Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu.
Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
WHO ủng hộ nông dân trồng lương thực thay thuốc lá. Ảnh: health.economictimes.indiatimes.com
Còn với ông Reginald Omulo, cũng là người làng Migori, nỗi ám ảnh về những ca đột tử không rõ nguyên nhân trong gia đình khiến ông không thể nhớ ra bất kỳ điều tốt đẹp nào từ những vụ mùa trồng cây thuốc lá dù đã tiếp nối qua nhiều thế hệ. Việc trồng cây thuốc lá có quá ít lợi ích trong khi gây ra quá nhiều bệnh tật do khói thuốc đầu độc cả môi trường và lối sống của người dân nơi đây. Thế rồi, mọi thứ dần thay đổi khi WHO phối hợp với Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP) và Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO) đưa cây đậu tới vùng đất này, hướng dẫn người dân chuyển đổi canh tác. Obare đã có thể trồng thứ cây thu hoạch chỉ sau 60 ngày, không còn phải quần quật trên cánh đồng mà có thể xen kẽ làm những công việc khác, sản phẩm làm ra có sẵn bên thu mua với giá cả hợp lý. Còn ông Omulo thì nhận thấy trẻ em làng Migori ngày ngày rủ nhau đến trường thay vì kéo ra các cánh đồng, những trường hợp đột tử cũng ít dần đi và hơn cả là ông còn được dạy về cách canh tác mà vẫn giữ được chất đất quê hương.
Video đang HOT
Đó là câu chuyện từ những người nông dân Kenya truyền cảm hứng cho nông dân ở các quốc gia khác dần từ bỏ việc trồng cây thuốc lá để thay thế bằng các cây lương thực. Và đây cũng là thông điệp chính mà Ngày Thế giới không thuốc lá 2023 (31/5) truyền tải đến mọi người: Hãy trồng lương thực, đừng trồng thuốc lá!
Thông điệp này càng ý nghĩa khi được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang đương đầu với cuộc khủng hoảng lương thực do ảnh hưởng của xung đột, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19. Con số kỷ lục hơn 324 triệu người trên thế giới sắp rơi vào cảnh đói ăn, 79 quốc gia đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Hơn 3 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng cây thuốc lá ở 124 quốc gia để tạo ra thứ sản phẩm là nguyên nhân dẫn tới 8 triệu ca tử vong mỗi năm, chưa kể những tác động hủy hoại môi trường. Những diện tích đất này nếu được chuyển đổi sang trồng cây lương thực sẽ góp phần quan trọng giúp củng cố an ninh lương thực, giải quyết các thách thức về dinh dưỡng, cung cấp thêm thức ăn cho các hộ gia đình với hàng triệu người được hưởng lợi.
Theo WHO, việc trồng cây thuốc lá cũng gây ra những hậu quả sức khỏe ngày càng nghiêm trọng cho người nông dân vì sử dụng thuốc trừ sâu liên tục và tình trạng hấp thụ nicotine qua da, thường xuyên hít thở khói bụi từ quá trình sơ chế nguyên liệu. Một người nông dân trồng, thu hoạch và sơ chế thuốc lá, có thể hấp thụ lượng nicotine tương đương với việc hút 50 điếu thuốc mỗi ngày. Cứ 5 người trồng cây thuốc lá thì lại có 1 người bị ngộ độc nicotine do hấp thụ qua da, còn gọi là bệnh thuốc lá xanh. Tình trạng này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới nhóm trẻ em và phụ nữ có thai cơ địa yếu ớt và dễ chịu tổn thương. Có nghiên cứu chỉ ra rằng những người trẻ tuổi ở châu Á và Nam Mỹ, nằm trong số những vùng có diện tích canh tác thuốc lá cao trên thế giới, nhạy cảm với nicotine hơn.
Trong khi đó, tình trạng phá rừng lấy đất canh tác cây thuốc lá (5% tổng diện tích rừng bị phá trên thế giới là để nhường chỗ cho cây thuốc lá, khoảng 200.000 ha rừng bị tàn phá mỗi năm), ô nhiễm các nguồn nước, suy thoái đất vì canh tác phụ thuộc vào hóa chất và ô nhiễm môi trường vì khói từ quá trình sơ chế cũng là những lý do khiến việc trồng loại cây này không nên tiếp diễn. Đáng chú ý, do nhận thức ngày càng được nâng cao về tác động của việc trồng cây thuốc lá tại các nước thu nhập cao nên vùng trồng loại cây này đang chuyển dịch sang các nước đang phát triển và thu nhập thấp, làm gia tăng bất bình đẳng trên mọi phương diện. Cứ 10 quốc gia trồng thuốc lá lớn trên thế giới thì có 9 nước thuộc diện thu nhập trung bình và thấp, trong đó có 4 nước thu nhập thấp và thiếu lương thực.
Việc chuyển đổi sang canh tác các cây lương thực như đậu, hạt điều, ngô và rau từng được thử nghiệm tại một số vùng canh tác cây thuốc lá đã chứng minh mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà lại giảm những tác động về sức khỏe và môi trường, đất đai. Đã có những mô hình chuyển đổi canh tác thành công ở những quốc gia từng được coi là “vựa thuốc lá” của thế giới. Ở Bulgaria, nhiều nông dân đã chuyển đổi sang trồng các giống cây cho hạt, các loại quả mọng và chăn nuôi gia súc, khiến hoạt động trồng cây thuốc lá giờ chỉ đóng vai trò phụ trong ngành nông nghiệp. Một số làng trồng thuốc lá lâu năm ở Tây Nam nước này đã ghi nhận hoạt động kinh tế bùng nổ sau khi chuyển đổi canh tác. Tương tự, tại các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Philippines, nhiều nông dân trồng thuốc lá giờ đây đã chuyển sang trồng hạt điều, khoai, ngô, rau, hay cây lấy gỗ làm giấy hoặc chuyển hẳn sang các lĩnh vực khác như dịch vụ du lịch với mức thu nhập cao hơn, an toàn hơn với sức khỏe. Tuy nhiên, LHQ lưu ý để đạt được kết quả này, điều quan trọng là phải áp dụng một cách tiếp cận hài hòa về hệ sinh thái, xác định đúng những loại cây trồng thay thế bền vững và đặc biệt là sự đồng hành từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ.
Nhân ngày Thế giới không thuốc lá 2023, WHO đã cho ra mắt tài liệu nghiên cứu với chủ đề “Trồng lương thực, không trồng thuốc lá”, phần bìa là hình ảnh các em nhỏ đủ màu da, ánh nhìn mệt mỏi bê trên tay những chiếc bát khói nghi ngút nhưng bên trong không phải là đồ ăn nóng hổi mà là những mẩu thuốc lá hút dở. Một hình ảnh gợi nhắc về rất nhiều thách thức ở cả hiện tại và tương lai nếu các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức không có hành động cụ thể ngay từ bây giờ.
LHQ kêu gọi không ngừng củng cố luật pháp, phát triển các chính sách và chiến lược bền vững, đảm bảo các điều kiện thị trường để người trồng cây thuốc lá có thể chuyển đổi sang trồng cây lương thực, có được cuộc sống tốt đẹp hơn trong những cộng đồng đổi mới, biến những vùng đất được sử dụng để trồng cây thuốc lá thành vùng canh tác cây lương thực giúp đạt mục tiêu xóa đói trong Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, bởi ngay lúc này thế giới cần lương thực thay vì thuốc lá.
WHO hỗ trợ nông dân trồng lương thực thay thuốc lá
AFP ngày 27.5 đưa tin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang giúp đỡ ngày càng nhiều nông dân từ bỏ việc trồng thuốc lá, chuyển đổi sang trồng cây lương thực, nhất là tại châu Phi.
Một nông dân Kenya chuyển từ trồng thuốc lá sang trồng đậu. Ảnh LHQ
Trước thềm Ngày Thế giới không thuốc lá (31.5), WHO cho biết đã kết hợp với các cơ quan khác thuộc LHQ để hỗ trợ những nông dân muốn chuyển đổi sang trồng cây lương thực thay vì thuốc lá.
Việc thí điểm tại Kenya đã thành công và LHQ muốn nhân rộng sáng kiến này sang các nước, châu lục khác. Theo Giám đốc Xúc tiến y tế WHO Ruediger Krech, hiện có khoảng 3,2 triệu ha tại 124 quốc gia được dùng để trồng cây thuốc lá.
Trong khi đó, có đến 349 triệu người đối diện tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp, tăng từ 135 triệu người vào năm 2019.
Số người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp trên toàn cầu tăng mạnh trong năm 2022 Năm 2022, khoảng 258 triệu người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp do ảnh hưởng của xung đột, các cú sốc về kinh tế và các thảm họa khí hậu, tăng mạnh so với mức 193 triệu người của năm 2021. Trẻ em nhận thức ăn cứu trợ tại trại tị nạn gần làng Yazi Bagh, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Đây...