Thẻ debit của Samsung – đối thủ của Apple Card sẽ tặng thưởng khi người dùng gửi tiết kiệm
Nhưng người dùng buộc phải sử dụng một chiếc điện thoại Samsung.
Hồi đầu tháng này, Samsung đã âm thầm công bố kế hoạch tung ra một loại thẻ debit vào mùa hè tới, và họ đang hợp tác với startup công nghệ tài chính SoFi để làm điều đó.
Và mới đây, Samsung đã tiết lộ thêm một số chi tiết liên quan chiếc thẻ debit mới này, về ngoại hình, và phương thức hoạt động của nó.
Đầu tiên, thẻ debit của Samsung được gọi bằng cái tên “Samsung Money by SoFi”. Theo những gì Samsung nói trong công bố ban đầu, Samsung Money vừa là một tài khoản quản lý tiền mặt, vừa là một thẻ debit Mastercard (nếu bạn không rành rẽ về vấn đề tài chính cá nhân, thì một tài khoản quản lý tiền mặt về cơ bản là sự kết hợp giữa một tài khoản vãng lai thông thường và một vài yếu tố của một tài khoản tiết kiệm/đầu tư). Samsung cho biết tài khoản này sẽ “bảo mật, không có phí duy trì, và sẽ có phần thưởng khi người dùng gửi tiết kiệm”, với tỉ suất lãi cao hơn thông thường.
Video đang HOT
Vậy phần thưởng là gì? Samsung nói rằng với những khách hàng tham gia trong chương trình Samsung Rewards, họ có thể thu thập điểm từ mỗi giao dịch. Người dùng Samsung Pay hiện tại nếu đã có 1.000 điểm hoặc hơn cũng có thể đổi điểm lấy tiền mặt để trữ trực tiếp vào tài khoản. (theo Samsung, 1.000 điểm sẽ tương đương… 5 USD).
Người dùng cũng sẽ có tùy chọn mở một tài khoản cá nhân hoặc tài khoản liên kết với người khác. Mỗi tài khoản sẽ được nhận bảo hiểm FDIC trị giá 1,5 triệu USD – tức gấp 6 lần so với một tài khoản ngân hàng thông thường. Samsung cho biết họ có thể đảm bảo điều đó bởi tài khoản tiền mặt sẽ được “chia vào một hoặc nhiều ngân hàng tham gia chương trình”, và có tổng cộng 6 ngân hàng tham gia, mỗi ngân hàng được bảo hiểm 250.000 USD. Do đó, khoản tiền bảo hiểm 1,5 triệu USD có lẽ không như bạn nghĩ, và có thể thấp hơn tùy thuộc vào việc bạn đã có tài sản tại một hoặc nhiều ngân hàng nói trên hay chưa.
Dù rằng tài khoản không tốn phí duy trì, nhưng Samsung nói thêm rằng điều đó “có thể thay đổi bất kỳ lúc nào” tùy thuộc vào các điều khoản và điều kiện liên quan tài khoản của thẻ.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa những gì Samsung cung cấp và thẻ Apple Card, dù rằng điểm khác biệt chính ở đây là Samsung Money là một tài khoản ngân hàng kết hợp thẻ debit, trong khi Apple Card chỉ đơn thuần là một thẻ credit mà thôi. Về thiết kế, Samsung cũng đi theo chiến lược của Apple, không đặt bất kỳ thông tin định danh nào lên thẻ vật lý cả. Số thẻ, ngày hết hạn, và CVV sẽ được lưu trữ trên ứng dụng Samsung Pay, và người dùng phải sử dụng “xác thực sinh trắc học hoặc mã PIN” để truy xuất.
Samsung còn “học hỏi” Apple trong việc ưu tiên phát triển một sản phẩm dành riêng cho di động. Theo Samsung, người dùng sẽ có thể kiểm tra tài khoản, xem các bản kê khai trước đây, và tìm kiếm các giao dịch từ trong ứng dụng Samsung Pay. Họ cũng sẽ có thể gắn cờ các hoạt động có dấu hiệu lừa đảo, tạm ngừng hoặc khởi động lại quá trình chi tiêu, đóng băng/gỡ băng thẻ, thay mã PIN, và gán một liên hệ “đáng tin cậy” từ ứng dụng. Việc đăng ký thẻ cũng sẽ được thực hiện từ trong ứng dụng, và thẻ vật lý sẽ được chuyển đến người dùng qua thư. Như vậy, Samsung Money sẽ không hoàn toàn là một giải pháp không tiền mặt. Giống như các ngân hàng chỉ hoạt động trực tuyến khác, bạn có thể rút tiền mặt mà không tốn phí, miễn là việc rút tiền được thực hiện tại hơn 55.000 cây ATM của Allpoint.
Samsung Money còn giống Apple Card ở điểm nào? Samsung Money sẽ bị giới hạn vào Samsung Pay – có nghĩa là bạn phải có một chiếc smartphone hoặc một thiết bị wearable Samsung tương thích với dịch vụ này. Các điện thoại Android không phải của Samsung và các thiết bị iOS sẽ không thể dùng thẻ debit của Samsung.
Nhưng bạn sẽ có những lựa chọn khác. Samsung không phải là công ty công nghệ duy nhất thúc đẩy nền tảng thanh toán của mình bằng một chiếc thẻ mang nhãn hiệu của chính họ. Apple từng thực hiện điều này vào năm ngoái với thẻ Apple Card, và Google cũng được cho là đang phát triển một thứ tương tự như sản phẩm Samsung sẽ cung cấp. Công ty này có lẽ sẽ tung ra dịch vụ tài khoản vãng lai kèm theo đó là thẻ debit của riêng mình. Thậm chí T-Mobile cũng bước chân vào cuộc chơi tài chính công nghệ với dịch vụ tài khoản vãng lai T-Mobile Money. Liệu chúng ta có nên sợ hãi khi các công ty công nghệ lớn đang “bon chen” vào lĩnh vực ngân hàng và tìm đủ mọi cách để “thò tay” vào ví của người tiêu dùng? Có lẽ vậy, và xu hướng này chắc chắn sẽ chưa sớm chấm dứt!
Samsung sắp phát hành thẻ ghi nợ
Samsung đang muốn tiếp tục mở rộng tầm hoạt động của Samsung Pay trong thanh toán bằng cách giới thiệu thẻ ghi nợ và chức năng quản lý tiền mặt riêng.
Samsung sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về thẻ ghi nợ riêng trong thời gian tới
Theo Android Authority, theo thông tin đăng tải từ trang web của Samsung, công ty cho biết họ đang lên kế hoạch sử dụng chức năng quản lý tài khoản tiền mặt riêng bằng việc hợp tác với SoFi. Bởi vì SoFi là một tổ chức phi ngân hàng tự xưng nên tiền thực sự được kiểm soát bởi Wilmington Savings Fund Society - một công ty môi giới bên thứ ba. Điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi tiền sẽ đi qua đến ba công ty khác nhau.
Cũng theo thông báo từ Samsung, công ty sẽ phát hành thẻ ghi nợ mới vào cuối mùa hè này. Công ty đã không công bố nhiều về những gì chúng ta có thể mong đợi từ thẻ mà chỉ nói rằng họ có kế hoạch chia sẻ chi tiết hơn trong những tuần tới. Hy vọng rằng những chi tiết này bao gồm khu vực được cung cấp thẻ cũng như các khoản phí liên quan.
Đây không phải là lần đầu tiên một công ty như Samsung quyết định tham gia vào cuộc chơi thẻ thanh toán vật lý. Apple có thẻ tín dụng riêng gọi là Apple Card, trong khi Google cũng được đồn đại sẽ phát hành thẻ ghi nợ riêng. Sẽ rất thú vị để xem liệu người tiêu dùng thích sử dụng các giải pháp thanh toán bằng thẻ vật lý hay thông qua các tùy chọn thanh toán không tiếp xúc.
Pháp siết mạng xã hội Quốc hội Pháp vừa thông qua đạo luật buộc các mạng xã hội phải loại bỏ nội dung "bất hợp pháp" trong 24 giờ nếu bị gắn cờ vi phạm. Có tên gọi là "Lutte contre la haine sur internet", đạo luật yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số phải xóa bình luận phân biệt đối xử, phát ngôn thù hận, lạm...