Thế giới đằng sau những ‘coin động vật’ siêu lợi nhuận
Nhiều nhà đầu tư thực sự coi những đồng coin “xổ số” là cơ hội nghiêm túc để có thể thu khoản lời lớn trong thời gian ngắn.
Đêm đã về khuya khi Eric Hackney, nhà đầu tư 38 tuổi đang thất nghiệp quyết định bỏ 500 USD vào đồng ASS.
Là chữ viết tắt của Australian Safe Shepherd, ASS nằm trong nhóm những đồng coin “động vật” trở thành trào lưu trong thời gian qua. Dogecoin, đồng tiền thú vật nổi tiếng nhất ban đầu được tạo ra như một trò đùa, rồi trở thành khoản đầu tư nghiêm túc với mức tăng hơn 1.000 lần trong nửa năm qua.
Thế hệ tiền động vật mới, còn được gọi là “coin rác” hay “coin xổ số”, thì đã vận hành rất nghiêm túc ngay từ khi tạo ra. Mục đích của chúng phần lớn là kiếm lời. Eric Hackney là một trong ba thành phần có thể đem lại lợi nhuận khủng cho những nhà đầu tư coin xổ số.
Ba trụ cột của “coin xổ số”
Với khoản đầu tư 500 USD, Eric Hackney sở hữu tới 20 tỷ đồng ASS. Đó là một con số rất nhỏ so với những nhà đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, đầu tư công ty tư, hàng hóa… trên thị trường.
Những người như Eric Hackney, bỏ ra số tiền nhỏ để trải nghiệm cảm giác thị trường, được gọi là “người mua”. Cùng với “người tạo coin” và “người bơm thổi”, họ tạo ra ba trụ cột để những loại coin xổ số tăng trưởng.
Góc giao dịch của Eric Hackney, với một chiếc laptop và điện thoại để theo dõi giá.
Người mua như Hackney là những nhà đầu tư rất thích mạo hiểm, tin vào những bài viết trên mạng xã hội, và thường giao dịch với những app như Robinhood. Có tới hàng triệu nhà đầu tư như vậy trên thị trường. Tuần qua, họ chứng kiến cơn bão đầu tiên khi hàng loạt tài sản đầu tư, từ tiền mã hóa, quỹ hoán đổi danh mục, cổ phiếu công nghệ… đều sụt giá.
Quyền lực của những nhà đầu tư nhỏ lẻ đã được chứng minh vào tháng 2, khi những thành viên của diễn đàn Reddit mua vào cổ phiếu GameStop và khiến các quỹ bán khống chuyên nghiệp thiệt hại. Hackney không chỉ tham gia vào đợt mua cổ phiếu này, mà còn bỏ tiền cho cả Dogecoin nữa. Anh chưa lần nào kiếm được một khoản lời đáng kể.
Nếu như người mua luôn tìm kiếm những loại coin có thể tăng vài lần giá trị sau một tuần, thì có cả một thị trường làm coin chuyên nghiệp phục vụ họ. “Người tạo coin” thường giấu danh tính, như trường hợp của Fab ở Thái Lan. Là công dân Canada nhưng sở hữu một loạt bar tại thị trấn Jomtien, Fab quyết định đầu tư vào tiền mã hóa khi nhiều cơ sở của anh bị đóng vì đại dịch.
Những đồng coin này hứa hẹn mang lại khoản lợi nhuận vài trăm lần. Tất nhiên, sẽ chẳng có đồng nào còn hoạt động sau khoảng 3 năm.
Nic Carter, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Coin Metrics.
“Sau khi có vài mã tăng giá 10 lần, tôi đã thu được lợi nhuận rất tốt”, Fab chia sẻ.
Kiếm được tiền từ việc trao đổi coin, Fab quyết định sẽ tự tạo đồng coin của mình. Đồng coin anh tạo ra được đặt tên là SuperDoge.
Video đang HOT
Trong bộ ba này không thể thiếu những người bơm thổi. Họ nhận tiền để chia sẻ những “bí kíp” giao dịch tiền mã hóa, biến khoản đầu tư 1.000 USD thành triệu USD. Sự bơm thổi gần như là không thể thiếu với những đồng coin xổ số. Quy trình sẽ là tạo ra một đồng tiền, khiến cho nó trở nên nổi tiếng, kiếm lời trước khi những người đến sau sụp đổ, mất trắng.
Theo số liệu của Dune Analytics, đã có 10.000 đồng tiền mã hóa mới được tạo ra trong năm nay. Trong số đó, luôn có những ví dụ thành công. Kể cả khi cả thị trường đã mất hàng trăm tỷ USD vào tuần qua, đồng tiền Meme vẫn tăng khoảng 30 lần trong nửa năm. PooCoin, đồng tiền có biểu tượng cục phân, tăng gấp đôi sau một tháng. SafeMoon, một đồng coin xổ số khác tăng đến 560 lần trong hơn 2 tháng.
“Đó là thị trường vốn mạnh hơn tất cả những gì chúng tôi từng được thấy. Nó hoạt động trên quy mô toàn cầu, 24/7 và không có ai kiểm soát”, Nic Carter, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Coin Metrics nhận định.
Thế giới tài chính “miền Tây hoang dã”
Cách đây 10 năm, tiền mã hóa là khái niệm còn xa lạ. Chỉ vài năm trước, việc mua bán các đồng tiền này chủ yếu phụ thuộc các sàn giao dịch tập trung như Binance hay Coinbase. Tài chính phi tập trung hay DeFi đã làm thay đổi mọi thứ.
Việc tạo ra một đồng tiền mã hóa với những người như Fab chỉ mất vài giờ. Sau khi tạo ra, SuperDoge, bản thân anh sẽ giới hạn số người mua ở vòng đầu với giá tốt. Fab và nhóm phát triển thì giữ lại khoảng 5% tổng số coin tạo ra. Chính anh cũng tự bỏ tiền túi, khoảng 150.000 USD, để mua đồng coin mình tạo ra.
Các sàn giao dịch tập trung cũng chấp nhận những đồng tiền thường bị coi là trò đùa, và mang lại lợi nhuận thật cho nhiều người.
Sau khi một đồng coin được tạo ra, nó sẽ được niêm yết trên những sàn giao dịch tự động như UniSwap hay PancakeSwap. Khi có người mua, hệ thống sẽ tự khớp lệnh với người bán, không có một công ty nào đứng đằng sau để điều khiển.
“Mọi người làm vậy vì đó là cơ hội để họ kiếm tiền rất nhanh chóng. Chúng hứa hẹn mang lại khoản lợi nhuận vài trăm lần. Tất nhiên, sẽ chẳng có đồng coin nào còn hoạt động sau khoảng 3 năm”, Nic Carter nhận xét.
Chi phí tạo coin rất rẻ so với những sản phẩm tài chính khác. Tuy nhiên, để thành công thì mọi đồng tiền đều cần sự tin tưởng và ủng hộ của nhà đầu tư. Đó là lúc cần tới những người bơm thổi, quảng cáo đồng tiền.
Fab cho biết anh bỏ ra khoảng 150.000 USD để thuê người nổi tiếng trên các mạng xã hội, chạy bài quảng cáo cho đồng SuperDoge. Mục tiêu của chiến dịch là tạo tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) đối với những nhà đầu tư. Đó là công thức nhanh nhất để kiếm lời.
Sau khi ra mắt thành công và đạt giá cao nhất đầu tháng 4, đồng SuperDoge đã “về mặt đất”. Đó là lúc những người bơm thổi lại được thuê một lần nữa.
Nhà đầu tư Eric Hackney nhận ra coin động vật thực sự mang lại lợi nhuận sau khi mua Dogecoin.
Heman, sở hữu 370.000 người theo dõi trên TikTok, có thể coi là một người như vậy. Trong một video của mình, Heman đã nói về tất cả những loại cocin liên quan đến hình tượng chú chó trên mạng. Anh có thể chèn những quảng cáo về đồng coin mới vào video của mình với giá từ 5.000-10.000 USD.
Trong thế giới DeFi, nơi không có một luật lệ nào để quản lý các đồng tiền xổ số, những người nổi tiếng chính là cách quảng cáo và bơm giá đơn giản nhất.
“Nếu như có người đủ tiền trả cho 10 KoLs trên YouTube, Instagram và Twitter để thổi giá, thì họ cũng có tiềm lực để đứng sau đồng coin”, Heman nhận định.
Bản thân anh cũng là một nhà đầu tư, nhưng anh gọi hành động mua các đồng coin xổ số là đánh bạc. Khoản đầu tư của Heman đã tăng 10 lần kể từ tháng 2, và khoảng 70% trong tháng gần nhất.
“Tôi nghĩ là chẳng mất gì mấy nếu cứ bỏ 50-100 USD vào đây. Tuy nhiên, tôi vẫn phải nói với người xem của mình đây là trò cờ bạc. Thường thị họ sẽ quay lại và nói với tôi rằng đã kiếm được vài trăm lần khoản họ bỏ vào”, Heman chia sẻ.
Việc tạo một đồng coin xổ số và đưa nó lên sàn giao dịch trực tiếp chỉ mất hơn một giờ.
Eric Hackney vẫn nhớ rõ ngày anh tìm hiểu Dogecoin vào cuối tháng 1. Khi đang chat với bạn, Hackney nhận thấy đồng tiền này đang ở trong danh sách tăng giá mạnh nhất trên sàn. Người bạn anh cũng không thể lý giải vì sao nó tăng mạnh thế.
Hackney quyết định cho một khoản nhỏ vào Dogecoin. Chẳng lâu sau, khoản đầu tư tăng gấp đôi giá trị. Anh bán sớm vì thấy giá dao động quá nhiều, rồi lại thấy tiếc khi Dogecoin đạt đỉnh vào đầu tháng 5.
Hackney quyết định không bao giờ bỏ lỡ cơ hội tốt như thế nữa. Anh nhận ra rằng cơ hội thực sự nằm ở những đồng tiền như Papa Shiba, OMG, SafeMoon, nói chung là coin xổ số.
“Chúng rất điên rồ, nhưng đồng thời cũng rất thực tế”, nhà đầu tư này nhận xét.
Điều gì đằng sau cú rơi 'sốc' của Bitcoin?
Gần đây, thị trường tiền ảo đón nhận hàng loạt "tin dữ" như những lời tuyên bố của Elon Musk hay việc chính phủ Trung Quốc tái khẳng định lập trường chống tiền ảo, khiến tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư vụn vỡ.
Bitcoin vẫn là tài sản có tính biến động cao
Tối 19.5, Bitcoin giảm xuống còn 30.000 USD - mức thấp nhất trong 3 tháng qua, dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo. Đến thời điểm hiện tại, các sàn giao dịch ghi nhận đồng mã hóa lớn nhất thế giới đã hồi phục nhẹ, dao động quanh mức 39.000 - 41.000 USD. Chịu chung hoàn cảnh với Bitcoin, các altcoin nổi tiếng như Ether, Dogecoin, XRP cũng đang trở lại đường đua.
Theo CNBC, đà trượt dốc gần đây đảo ngược xu hướng tăng đột biến của tiền số từ nửa cuối năm ngoái. Giá Bitcoin tăng hơn 200% nhờ sự tham gia của các nhà quản lý quỹ, ngân hàng và doanh nghiệp.
Mike Novogratz - nhà đầu tư Bitcoin lâu năm chia sẻ với CNBC: "Ngày càng nhiều người sở hữu tiền mã hóa hơn. Tiền mã hóa len lỏi vào xã hội chúng ta và xuất hiện một loạt sự kiện như ngày ra luật thuế, những dòng tweet của Elon Musk khiến tâm lý lạc quan vụn vỡ, và bây giờ chúng ta trải qua sự kiện tạo tính thanh khoản cho thị trường".
Các tổ chức "quay lưng" với Bitcoin
Tháng 2 năm nay, CEO Tesla thông báo đầu tư 1,5 tỉ USD vào Bitcoin và chấp nhận cho mua xe Tesla bằng đồng mã hóa này. Cùng với đó, nhiều công ty thanh toán bắt đầu nâng cấp hệ thống để đưa tiền mã hóa vào hoạt động và nhiều ngân hàng lớn ở Phố Wall bắt đầu tư vấn tiền mã hóa cho khách hàng. Việc sàn giao dịch Coinbase mở sự kiện IPO cũng góp phần đưa giá Bitcoin lên cao.
Tuy nhiên, nhà đầu tư chưa vui mừng được bao lâu thì Elon Musk đã quay lưng với Bitcoin vì cho rằng quá trình đào đồng tiền này gây ảnh hưởng đến môi trường. Ông còn úp mở chuyện công ty đã bán Bitcoin, nhưng khi đợt giảm sốc diễn ra, Elon Musk mới tìm cách "cứu nguy" cho Bitcoin bằng cách tuyên bố Tesla vẫn đang giữ chặt Bitcoin, chưa bán đi đồng nào.
Cổ phiếu của sàn Coinbase có giá hơn 400 USD ngay trong ngày chào sàn 14.4 nhưng giảm về gần 220 USD trong ngày 19.5. Ngày Coinbase niêm yết cổ phiếu cũng là ngày giá Bitcoin lập kỷ lục.
Ngoài ra, báo cáo mới từ JPMorgan cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang rời xa Bitcoin, quay lại với vàng. Bitcoin thường được xem là một kênh lưu trữ giá trị thay thế cho vàng.
Tránh xa tài sản rủi ro cao
Tình trạng Bitcoin rớt giá không chỉ diễn ra trên thị trường tiền mã hóa. Cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng tuy tăng tốc trong đại dịch Covid-19 nhưng cũng chịu nhiều áp lực trong những tuần gần đây, điều đó cho thấy các nhà đầu tư đang rút khỏi những tài sản có tính đầu cơ.
Ark Innovation ETF - quỹ sở hữu nhiều cổ phiếu tăng trưởng mạnh do Cathie Wood dẫn dắt - đang giảm hơn 30% so với mức cao nhất trong tháng 2 năm nay. Tính đến sáng 19.5, chỉ số Nasdaq Composite giảm 6,9% so với mức cao kết phiên ngày 26.4. Chỉ số Russell 2000 giảm 5,6% trong cùng kỳ.
Đà lao dốc của Bitcoin và cổ phiếu công nghệ diễn ra trùng với việc thời hạn nộp thuế ở Mỹ bị trì hoãn, điều này có thể khiến các nhà đầu tư phải bán tháo tài sản để huy động tiền mặt thanh toán thuế thặng dư vốn.
Nỗi lo về quy định
Bitcoin và tài sản kỹ thuật số đang chịu sự giám sát từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu khi chúng đã trở thành một phần lớn của thị trường tài chính.
Nhà phân tích Harshita Rawat của công ty Sanford C. Bernstein cho biết: "Chúng tôi tin rằng việc chính phủ đàn áp tiền mã hóa có thể kích hoạt một "mùa đông tiền mã hóa" và khiến hoạt động giao dịch suy giảm. Các cuộc đàn áp gay gắt hơn đối với tiền mã hóa có thể xảy ra ở nhiều quốc gia đang phát triển, xem tiền mã hóa là mối đe dọa đối với tiền fiat và hệ thống tiền tệ của họ".
Hôm 18.5, Trung Quốc - đất nước đang phát triển nhân dân tệ số do chính phủ điều hành - vừa tái khẳng định lập trường chống tiền mã hóa, cấm các công ty tài chính cung cấp dịch vụ liên quan đến loại tiền này.
Tại Mỹ, tân Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler cho rằng các cơ quan quản lý nên "trung lập về công nghệ" nhưng cần bảo vệ người tiêu dùng nhiều hơn trong thị trường tiền mã hóa.
Sự trỗi dậy của Dogecoin - ban đầu xuất phát là một trò đùa và được Elon Musk đẩy giá - có thể làm tổn hại đến uy tín chung của thị trường tiền mã hóa. Diễn biến ở một số đồng tiền nhỏ hơn cho thấy hoạt động đầu cơ đang gia tăng thay vì sự quan tâm càng nhiều của các tổ chức.
Elon Musk ám chỉ Tesla sẽ không bán Bitcoin, thị trường tiền ảo vẫn khó hồi phục Dòng tweet của Elon Musk giữa thời điểm Bitcoin chạm đáy 32.000 USD giúp đồng tiền ảo này bật tăng trở lại trước khi có phiên điều chỉnh giảm trong sáng nay. Tối qua (19/5), nhà đầu tư đã có một phen thót tim khi Bitcoin chạm đáy 32.000 USD thổi bay thêm 300 tỷ USD vốn hóa của thị trường tiền ảo....