Thay vì nhận ‘ting ting’ dịp 20/10, tôi ước một bữa tối lãng mạn bên chồng
Tôi từng rất thích thú và hãnh diện mỗi lần chồng chuyển khoản thay cho quà 20/10, nhưng nay tôi vô cảm với tiếng “ting ting”, chỉ thèm bữa tối lãng mạn bên anh.
Vợ chồng tôi cưới nhau đã 13 năm nay, con trai lớn đang học lớp 6, con trai thứ hai học lớp 4. Những năm đầu hôn nhân, cuộc sống rất khó khăn, tiền lương chỉ vừa đủ nuôi con, tháng nào con ốm đau đi bệnh viện thì phải vay thêm. Hồi đó nghèo nhưng cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.
Khoảng 5 năm trở lại đây, chồng tôi được thăng chức, lại làm thêm bên ngoài nên thu nhập cũng cao hơn. Cuộc sống gia đình dư giả, con cái được học tập trong điều kiện tốt. Làm ra tiền, chồng tôi sửa sang nhà cửa, mua cho vợ một chiếc ô tô để đi lại thêm thuận tiện.
Nhiều khi thấy tôi đi làm vất vả, chồng động viên nghỉ việc ở nhà anh nuôi. Anh muốn tôi không phải bon chen ngoài xã hội, chịu nhiều áp lực, mà nên dành thời gian đó để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái tốt hơn. Chồng tôi tự tin có thể nuôi cả gia đình. Tuy nhiên, tôi không đồng ý vì vẫn muốn có một công việc để đi làm mỗi ngày.
Hồi chưa có điều kiện kinh tế, mỗi dịp lễ hay ngày kỷ niệm, chồng đều tặng quà và hai vợ chồng tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào bên nhau. Tôi vẫn nhớ hồi mới sinh con thứ hai, ngày 20/10 năm đó chồng tôi chỉ còn vỏn vẹn 200 nghìn đồng trong túi nhưng vẫn nhờ ông bà nội trông con để đưa vợ lên Hồ Tây ăn bánh tôm, ăn kem. Thời điểm đó, hai đứa rất nghèo nhưng chỉ một bữa ăn cùng nhau rồi vài lòng “lượn” quanh hồ cũng khiến tôi cảm thấy hạnh phúc vì được yêu thương.
Từ ngày kinh tế dư dả, chồng tôi không còn tặng quà mà chuyển dần sang việc chuyển khoản cho vợ. Số tiền chồng chuyển mỗi dịp lễ cũng tăng dần theo thời gian. Mỗi lần nghe thấy tiếng “ting ting” vào tài khoản, tôi rất vui vì nghĩ chồng tâm lý, tặng món quà thiết thực để vợ muốn mua gì thì mua.
Chuyện tôi nhận “ting ting” từ chồng mỗi dịp lễ, các chị em ở cơ quan đều biết, ai cũng khen anh quá chu đáo vào tâm lý, thậm chí nhiều chị còn ghen tị, bảo họ ước chồng mình cũng tặng quà thiết thực như vậy. Tôi “phổng mũi” tự hào, cảm thấy cách này của chồng tôi thú vị hơn rất nhiều so với tặng những bó hoa tiền triệu hay loại quà hào nhoáng mà thật ra không quá cần thiết, rất lãng phí.
Video đang HOT
Tôi ước được ăn một bữa lãng mạn bên chồng ngày 20/10, thay vì chỉ ‘ting ting’. (Ảnh minh hoa AI)
Tuy nhiên vài năm gần đây, tôi đã chán “ting ting”, dịp 8/3 hay 20/10 không còn háo hức chờ xem chồng chuyển bao nhiêu tiền nữa. Thứ mà tôi mong muốn lại chính là những khoảnh khắc riêng tư của hai vợ chồng. Đã từ lâu lắm rồi, chúng tôi không đi ăn riêng với nhau.
Ngày của phụ nữ, tôi mong người đàn ông của mình thể hiện chút tình cảm âu yếm bằng một cuộc hẹn, để cảm nhận rằng anh vẫn còn cần được tôi yêu, cần cảm nhận cảm xúc yêu đương chứ không chỉ thực hiện nghĩa vụ hay làm thủ tục. Giá như anh cũng thèm trải qua những khoảnh khắc lãng mạn bên vợ, như ngày xưa.
Tôi muốn Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 không chỉ là dịp để nhận quà mà còn là cơ hội để vợ chồng nhìn lại mối quan hệ của mình, cùng nhau vun đắp và gìn giữ tình yêu.
Bữa tối lãng mạn bên chồng mà tôi mong muốn không nhất thiết phải diễn ra ở nhà hàng sang trọng, chỉ cần chúng tôi có thể ngồi bên nhau, thủ thỉ trò chuyện và thưởng thức những món ăn yêu thích, vậy là đủ hạnh phúc. Thậm chí tôi chỉ cần cùng chồng trở lại một quán ăn vặt thời còn nghèo, rồi sau đó cùng nhau đi xem một bộ phim yêu thích, tạo ra kỷ niệm mới cho tương lai. Điều đó, không một món quà vật chất nào có thể so sánh.
Dịp 20/10 năm nay, tôi đã lên kế hoạch đặt bàn tại một nhà hàng và nói nguyện vọng này với chồng, nhưng bị anh “dội một gáo nước lạnh”. Anh bảo: “Thôi em đừng bày vẽ làm gì, ngày nào hai vợ chồng chả ăn cùng nhau. Những ngày lễ đi ăn nhà hàng làm gì cho đông đúc, đắt đỏ, chỉ có đám trẻ trâu tập tành yêu đương mới phông bạt kiểu đó thôi”.
Nghe xong câu nói của anh, tôi chỉ biết câm nín, rồi buồn suốt mấy ngày nay. Tôi đoán rằng để bù đắp, chồng có thể sẽ chuyển khoản nhiều hơn thường lệ, nhưng kiểu quà 20/10 này chẳng đem lại cho tôi chút cảm xúc nào nữa.
Thật buồn khi áp lực công việc, các khía cạnh thực tế và sự nhàm chán của cuộc sống khiến chồng tôi quên đi những giá trị cơ bản của tình yêu và sự quan tâm. Số tiền anh chuyển khoản cho tôi dù có lớn đến đâu cũng không thể thay thế cho những giây phút thân mật, sự chia sẻ và quan tâm. Một chút lãng mạn cho đời sống vợ chồng, điều đó xa xỉ lắm sao?
Con học ngày học đêm, mong ước trở thành quán quân đường lên đỉnh Olympia, cho đến một sáng ngủ dậy, vợ chồng tôi phát hoảng
Nếu biết con thế này, chúng tôi đã không cho con học quá nhiều nữa.
Ngày nhỏ, con tôi là một đứa trẻ hiếu động, con không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, con luôn muốn thể hiện bản thân mình. Khi con lớn một chút nữa, con rất thích tham gia những cuộc thi để giật các giải thưởng, hơn hết là muốn được chiến thắng và để bạn bè thầy cô ngưỡng mộ. Con tham gia hầu hết các cuộc thi tiếng Việt, toán và tiếng Anh ở trường, cái nào con cũng đạt giải hoặc có giấy chứng nhận.
Mấy năm nay, con tôi rất chú trọng đến cuộc thi Olympia, con xem tất cả các cuộc thi từ tuần, tháng, quý và năm. Nhớ tên hết những người chiến thắng. Con luôn khát khao có ngày được đội vòng nguyệt quế trên đầu.
Sang năm, con tôi học lớp 11 sẽ đủ tuổi tham dự cuộc thi này, vì thế năm nay con học rất quyết tâm. Hằng ngày, con nắm vững luôn kiến thức thầy cô giảng trên lớp và tranh thủ giờ ra chơi làm bài tập các môn. Về nhà con dành toàn thời gian rảnh rỗi để tập trung học kiến thức cho cuộc thi Olympia.
Thấy con khát khao được tham dự cuộc thi này, vợ chồng tôi rất mừng và mua nhiều sách cho con học. Thậm chí chồng tôi còn đầu tư cho con chiếc laptop đắt tiền để con dễ dàng tìm tài liệu.
Con ham học bố mẹ nào mà chẳng mừng, chúng tôi cũng không ngoại lệ. Hằng ngày, con không phải làm bất kỳ việc gì, chỉ có ăn và học. Thấy con học đến 12h đêm, tôi nhắc con đi ngủ sớm để cơ thể nghỉ ngơi nhưng chồng nói cứ để con học, khi nào mệt rồi ngủ.
Ảnh minh họa
Càng ngày con càng học muộn hơn, có hôm 3h đêm tôi dậy đi vệ sinh vẫn thấy con ngồi học miệt mài bên chiếc máy tính và những cuốn sách. Tôi nhắc đi ngủ thì con cáu gắt lên, bảo đừng làm phiền và đẩy tôi đi ngủ trước rồi con đóng rầm cửa lại.
Thấy con học mà không thiết tha đến chuyện ăn uống hay nghỉ ngơi nữa thì vợ chồng tôi không thể ngồi yên được nữa. Lo sợ con học hành nhiều mụ mẫm đầu óc, không giao tiếp với ai thế này thì nguy mất. Vì muốn con rời xa chuyện học cho tâm trí được thanh tản, chồng tôi quyết định đầu tư cho cả nhà một chuyến du lịch trong 2 ngày cuối tuần.
Vậy mà con tôi nói ai thích đi thì đi, con chỉ muốn học để trở thành quán quân Olympia. Con trai không chịu đi, chúng tôi đành phải hủy bỏ chuyến đi và ở nhà chăm sóc con.
Bình thường con dậy sớm vệ sinh và chuẩn bị đi học, vậy mà sáng thứ 5 vừa rồi, nhìn phòng con vẫn đóng, tôi mở cửa thấy con đang nằm ngủ, trên tay ôm cuốn sách. Lúc tôi gọi dậy thì con hoảng sợ và vội vàng chạy lại bàn học, con bảo chưa làm bài tập xong, không muốn đi học.
Con ngồi vào bàn học nhưng miệng cứ nói nhảm, mặt đờ đẫn làm vợ chồng tôi hoảng thật sự và nghi con học nhiều quá bị rối loạn tâm thần nên đã đưa đi khám.
Đúng như dự đoán, bác sĩ bảo con tôi chớm mắc tâm thần vì học quá nhiều. Dù được bác sĩ đưa ra lời khuyên nhưng vợ chồng tôi đang rất hoang mang. Không biết phải làm sao để cứu con thoát khỏi tình trạng bệnh sớm nhất có thể?
Con dâu choáng váng khi nghe yêu cầu của mẹ chồng trong dịp 20/10 sắp tới Chồng đi vắng, tôi ở nhà phải lo mọi việc. Mẹ chồng không những không thương tôi còn luôn mắng nhiếc nói tôi quá đáng nên con trai bà phải rời xa bố mẹ, tha hương nơi xứ người. 3 năm trước, tôi lên xe hoa về nhà chồng. Cứ nghĩ đó sẽ là dấu mốc để tôi bắt đầu một cuộc sống...