Thế giới bùng nổ công nghệ từ trước khi Homo sapiens ra đời
Một loạt vật dụng 600.000 năm tuổi là bằng chứng gây sốc về thời kỳ bùng nổ công nghệ vĩ đại không phải do loài người hiện đại chúng ta tạo ra.
Thời kỳ bùng nổ công nghệ 600.000 năm trước không xảy ra theo kiểu chúng ta đang thấy ở thế kỷ XXI, nhưng đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển vượt trội của chính loài chúng ta hàng trăm ngàn năm sau đó.
Theo Science Alert, cuộc bùng nổ công nghệ này là một bước nhảy vọt về độ phức tạp của công cụ bằng đá, cho thấy kiến thức về loài người đã tăng đột ngột vào khoảng 600.000 năm trước.
Những loài người cổ đại đã tạo ra một cuộc bùng nổ công nghệ vĩ đại đối với công cụ đá – Ảnh AI: Anh Thư
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi hai nhà nhân chủng học Jonathan Paige của Đại học Missouri và Charles Perreault của Đại học bang Arizona đã phân tích một loạt công cụ cổ đại từ châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương (bao gồm thềm Sahul) và châu Mỹ (bao gồm Greenland).
Tổng cộng 62 công nghệ chế tạo công cụ thời đại đồ đá khác nhau đã được xếp hạng từ những gì thu thập được ở 57 di chỉ khảo cổ.
Họ phát hiện ra rằng cho đến tận 1,8 triệu năm trước, trình tự sản xuất các công cụ bằng đá có độ dài từ 2-4 đơn vị quy trình. Trong 1,2 triệu năm tiếp theo, độ phức tạp của công cụ đã tăng lên, đạt tới 7 đơn vị quy trình.
Tuy nhiên, phải đến khoảng 600.000 năm trước, tổ tiên của chúng ta mới đưa điều này lên một tầm cao mới: Các công cụ đột ngột trở nên vô cùng phức tạp, có cái được chế tác qua tận 18 đơn vị quy trình khác nhau.
Theo các tác giả, một tiến bộ công nghệ lớn như vậy phụ thuộc vào kiến thức được truyền lại từ các thế hệ trước.
Video đang HOT
Trong các thế hệ tiếp theo, độ phức tạp của công cụ đá điểm tiếp tục tăng nhanh, không khác gì cách thế giới chúng ta “lột xác” hoàn toàn trong thời gian ngắn nhờ công nghệ số ngày nay.
Sự nhảy vọt này cũng cho thấy vào thời điểm đó, những loài người tồn tại trên Trái Đất đã tiến hóa tới mức sẵn sàng thử nghiệm và phát hiện ra những cái mới từ chính những lỗi mà họ vô tình gây nên trong quá trình chế tác công cụ.
Nói cách khác, đó như một kiểu nghiên cứu khoa học sơ khai.
Việc cải tiến quy trình sản xuất công cụ trên diện rộng còn cho thấy bộ não con người khi đó đã tiến hóa ở mức biết tận dụng kiến thức tập thể, trao đổi giao lưu văn hóa.
Điều này cho phép các cá nhân sử dụng và cải tiến công nghệ mà không cần phải hiểu đầy đủ mọi khía cạnh trong quá trình phát triển của chúng, mở đường cho một kho kiến thức ngày càng tăng và thích ứng. Đó cũng chính là nền tảng để xã hội ngày nay ngày một tiến bộ.
Khi kiến thức tập thể và các hành vi liên quan phát triển, các gien ảnh hưởng đến việc học tập cũng có thể được chọn lọc.
Sản phẩm của quá trình “đồng tiến hóa” văn hóa và gien này có thể bao gồm sự gia tăng kích thước não tương đối, sự phức tạp hóa đời sống cá nhân và các đặc điểm then chốt khác làm nền tảng cho tính độc đáo của con người.
Mặc dù những phát hiện mới cung cấp bằng chứng chắc chắn cho sự hiện diện của văn hóa tích lũy gần thời điểm bắt đầu kỳ Canh Tân (Pleistocene) giữa của thế Canh Tân, nhưng loại trí thông minh văn hóa này thậm chí có thể đã xuất hiện sớm hơn trong lịch sử nhân loại.
Loài người Homo sapiens chúng ta, còn gọi là người hiện đại hoặc người tinh khôn, chỉ ra đời vào khoảng 300.000 năm về trước.
Điều đó có nghĩa rằng cuộc bùng nổ công nghệ này không phải do tổ tiên trực tiếp chúng ta tạo nên, mà do những loài người cổ đã tuyệt chủng.
Theo các nghiên cứu trước đó, vào thời điểm loài chúng ta ra đời, thế giới vẫn còn ít nhất 8-9 loài thuộc chi Homo (chi Người) khác sinh sống.
Tái tạo dung nhan người khác loài 75.000 năm tuổi: Kết quả sốc!
Chân dung của bà Shanidar Z, một người khác loài từng sống tại khu vực nay là Iraq, gợi ý về mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ với loài chúng ta.
Như nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy vào thời điểm mà người phụ nữ được gọi là Shanidar Z sinh sống - 75.000 năm trước - địa cầu không chỉ có loài Homo sapiens chúng ta mà còn có người Neanderthals và Denisovans, khác loài nhưng cùng chi Homo (chi Người).
Hộp sọ người phụ nữ khác loài Shanidar Z được một nhà khoa học giới thiệu tại cơ sở lưu trữ mẫu vật của Đại học Cambridge - Ảnh: ĐẠI HỌC CAMBRIDGE
Trong đó, người Neanderthals thường được mô tả với những đường nét cứng cáp, gồ ghề trên gương mặt. Thế nhưng bà Shanidar Z đã cho thấy sự thật hoàn toàn khác.
Vào năm 2018, một nhóm do Đại học Cambridge (Anh) dẫn đầu đã thực hiện một khám phá mang tính đột phá bên trong hang Shanidar ở Iraq, một địa điểm trước đây nổi tiếng với hàng loạt hài cốt của người Neanderthals.
Lối vào hang Shanidar - Ảnh: ĐẠI HỌC CAMBRIDGE
Hang động đặc biệt này đã không mang lại những khám phá mới về người Neanderthal trong hơn 50 năm, khiến việc khai quật được hài cốt mang tên là Shanidar Z trở nên đặc biệt quan trọng.
Phát hiện càng quý giá hơn bởi phần hộp sọ được bảo tồn tốt ngoài mong đợi.
Trong những năm tiếp theo, nhóm khoa học gia Cambridge đã nỗ lực tìm lại chân dung của người phụ nữ này, được cho là khoảng hơn 40 tuổi khi qua đời.
Việc tái tạo khuôn mặt của bà Shanidar Z là một quá trình tốn nhiều công sức, trong đó hơn 200 mảnh hộp sọ của bà được TS Lucía López-Polín, người bảo quản chính, ghép lại với nhau.
Tiếp theo là việc sử dụng các kỹ thuật khảo cổ và pháp y tiên tiến để mô hình hóa các đặc điểm trên khuôn mặt của cô, được giám sát bởi các nhà cổ sinh vật học Adrie và Alfons Kennis.
Kết quả dựa trên các đặc điểm giải phẫu chính xác này là một dung nhan hoàn toàn gây sốc, vì giống con người hiện đại hơn nhiều so với mong đợi.
Bà Shanidar Z, một người phụ nữ Neanderthals hơn 40 tuổi, trong hình ảnh được tái hiện - Ảnh: ĐẠI HỌC CAMBRIDGE
Khuôn mặt với những nét mềm mại này gợi ý về mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ hơn với loài người hiện đại. Sự tương đồng về giải phẫu thường liên quan đến sự gần gũi về di truyền, vì vậy ủng hộ các lý thuyết về sự giao phối dễ dàng giữa hai loài.
Chuỗi nghiên cứu đang tiến hành xung quanh di chỉ hang Shanidar không chỉ mang lại một chân dung cổ xưa, mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về các hoạt động văn hóa của người Neanderthals.
Hang động này được sử dụng như nơi an táng của nhiều thế hệ, cung cấp bằng chứng về một cách tiếp cận phức tạp đối với cái chết, bao gồm cả hành vi có thể mang tính nghi lễ, mà trước đây khoa học nghĩ rằng chỉ tồn tại ở Homo sapiens rất lâu sau này.
GS Graeme Barker từ Viện nghiên cứu khảo cổ McDonald của Đại học Cambridge cho biết các phát hiện này cho thấy những người khác loài này đã có quan niệm về cái chết không khác chúng ta.
40.000 năm trước, loài khác đã bố trí nhà như người hiện đại Trong các hang động thời tiền sử mà người hiện đại Homo sapiens kế thừa từ một loài khác, các nhà khoa học đã có phát hiện gây sốc. Bằng cách lập bản đồ phân bố các công cụ bằng đá, xương động vật, đất son và vỏ sò trên bề mặt di chỉ Riparo Bombrini ở Liguria (Ý), các nhà cổ nhân...