Thấy vợ chuẩn bị đi làm, chồng tôi cười khẩy rồi vứt lên bàn 50 triệu cùng câu tuyên bố gây sốc
Tôi đứng ngắm mình trong gương, kiểm tra thật kĩ từng chi tiết nhỏ trong ngày đi làm lại sau 3 năm ở nhà. Nhưng thái độ của chồng khiến tôi chết lặng.
Dốc hết trái tim – Tổng đài “lắng nghe và giải đáp” tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu – hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình… Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài – Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Xin chào chị Hướng Dương,
Sau khi sinh con, tôi bị chồng buộc phải ở nhà chăm con đến khi con đi học được mẫu giáo. Suốt 3 năm ở nhà, tôi trở thành một bà mẹ bỉm sữa chính hiệu khi quần áo cũ kĩ, nhăn nhúm, đầu tóc chẳng sửa sang gì và cơ thể lúc nào cũng có mùi sữa, mùi mồ hôi.
Mọi việc nhà tôi đều làm hết từ dọn rác, nấu ăn, lau dọn nhà cửa. Nhưng chồng chưa từng trân trọng điều đó và xem đó là nghĩa vụ của tôi. Anh làm Giám đốc một công ty, lương rất cao.
Hôm qua, tôi đi làm lại sau 3 năm nghỉ ở nhà. Nhìn vợ mặc đồ đẹp, đứng trước gương chỉnh sửa, chồng tôi cười khẩy rồi rút 50 triệu vứt lên bàn. Tiền bay tung tóe khắp bàn. Kèm với đó là câu nói: “Nhiêu đây đã đủ để cô cho bố mẹ cô chưa? Đừng có làm bộ, tôi thừa biết cô cần tiền. Cầm lấy và ở nhà ngay cho tôi”.
Tôi chết lặng Hướng Dương ạ. Đúng là tôi hay cho tiền bố mẹ đẻ nhưng cũng là tiền tôi tiết kiệm được chứ không phải lấy tiền chồng. Hóa ra trong mắt chồng, tôi chỉ là một người đàn bà vô dụng. Tôi buồn, thất vọng quá. Giờ chồng tiếp tục ép tôi ở nhà nội trợ nên gây sức ép. Còn đưa ra 2 cuốn sổ tiết kiệm với số tiền hàng tỷ đồng để trói buộc vợ. Tôi nên làm sao bây giờ chị ơi? (Giấu tên)
Video đang HOT
Chào bạn,
Công việc làm mẹ và nội trợ còn vất vả gấp nhiều lần các công việc khác. 3 năm chấp nhận vì con mà chịu sự coi thường của chồng, chẳng lẽ bạn vẫn còn muốn tiếp tục những ngày tháng đó sao? Hãy mạnh mẽ đứng dậy, làm mới chính bản thân và làm mới cả cách nhìn của chồng với mình. Nếu bạn cứ dùng dằng, đắn đo thì không chỉ bạn mà còn gia đình bạn sẽ phải chịu cái nhìn tiêu cực từ chính chồng bạn.
Hơn thế nữa, ở nhà suốt ngày cũng sẽ khiến bạn gặp stress, mệt mỏi, tình cảm vợ chồng cũng trở nên nhàm chán, buồn bực. Bạn cần thay đổi không gian, thay đổi con người, điều đó sé góp phần thổi luồng gió mới vào cuộc sống vợ chồng, khiến cuộc sống bạn đa sắc màu và đáng sống hơn.
Để giải quyết mọi chuyện và có thể đi làm trở lại, Hướng Dương khuyên bạn nên nói chuyện với chồng. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin, mạnh mẽ và kiên định nhưng cũng cần khéo léo, tinh tế khi nói ra quyết định của mình. Có thể vì bạn đi làm quá đột ngột khiến chồng chưa thể thích ứng được nên có những hành động quá mức, vô tình làm tổn thương vợ. Vì thế, bạn hãy trực tiếp trao đổi với chồng, mong anh tôn trọng quyết định của vợ.
Hãy bàn bạc với chồng, nếu như không ai làm việc nhà thì thuê giúp việc toàn thời gian hoặc theo giờ. Còn bạn, bạn vẫn phải đi làm, vẫn phải có những mối quan hệ ngoài xã hội và khẳng định vị trí của bản thân trong mắt chồng lẫn mọi người.
Mong rằng bạn sớm đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Hướng Dương.
Nàng dâu bị ghét vì "ôm" lương chồng
Trước khi kết hôn, tôi được người lớn dặn dò kỹ lưỡng: 'Chồng là cái đó, vợ là cái om'. Vợ chồng tôi thảo luận và thống nhất với nhau về việc phân công giữ tiền và chi tiêu trong nhà.
Chồng là người chịu trách nhiệm tất cả các khoản chi tiêu hằng ngày. Thu nhập của tôi là khoản để dành. Các khoản tiền thưởng khác sẽ được gom chung "bỏ heo" để chi tiêu hiếu hỉ, quà cáp, các khoản phát sinh.
Nói chung, chồng kiếm được bao nhiêu, tôi đều "ôm" hết để chắc chắn rằng anh không có cơ hội "lúng liếng" với em nào bên ngoài.
Biết được chuyện này, nhà chồng không hài lòng tí nào. Hễ có dịp gặp tôi, mẹ chồng lại nói chuyện rất to với bố chồng, mà thực chất là nhắc nhở tôi: "Tội nghiệp thằng Tùng, từ hồi lấy vợ đến giờ, nó không biết đến lương là gì. Nó còn không có đến cả cơ hội lãnh lương nữa chứ".
Tôi cũng chẳng vừa, đứng trong bếp, tôi còn ni to hơn cả mẹ chồng: "Bao nhiêu tiền cũng vào miệng Tít với bố Tít hết đấy".
Không làm gì được, nhân dịp giỗ cụ, mẹ chồng xúi mấy bà cô, bà thím để "đánh úp" tôi. Thế là suốt cả buổi sáng hôm đó, mọi người bàn tán xôn xao về chủ đề lương lậu của chồng tôi.
Khơi mào là bà thím chồng: "Đôi lúc phụ nữ nên bỏ bớt gánh nặng cho mình mà chuyển sang cho đàn ông. Để cho đàn ông biết giữ tiền không sướng. Để chồng giữ tiền cũng là một cách "dạy" cho đàn ông biết lo, quan tâm đến đời sống gia đình, tự lập trong quản lý tài chính, chi tiêu và hiểu được nỗi vất vả của phụ nữ khi phải cân đối, đánh vật với cơm áo gạo tiền, đủ thiếu trong nhà...".
Bà thím có vẻ hơi "lạc đề" nên bị mẹ chồng tôi cắt ngang rồi "chuyển hướng": "Thằng Tùng dại lắm! Lương cứng lương mềm, tiền làm thêm làm nếm đều đưa cho vợ nó hết. Hôm nọ nó giấu giếm được 5 triệu, lén lút đưa cho mẹ, còn dặn là đừng để Oanh biết, cô ấy sẽ giận.
Tôi thương con vô cùng, mà càng nghĩ càng ức cái Oanh. Nó làm vợ mà không biết thương chồng, đàn ông ra ngoài mà không có tiền thì bí lắm, mất hết tự tin. Đành rằng nó giữ lương cứng, nhưng khoản kiếm thêm thì phải để thằng Tùng tự quản chứ, ai lại ôm hết như thế".
Bà cô ngồi đối diện hoàn toàn đồng tình với mẹ chồng tôi: "Chị nói phải, từ ngày lấy vợ, em thấy thằng Tùng gầy hẳn đi, chắc nó khổ sở lắm. Làm việc vất vả là thế, nhưng thu nhập bao nhiêu vợ nó hưởng hết".
Nghe đến đây, tôi không thể nhịn được nữa. Quăng rổ rau xuống đất, tôi vào phòng khách, nói thẳng: "Mẹ ơi, mẹ không hài lòng gì với con thì cứ góp ý thẳng, sao lại mang chuyện trong nhà để nói ở đây ạ?".
Bà cô phản ứng ngay lập tức: "Cháu nói thế là có ý gì? Ở đây toàn người nhà, ta là cô ruột của chồng cháu cơ mà. Chị ơi, con bé này cần phải được dạy dỗ lại".
Tranh thủ có người cùng "phe", mẹ chồng tôi cũng mạnh miệng hơn ngày thường: "Cô nói phải đấy, trước đây dù biết con hỗn nhưng mẹ vẫn nhịn vì nghĩ bố mẹ không chấp con cái. Nhưng càng ngày con càng ghê gớm nên mẹ phải nói cho biết, ở trong cái nhà này, kính trên nhường dưới là điều vô cùng quan trọng. Trên con còn có chồng, trên chồng con là bố mẹ. Con xem, con chẳng coi ai ra gì, mẹ nói con cãi, cô nói con cũng cãi".
Tự nhiên phải nghe những lời dạy dỗ không đâu. Tôi quyết tâm "cãi" cho ra nhẽ: "Con biết lâu nay mẹ không hài lòng chuyện con quản lý kinh tế trong nhà, nhưng mẹ biết không, phụ nữ nào chẳng thế. Con biết, mẹ cũng cầm hết lương của bố. Cô biết không, có lần cháu từng nghe cô nói, cô phải ôm hết lương của chú, để đảm bảo rằng chú không có cơ hội chè chén, vung tiền ngoài hàng quán.
Con nói thật, người vợ nào chẳng vậy, và đã là phụ nữ thì nên hiểu và thông cảm cho nhau. Con nghĩ mình chẳng làm gì sai cả".
Nghe đến đây, mẹ chồng tôi không giữ được bình tĩnh nữa, bà lớn tiếng: "Chị giỏi quá cơ! Bây giờ chị dạy dỗ cả mẹ chồng đấy".
Chồng tôi ở trên gác vội vàng chạy xuống, mặt đỏ gay: "Con xin mẹ, con xin các thím các cô, mọi người đừng hành hạ vợ con nữa. Chuyện ai quản tài chính là do chúng con bàn bạc rồi mới quyết định, đây là chuyện riêng của nhà con, mọi người đừng can thiệp hay bàn tán nữa ạ. Con nghe mà nhức hết cả đầu".
Có nên về Hà Nội khi cuộc sống trong Nam đang ổn định Tôi quê Hà Nội nhưng từ nhỏ đã theo bố mẹ vào Nam sinh sống. Năm 18 tuổi tôi trở về Hà Nội học đại học, sau đó ra trường làm việc tại đây và lấy chồng. Chồng tôi là người miền Trung, chúng tôi không có tài sản gì, ở trọ. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội nên không thể về...