Thế giới “dậy sóng” sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế với nhiều lo ngại rằng đây là động thái nguy hiểm.
Cộng đồng quốc tế cho rằng, vấn đề Jerusalem cần được giải quyết thông qua đàm phán. (Ảnh: AFP)
Trong một động thái gây tranh cãi và chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12 chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế, Reuters cho biết. Tổng thống Trump cũng cho biết, ông đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu quá trình di dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho biết, quá trình này có thể mất vài năm.
Với quyết định này, Mỹ sẽ trở thành quốc gia duy nhất có phái đoàn ngoại giao ở Jerusalem, lãnh thổ vẫn còn tranh chấp giữa Palestine và Israel.
Động thái trên ngay lập tức đã vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho rằng, quyết định này đồng nghĩa với việc Mỹ “từ bỏ vai trò là nhà đàm phán hòa bình”. “Những hành động đáng chỉ trích và không thể chấp nhận này hủy hoại tất cả nỗ lực hòa bình”, Tổng thống Abbas nói.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng cho rằng quyết định của Washington là “thiếu trách nhiệm” và “đi ngược lại với luật pháp quốc tế cũng như các nghị quyết của Liên Hợp Quốc”.
Video đang HOT
Quốc vương Ả rập Xê út Salman trong cuộc điện đàm ngày 5/12 với Tổng thống Trump đã nói rằng, việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ bị coi là khiêu khích thế giới Hồi giáo trên khắp thế giới”. Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi cũng cảnh báo, quyết định này có thể làm tiêu tan các nỗ lực cho tiến trình hòa bình Trung Đông.
Liên đoàn Ả rập ngày 5/12 cũng ra tuyên bố chung nói rằng bất cứ động thái đơn phương nào coi Jerusalem là thủ đô của Israel hay thiết lập bất cứ phái đoàn ngoại giao nào ở đây cũng bị coi là “vi phạm nghiêm trọng” nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
BBC dẫn lời Giáo hoàng Francis cho biết: “Tôi không thể giữ im lặng trước những lo ngại về tình hình những ngày gần đây. Tôi cũng đặc biệt kêu gọi tất cả các bên tôn trọng vị thế của Jerusalem theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc”.
Về vấn đề này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, quyết định của Washington có thể tác động tiêu cực đến triển vọng hòa bình giữa Israel và Palestine. Ông cho rằng, vấn đề Jerusalem phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai bên.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu kêu gọi nối lại tiến trình hòa bình theo giải pháp hai nhà nước và nhấn mạnh vấn đề Jerusalem cần giải quyết thông qua đàm phán.
Minh Phương
Theo BBC
Thổ Nhĩ Kỳ dọa cắt quan hệ với Israel nếu Mỹ vượt "vạch đỏ"
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể cắt quan hệ với Israel nếu Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của nhà nước Do Thái, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump dự kiến sắp công bố quyết định này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng tháng 5/2017 (Ảnh: Reuters)
"Ông Trump, Jerusalem là một vạch đỏ với người Hồi giáo", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 5/12.
"Chúng tôi có thể dẫn tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Ông không thể thực hiện một bước đi như vậy", ông Erdogan, nhấn mạnh rằng động thái đó không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn là một "cú đánh mạnh đối với lương tâm nhân loại".
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia hối thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump không đưa ra tuyên bố được dự đoán trước về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Báo chí Mỹ cho biết ông Trump sẽ thay đổi mạnh mẽ lập trường của Mỹ về vị thế của Jerusalem trong tuần này. Vị thế của Jerusalem là một trong những vấn đề gai góc nhất giữa Israel và Palestine.
Israel luôn xem toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình, trong khi Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Chủ quyền của Israel đối với Jerusalem chưa được quốc tế công nhận và tất cả các đại sứ quán nước ngoài, trong đó có đồng minh thân cận nhất là Mỹ, đều đặt tại thành phố Tel Aviv.
Nếu Washington công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel thì Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên làm vậy kể từ khi nhà nước Israel được thành lập năm 1948.
Hồi tháng 6, Tổng thống Trump đã kí sắc lệnh hoãn quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem. Đạo luật Đại sứ quán Jeruselam đã được thông qua trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Bill Clinton vào năm 1995, nhưng được các tổng thống Mỹ hoãn thực thi cứ mỗi 6 tháng kể từ đó.
Thổ Nhĩ Kỳ và Israel mới phục hồi quan hệ hồi năm ngoái, 6 năm sau khi Ankara "đóng băng" quan hệ để phản đối cái chết của 9 nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Palestine trong các vụ xung đột với các đặc công Israel trên một con tàu đang cố gắng phá vỡ thế phong tỏa của hải quân Israel tại dải Gaza.
An Bình
Theo BBC
Liên Hợp Quốc: Khủng hoảng Triều Tiên nghiêm trọng nhất trong nhiều năm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhận định tình trạng căng thẳng liên quan tới chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà thế giới phải đối mặt "trong nhiều năm" qua. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (Ảnh: Reuters) "Tính đến nay, chúng ta đã có những cuộc...