17,8% (quý II/2019) lên gần 22%.
Tuy vậy, chi phí bán hàng tăng 18% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 156% đã khiến lợi nhuận trước thuế của Thế giới Di động giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, đạt 1.254 tỷ đồng. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp quý II cũng giảm 56%, thu về 894 tỷ đồng.
Lần đầu tiên lợi nhuận đi lùi
Theo đại diện doanh nghiệp, lợi nhuận quý II giảm mạnh chủ yếu do chịu ảnh hưởng rõ rệt của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, trong tháng 4, hàng trăm cửa hàng của Thế giới Di động đã phải gián đoạn hoạt động, thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, việc đóng cửa gần 30% cửa hàng Thegioididong.com và Điện máy Xanh vào tháng 4 là một bất lợi lớn, do đây là tháng cao điểm hàng năm về tiêu thụ sản phẩm làm mát.
Trong khi đó, các chi phí hoạt động trọng yếu được điều chỉnh vẫn không thể cắt giảm hoàn toàn trong thời gian giãn cách xã hội dẫn đến tác động đáng kể lên lợi nhuận ròng của công ty.
tỷ đồngLỢI NHUẬN 6T ĐẦU NĂM CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNGLợi nhuận sau thuế20132014201520162017201820192020050010001500200025002013 Lợi nhuận sau thuế: 65 tỷ đồng
Gộp chung 6 tháng, ông chủ chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất thị trường này ghi nhận 56.267 tỷ đồng doanh thu, tăng 8%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.798 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập đã giảm 4%, xuống mức 2.027 tỷ đồng. Nguyên nhân do số thuế Thu nhập doanh nghiệp kỳ này cao hơn đáng kể so với kỳ trước.
Nửa đầu năm 2020 cũng đánh dấu lần đầu tiên lợi nhuận ròng 6 tháng của Thế giới Di động đi lùi so với cùng kỳ kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2014.
So với kế hoạch 110.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 3.450 tỷ đồng lợi nhuận ròng sau thuế cả năm, nhà bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất cả nước đã hoàn thành 51% chỉ tiêu doanh thu và 59% mục tiêu lợi nhuận sau nửa năm.
Khai tử chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ, mở 462 điểm bán mới
Thế giới Di động cho biết, tháng 6 qua đi cũng kết thúc mùa cao điểm máy lạnh của tập đoàn. Cầu tiêu thụ các sản phẩm điện tử tiêu dùng bị ảnh hưởng khiến doanh thu riêng tháng 6 đã giảm 8% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, công ty vẫn ghi nhận được biên lợi nhuận ròng ở mức 3,7%, tương đương cùng kỳ.
Trong kế hoạch kinh doanh của mình, nhà bán lẻ này cho biết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh khách hàng đang thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm với nhiều lựa chọn về nhãn hàng và mức giá hợp lý.
Thế giới Di động đang dành phần lớn chỉ tiêu cửa hàng mở mới cho chuỗi Bách hóa Xanh. Ảnh: MWG.
Cùng với đó, chuỗi cũng đẩy mạnh nhóm sản phẩm có biên lợi nhuận gộp tốt như gia dụng, phụ kiện, đồng hồ, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Nhờ vậy, biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm đã đạt trên 21% (tăng mạnh so với mức 17,8% cùng kỳ). Khoản tăng thêm này cũng giúp công ty bù đắp được tỷ lệ chi phí vận hành đang tăng lên do tỷ trọng đóng góp doanh thu của Bách hóa Xanh ngày càng lớn.
Nửa năm qua, Thế giới Di động đã mở thêm 26 cửa hàng Điện máy Xanh, phần lớn do chuyển đổi từ cửa hàng Thegioididong.com. Ngoài ra, cuối tháng 6, công ty đã quyết định đóng toàn bộ các cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ do chưa đạt được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng.
Tính đến cuối tháng 6, Thế giới Di động đã sở hữu tổng cộng 3.501 cửa hàng với 3 chuỗi Thegioididong.com (971 điểm); Điện máy Xanh (1.044 điểm); và Bách hóa Xanh (1.486 điểm). So với đầu năm, số lượng cửa hàng sở hữu đã tăng 462 điểm bán, trong đó mức tăng chủ yếu tập trung ở chuỗi bách hóa xanh.
Trong đó, duy nhất tăng trưởng doanh thu của chuỗi điện thoại sụt giảm 15% so với cùng kỳ còn lại chuỗi điện máy ghi nhận tăng 4% và chuỗi bách hóa tăng 132%.
Tập đoàn cũng dự kiến mở rộng và tăng cường độ phủ của chuỗi bách hóa nhằm nhanh chóng cải thiện công suất phục vụ của các kho/ trung tâm phân phối ở khu vực tỉnh, điều này dẫn đến doanh thu bình quân tính cho mỗi cửa hàng ghi nhận ở mức 1,1 tỷ đồng.
VDSC dự phóng Bách hóa Xanh sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ đồng trong năm 2020
Trong ngắn hạn, Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng của Thế Giới Di Động...
Ảnh: Vietnam Finance.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sau 4 năm phát triển, mô hình thành công của Bách Hóa Xanh (BHX) đã được hoàn thiện, chuỗi minimart này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của Thế Giới Di Động (MWG) trong dài hạn.
Ngoài ra, mảng điện máy tiêu dùng vẫn còn dư địa tăng trưởng khi thị phần còn nằm trong tay các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ, trong khi các cửa hàng bán điện thoại đang được tái cấu trúc để duy trì tăng trưởng. Năm 2020, tăng trưởng của Thế Giới Di Động sẽ đến từ việc tiếp túc mở rộng chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX) và đóng góp tăng lên đáng kể từ Bách Hóa Xanh.
VDSC đánh giá Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng ngắn hạn của Thế Giới Di Động. Thị trường điện máy tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2019 mức tăng trưởng của thị trường điện máy tiêu dùng đạt 10% so với năm 2018. Trong khi thị phần của ĐMX trong năm 2019 ước tính khoảng 37%, tích cực hơn con số 35% hồi năm 2018. VDSC nhận định điều này cho thấy vẫn còn dư địa tăng trưởng từ hợp nhất thị phần đang nằm trong tay các cửa hàng điện máy tư nhân.
Thêm vào đó, VDSC đánh giá cao tiềm năng từ bán chéo tại các cửa hàng Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh. Việc thay đổi cách trưng bày tại các cửa hàng hiện hữu tạo thêm nhiều không gian cho các loại hàng hóa mới có biên lợi nhuận cao và có thể tạo ra hiệp lực với danh mục hàng hóa chính, như đồng hồ đeo tay, mắt kính, hàng gia dụng. Các mặt hàng này có biên lợi nhuận gộp từ 40-50% và có thể khai thác được lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng hiện hữu.
Ngoài ra, mô hình thành công của Bách Hóa Xanh đã được hoàn thiện và đang được nhân rộng nhanh chóng. Không chỉ thành công tại TP HCM, BHX đang mở rộng rất tốt ra các tỉnh miền Nam, thể hiện qua doanh thu/cửa hàng và mức độ đón nhận cao từ người mua. Chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn EBITDA tại cấp độ cửa hàng cho 700 cửa hàng hiện hữu vào tháng 08/2019. Doanh thu trung bình/cửa hàng trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2018, trong khi biên lợi nhuận gộp đạt 20%, tăng từ 18% vào cuối năm 2018.
VDSC dự phóng BHX sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu cho Thế Giới Di Động vào năm 2020, nhưng vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ đồng cho cả năm.
Theo đó, VDSC dự phóng doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất của Thế Giới Di Động trong năm 2020 tăng trưởng lần lượt 23% và 33% so với năm 2019.
Bên cạnh những tiềm năng tăng trưởng, VDSC đánh giá thêm về những rủi ro xoay quanh Thế Giới Di Động. Cụ thể, theo nhận định của Công ty chứng khoán này, việc mở rộng chuỗi Bách Hóa Xanh có thể chậm hơn kỳ vọng do khó khăn trong khâu logistic tại các tỉnh miền Trung.
Bên cạnh đó, chiến lược bán chéo các phụ kiện thời trang có thể không đạt hiệu quả như kỳ vọng do quy mô thị trường chưa đủ lớn.
Theo nhipcaudautu.vn
Năm 2020, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục lỗ ròng? Dự phóng sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020 cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) nhưng VDSC cũng cho rằng, Bách Hóa Xanh vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ cho cả năm. Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng ngắn hạn của MWG. Thị trường điện máy...