Thế giới 2024 đối đầu những căn bệnh truyền nhiễm
Tổ chức Y tế Thế giới trong năm 2024 đã công bố báo cáo về số ca gia tăng liên quan 3 bệnh truyền nhiễm, ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với một bệnh và ra cảnh báo về một bệnh khác.
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 11.2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ ước tính trên toàn thế giới có 10,3 triệu ca mắc bệnh sởi vào năm 2023, tăng 20% so với năm 2022, theo AFP.
Một nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng sởi tại một bệnh viện ở thủ đô Podgorica của Montenegro vào ngày 16.12.2020. ẢNH: AFP
Nghiên cứu mới cho rằng “mức độ tiêm chủng không đầy đủ trên toàn cầu đang làm gia tăng các ca bệnh”.
Tỷ lệ tiêm chủng hai liều vắc xin sởi/rubella cần đạt tới 95% mới có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát. Tuy nhiên, vào năm 2023, chỉ có 83% tr.ẻ e.m trên toàn thế giới được tiêm mũi vắc-xin sởi đầu tiên thông qua các dịch vụ y tế, mức tương đương với năm 2022 nhưng giảm so với mức 86% trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 74% tr.ẻ e.m được tiêm mũi thứ hai vào năm 2023.
Bộ Y tế CHDC Congo ngày 17.12.2024 thông báo dịch bệnh bí ẩn gây chế.t người ở tỉnh Kwango của nước này là một dạng sốt rét nghiêm trọng. Đã có 592 trường hợp mắc bệnh này được báo cáo kể từ tháng 10, với tỷ lệ t.ử von.g là 6,2%, theo Bộ Y tế CHDC Congo.
Trong báo cáo được công bố vào ngày 11.12.2024, WHO ước tính có 263 triệu ca sốt rét trên toàn thế giới vào năm 2023, nhiều hơn 11 triệu ca so với một năm trước đó, trong khi số ca t.ử von.g vẫn tương đối ổn định, theo AFP.
Cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ t.ử von.g do sốt rét đã giảm xuống mức trước đại dịch Covid-19, nhưng WHO kêu gọi cần nỗ lực hơn nữa để chống lại căn bệnh đã giế.t chế.t gần 597.000 người trong năm 2023.
Video đang HOT
WHO chỉ ra việc triển khai rộng rãi vắc xin sốt rét là một bước tiến đầy hứa hẹn, dự kiến sẽ cứu sống hàng chục ngàn tr.ẻ e.m mỗi năm.
WHO ước tính số ca sốt xuất huyết được báo cáo đã tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2021, với hơn 12,3 triệu ca, trong đó có hơn 7.900 ca t.ử von.g, được báo cáo chỉ trong 8 tháng đầu của năm 2024. Con số này gần gấp đôi so với 6,5 triệu ca được báo cáo trong cả năm 2023, theo AFP.
Sốt xuất huyết do một loại arbovirus lây truyền qua muỗi vằn và lãnh thổ của chúng đã lan rộng khi hành tinh này ấm lên. Arbovirus là virus lây truyền qua động vật chân đốt.
WHO ước tính có 4 tỉ người trên toàn thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác, bao gồm chikungunya và zika, với con số ước tính sẽ tăng lên 5 tỉ vào năm 2050.
WHO ngày 3.10.2024 đã công bố kế hoạch toàn cầu nhằm chống lại bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác do muỗi truyền khi chúng lây lan nhanh hơn và xa hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Kế hoạch mới của WHO nhằm thúc đẩy sự phối hợp phản ứng toàn cầu thông qua giám sát dịch bệnh, hoạt động trong phòng thí nghiệm, và phát triển các phương pháp điều trị cải tiến và vắc xin hiệu quả…
WHO cho hay sẽ cần 55 triệu USD tiề.n tài trợ để thực hiện kế hoạch nói trên trong năm 2025.
Đậu mùa khỉ
Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), đã có hơn 59.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo, trong đó có 1.164 ca t.ử von.g, từ tháng 1-11.2024.
CDC châu Phi ngày 28.11 dự báo số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục tăng trong 4 tuần trước khi bắt đầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2025, theo Reuters.
Vào tháng 8.2024, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu sau khi chủng virus gây đậu mùa khỉ mới clade 1b bắt đầu lây lan từ CHDC Congo sang các nước láng giềng. Ca nhiễm clade 1b cũng đã được ghi nhận ở Anh, Đức, Thụy Điển và Thái Lan.
Đến ngày 29.11.2024, WHO thông báo vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp về đậu mùa khỉ, dựa trên số lượng ca bệnh gia tăng và sự lây lan liên tục về mặt địa lý và một số yếu tố khác.
Cúm gia cầm H5N1
Giới chức Mỹ ngày 18.12.2024 thông báo một bệnh nhân lớn tuổ.i ở bang Louisiana đang trong “tình trạng nguy kịch” vì cúm gia cầm H5N1. Đây là ca mắc H5N1 nghiêm trọng đầu tiên ở người tại Mỹ, theo AFP.
Ca bệnh mới nâng tổng số ca nhiễm cúm gia cầm tại Mỹ trong đợt bùng phát từ tháng 3 lên 61, khi bang California tuyên bố tình trạng khẩn cấp để tăng cường ứng phó. Đợt bùng phát này lần đầu tiên được báo cáo vào tháng 3 ở bò sữa. Từ đó có mối lo ngại gia tăng rằng sữa thô có thể là một tác nhân lây truyền.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ban hành một lệnh liên bang mới yêu cầu phải chia sẻ các mẫu sữa thô theo yêu cầu từ bất kỳ trang trại sữa và đơn vị vận chuyển sữa nào, đồng thời yêu cầu phải báo cáo bất kỳ mẫu nào có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm gia cầm cho chính quyền liên bang.
Bức ảnh được công bố vào tháng 3.2024 cho thấy các nhà nghiên cứu đang kiểm tra tình hình sau khi phát hiện các trường hợp dương tính với cúm gia cầm H5N1 ở Nam Cực. ẢNH: AFP
Vào ngày 28.11.2024, WHO đã kêu gọi các nước tăng cường giám sát cúm gia cầm sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên ở một đứ.a tr.ẻ tại Mỹ.
Giám đốc phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh và đại dịch của WHO Maria Van Kerkhove cảnh báo rằng số lượng ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện ở người vẫn ở mức nhỏ nhưng ngày càng tăng trong những năm gần đây.
“Những gì chúng ta thực sự cần trên toàn cầu, tại Mỹ và nước khác, là giám sát chặt chẽ hơn nhiều ở động vật: ở chim hoang dã, ở gia cầm, ở những động vật được biết là dễ bị nhiễ.m trùn.g, trong đó có cả lợn và bò sữa, để hiểu rõ hơn về quá trình lưu hành ở những loài động vật này”, bà Van Kerkhove nhấn mạnh.
Theo báo The Conversation, H5N1 đang trên bờ vực trở thành vấn đề nghiêm trọng vào năm 2025. Ở dạng hiện tại, H5N1 không thể dễ dàng lây lan ở người. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một đột biến duy nhất trong bộ gen cúm có thể khiến H5N1 dễ lây lan từ người sang người và từ đó có thể gây ra một đại dịch.
Sốt rét, bệnh đường hô hấp, suy dinh dưỡng gây t.ử von.g hàng loạt ở CHDC Congo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sốt rét và các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp thông thường, kết hợp với tình trạng suy dinh dưỡng, đã gây ra một loạt ca t.ử von.g chưa từng thấy ở phía Tây Nam CHDC Congo.
Người dân khám chữa bệnh tại trung tâm y tế ở tỉnh Nam Kivu, CHDC Congo. Ảnh: THX/TTXVN
Bản cập nhật về tình hình của WHO nêu rõ từ ngày 24/10 -16/12, tổng cộng có 891 trường hợp có biểu hiện nêu trên, với 48 ca t.ử von.g.
Tính đến ngày 16/12, xét nghiệm 430 mẫu cho thấy kết quả dương tính với bệnh sốt rét và các loại virus đường hô hấp thông thường, bao gồm virus cảm cúm, SARS-CoV-2, virus gây khó thở ở tr.ẻ e.m và virus gây bệnh đường hô hấp.
Báo cáo của WHO khẳng định: "Các phát hiện trên cho thấy sự kết hợp giữa các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp do virus thông thường, theo mùa và sốt rét ác tính, kết hợp với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, đã dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễ.m trùn.g nặng và t.ử von.g, ảnh hưởng lớn hơn đến tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i". Báo cáo nhấn mạnh gánh nặng nghiêm trọng từ các bệnh truyền nhiễm phổ biến (nhiễ.m trùn.g đường hô hấp cấp tính và sốt rét) trong bối cảnh các nhóm dân số dễ bị tổn thương phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
WHO đán.h giá rủi ro sức khỏe ở các cộng đồng bị ảnh hưởng là cao, đòi hỏi phải kiểm soát sốt rét chặt chẽ hơn và cải thiện dinh dưỡng. Ở cấp quốc gia, rủi ro được coi là thấp, do tính chất cục bộ của sự việc.
Tuy nhiên, theo WHO, nhiều khu vực khác của CHDC Congo đang chứng kiến tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng gia tăng và những gì ở Panzi cũng có thể xảy ra ở những nơi khác trong cả nước.
Đầu tháng 12, Congo đặt trong tình trạng báo động tối đa, xuất phát từ một căn bệnh chưa xác định, cướp đi sinh mạng của hàng chục người ở khu vực Panzi, cách thủ đô Kinshasa khoảng 700 km về phía Đông Nam. Tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i chiếm khoảng một nửa số ca mắc và t.ử von.g do bệnh này.
Tình hình dịch bệnh được phát hiện và theo dõi vào cuối tháng 10, sau đó các cơ quan y tế Panzi nâng mức báo động vào cuối tháng 11, khi số ca t.ử von.g tăng đột biến. WHO cho biết hoạt động giám sát tăng cường đã được triển khai nhanh chóng, trong bối cảnh không có chẩn đoán rõ ràng, hoạt động này dựa trên việc theo dõi các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, cơ thể suy nhược và các triệu chứng như ớn lạnh, đau đầu và khó thở.
Biến đổi khí hậu gây ra mối đ.e dọ.a kỷ lục đối với sức khỏe con người Các hiện tượng thời tiết cực đoan, dịch bệnh lây truyền và ô nhiễm không khí đều gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Các chuyên gia kêu gọi cần nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn những thảm họa sắp tới....