Thế giới 2023: Chỉ số niềm tin kinh tế ở châu Âu sụt giảm
Chỉ số niềm tin kinh tế tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm vào cuối năm 2023 so với hồi đầu năm, do những yếu tố làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế như giá các mặt hàng năng lượng cùng với lãi suất tăng cao hơn trong khi xuất khẩu giảm.
Sự sụt giảm của chỉ số này cho thấy tăng trưởng kinh tế của EU đã giảm tốc.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả khảo sát mới nhất mà Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 8/1/2024, chỉ số nói trên đối với toàn EU vào đầu năm 2023 ở mức 97,4 điểm trên thang điểm cao nhất là 130. Tuy nhiên, chỉ số này đã giảm trong 9 tháng liên tiếp trước khi tăng trở lại ở mức 95,6 điểm vào quý IV/2023. Mặc dù các nước thành viên EU chưa công bố dữ liệu về tăng trưởng kinh tế của mình, song chỉ số nói trên đi xuống cho thấy tăng trưởng kinh tế của toàn liên minh nói chung có chiều hướng chậm lại.
Theo nhà kinh tế trưởng Javier Noriega của ngân hàng đầu tư Hildebrandt and Ferrar có trụ sở tại Milan (Italy), các yếu tố gồm lãi suất và giá cả mặt hàng năng lượng tiếp tục tăng cao trong năm 2023 trong khi xuất khẩu giảm đã làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Âu. Kéo theo đó là sự suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của EU.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, xét ở cấp độ từng quốc gia, trong số 5 nền kinh tế lớn nhất của EU, gồm Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan, chỉ có Hà Lan ghi nhận sự cải thiện của chỉ số niềm tin kinh tế này, với mức tăng 0,9 điểm trong cả năm 2023. Tây Ban Nha là quốc gia duy nhất của EU kết thúc năm 2023 với trên 100 điểm. Trong khi đó, nhờ lạm phát giảm mạnh trong tháng 12/2023, niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Italy đã tăng 2,6 điểm trong cùng tháng, giúp nước này kết thúc năm với 99,3 điểm, mặc dù thấp hơn mức 102,6 điểm ghi nhận trong tháng 1/2023.
Theo dự đoán của EC, tăng trưởng kinh tế của EU và Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đạt 0,6% trong năm 2023, thấp hơn so với dự đoán 0,8% và 1% lần lượt từ hồi giữa năm và quý I/2023.
IMF: Suy thoái kinh tế sẽ không xảy ra đối với hầu hết quốc gia châu Âu
Giám đốc bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Alfred Kammer ngày 14/4 cho biết kinh tế châu Âu sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong năm nay, nhưng hầu hết các quốc gia sẽ tránh được suy thoái.
Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dự báo của IMF được công bố hồi đầu tuần này, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ đạt mức tăng trưởng 0,8% trong năm nay dù Đức được cho là sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái nhẹ.
Ông Kammer cho biết IMF đã điều chỉnh dự báo kinh tế Eurozone tăng so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2023 nhờ mùa Đông ấm áp hơn và hành động chính sách quyết đoán của các nhà hoạch định chính sách. Ông cũng hy vọng dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone sẽ trở thành hiện thực vào cuối năm nay trước khi tăng tốc hơn nữa trong năm sau.
Theo quan chức trên, chắc chắn có nguy cơ suy thoái ở một số quốc gia nhưng có thể ở mức độ nhẹ hơn các dự báo đưa ra trước đó. Đức là quốc gia duy nhất trong Eurozone mà IMF dự báo sẽ bước vào suy thoái trong năm nay. Với việc bị hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, Đức sẽ cùng với Anh là hai quốc gia thành viên trong Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có khả năng suy giảm kinh tế trong năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh tế Đức suy giảm được cho là do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine gây ra.
Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm mạnh buộc các nhà hoạch định chính sách phải tìm kiếm các nguồn cung khác. Theo ông Kammer, Đức chịu tác động nặng nề hơn do nước này phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga nhiều hơn so với các quốc gia châu Âu khác".
EU điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone do diễn biến mới Ủy ban châu Âu (EC) ngày 11/9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 và 2024 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với tình hình không mấy tích cực của kinh tế Đức đã tác động đến Eurozone. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Theo dự báo của EC, kinh tế Eurozone và kinh...