Thế giới chỉ còn 1.300 người: Cuộc chạy trốn ‘tận thế’ có thật
Loài người Homo sapiens chúng ta lẽ ra không tồn tại trên thế giới nếu như không có cuộc đào thoát ngoạn mục 900.000 năm trước của loài tổ tiên.
Một nghiên cứu di truyền được công bố năm ngoái tiết lộ toàn bộ nhân loại đã trải qua một đại thảm họa khiến 98,7% dân số biến mất. Thế nhưng, gần 1.300 người còn lại đã bắt đầu một thế giới mới theo cách không ngờ, theo một nghiên cứu khác vừa được công bố.
900.000 năm trước, loài tổ tiên của chúng ta đã có “cuộc đào thoát” ngoạn mục khỏi châu Phi bị hoang mạc hóa – Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Theo Science Alert, sự kiện con người suýt tuyệt chủng xảy ra vào 900.000 năm trước, tức khoảng 600.000 năm trước khi loài Homo sapiens chúng ta ra đời.
Tại “nút thắt” dân số tàn khốc đó, chỉ còn chưa đầy 1.300 cá thể người tồn tại trên thế giới. Họ là loài tổ tiên của loài chúng ta và có thể cả một số loài người khác đã tuyệt chủng.
Nếu như nghiên cứu năm ngoái kể lại thảm họa “tận thế” đó thông qua DNA của hơn 3.000 người hiện đại, thì nghiên cứu mới do các nhà địa chất học từ Đại học Milan (Ý) và Đại học Columbia (Mỹ) thực hiện đã giải thích được cách 1.300 con người còn lại tiếp tục sinh tồn.
Video đang HOT
Họ tìm thấy bằng chứng về một cuộc di cư khỏi châu Phi diễn ra cùng thời điểm, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.
Với bằng chứng ít ỏi là một số mẩu xương, công cụ đá và dữ liệu địa chất, các nhà khoa học phát hiện những con người còn sót lại này đã đối diện với một châu Phi và cả một dải đất rộng lớn ở Tây Á ngày nay khô cạn, lạnh lẽo, thiếu thức ăn.
Nhưng cũng sự khô cạn này – kéo theo mực nước biển giảm – đã làm lộ ra những “cây cầu đất”, giúp họ có thể di chuyển bằng đường bộ từ châu Phi đến tận thảo nguyên Á – Âu, có lúc di chuyển bằng các phương tiện trượt tuyết thô sơ.
Như vậy, sự di cư hàng loạt để tránh tuyệt chủng ở một châu Phi đang hoang mạc hóa cũng đồng thời đem đến cho loài người một cơ hội lan rộng quần thể, để từ đó sinh sôi mạnh mẽ một lần nữa.
Các phương tiện để trốn thoát khỏi châu Phi và các thứ khác mà họ đã nghĩ ra để phục vụ cho cho cuộc di cư cũng như các điều kiện sống mới cũng góp phần giúp những vị tổ tiên này tiến xa thêm trên nấc thang tiến hóa, có thể rất quan trọng đối với sự ra đời của loài chúng ta.
Sốc: Một loài người khác đã phát minh ra keo dán
Các báu vật khảo cổ xuất hiện tại Pháp một lần nữa khẳng định trình độ đáng ngưỡng mộ của một loài người tuyệt chủng.
Theo trang Heritage Daily, các nhà khoa học đã kiểm tra lại các công cụ bằng đá có niên đại từ 120.000 đến 40.000 năm trước, nằm trong một bộ sưu tập được đem về từ 2 hệ thống hang động ở làng Peyzac-le-Moustier ở Dordogne - Pháp, nơi có loài người cổ từng sinh sống.
Một lưỡi dao đá được gắn chặt vào phần tay cầm bằng loại keo dán nhựa đường - đất son bền chắc qua hàng chục ngàn năm - Ảnh: Patrick Schmidt
Các hiện vật này đã được khai quật từ những năm 1960, bọc lại riêng biệt, cẩn thận và lưu giữ trong bảo tàng. Gần đây, các nhà khoa học chú ý đến chúng trở lại và quyết định đem ra phân tích lần nữa.
Cuộc kiểm tra được dẫn đầu bởi TS Patrick Schmidt từ Khoa Sinh thái học kỷ đệ tứ và tiền sử sơ khai của Đại học Tubingen và TS Ewa Dutkiewictz từ Bảo tàng Tiền sử và lịch sử sơ khai thuộc Bảo tàng quốc gia Berlin (Đức).
Họ đã tìm thấy thứ không thể tin nổi: Một loại keo dán bền chắc làm từ hỗn hợp đất son và nhựa đường còn vương trên một số công cụ.
Hàm lượng đất son trong keo dán này lên tới 50%, là một thứ mà khi khô lại sẽ giữ được độ kết dính mạnh, đủ để dán tay cầm thật chắc vào công cụ.
Không chỉ niên đại gây sốc, chủ nhân của số công cụ dán keo này còn gây kinh ngạc hơn. Loài người cổ để lại dấu tích trong các hang động nơi số công cụ được tìm thấy là người Neanderthals.
Bí ẩn những "loài người ma" vừa lộ diện
Người Neanderthals là một loài đã tuyệt chủng, cùng thuộc chi Homo (chi Người) với Homo sapiens chúng ta.
Họ xuất hiện trên Trái Đất khoảng 80.0000 năm trước và tuyệt chủng khoảng gần 40.000 năm trước.
Loài người này đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XXI, tuy nhiên ban đầu người ta cho rằng họ rất bán khai, vẫn còn mang những thói quen của vượn nhân hình.
Nhưng càng ngày các bằng chứng khảo cổ - từ công cụ cho đến các phần hài cốt - tiết lộ họ phát triển hơn chúng ta từng nghĩ, thậm chí có thể đạt trình độ ngang ngửa tổ tiên Homo sapiens chúng ta trong một số thời kỳ.
Họ biết chế tác nhiều công cụ thông minh, đan lưới, dệt sợi, làm đồ trang sức tinh xảo và thậm chí có thể tích não lớn hơn chúng ta.
Thế nhưng bộ não này thiếu đi những yếu tố đem lại khả năng thích nghi cao, tính linh hoạt như ở người Homo sapiens, nên đã sớm tuyệt chủng khi địa cầu rơi vào những giai đoạn khắc nghiệt.
Tuy nhiên, người Neanderthals vẫn tồn tại trong dòng máu của chính chúng ta: Thông qua các cuộc hôn phối dị chủng khi hai loài còn sống cùng, người hiện đại ngày nay có khoảng trên dưới 2% DNA Neanderthals.
Bí ẩn những "loài người ma" vừa lộ diện Ba "loài người ma" là tổ tiên dị chủng của một số người hiện đại đã để lộ tung tích thông qua các DNA "lạ". Gọi là "loài người ma" bởi chúng ta biết họ ở đó, nhưng không tìm được bất kỳ hài cốt hay bằng chứng hữu hình nào từ họ, hoặc tìm được nhưng vẫn không thể hiểu được họ...