Thay vị bữa trưa với phở trộn chua ngọt
Với vị chua, ngọt hòa quyện nhau từ các loại thịt, rau, củ ăn kèm, phở trộn chua ngọt hứa hẹn là món ăn tạo nên sự mới lạ cho bữa trưa thứ Năm.
Theo đó, nguyên liệu đầu tiên cần nhắc đến là phở. Sợi phở trong món ăn này phải có độ dẻo, dai để khi trộn không bị nát bánh. Tiếp đến, những thức ăn kèm thường gồm có thịt heo xá xíu, lạp xưởng, khoai, rau sống, dưa leo…, tùy khẩu vị mà có thể thêm bớt thành phần.
Về xá xíu, nguyên liệu chính trong món ăn cần phải chọn loại nạc vai hoặc mông heo để thớ thịt mềm mọng, không quá khô. Rồi khi xắt thịt thì mỗi lát cũng dày khoảng 5cm để ăn không bị ngán. Còn khoai lang hoặc khoai môn đem bào sợi, chiên nhanh qua dầu để bên ngoài giòn, bên trong vẫn béo bùi.
Video đang HOT
Công phu nhất của món ăn này nằm ở phần nước sốt, tưởng như đối chọi về hương vị mà lại rất hài hòa. Đầu tiên, cần chuẩn bị nước quay vịt (phần nước và mỡ chảy ra trong quá trình quay) để làm sốt, nếu không có thời gian thì dùng nước luộc vịt thay thế.
Tiếp đến là giấm, tốt nhất nên sử dụng loại giấm lên men từ chuối tây, vừa cho vị chua, vừa thêm vị ngọt. Sau khi chuẩn bị hai nguyên liệu này xong là có thể pha cùng các gia vị cơ bản theo tỷ lệ để cho ra nước sốt chua ngọt, óng ánh mỡ vịt hấp dẫn.
Món này có hai cách thưởng thức cho thực khách lựa chọn. Một là phở và các nguyên liệu được xếp vào tô, sau đó rưới nước sốt, trộn đều tất cả với nhau cho thấm. Cách còn lại là chan sốt rồi thưởng thức dần dần từng tầng nguyên liệu món ăn. Có thể rắc thêm hành phi vàng thơm cùng đậu phộng rang béo béo để món ăn dậy mùi hơn.
Tuy phở chua mang hương vị thích hợp cho ngày nắng nóng, nhưng thưởng thức vào những ngày trời se lạnh cũng rất tròn vị. Hiện các hàng quán tại TPHCM đang thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo hạn chế tụ tập đông người nên mọi người có thể đặt món ăn này thông qua các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến như Baemin, GrabFood, Gojek, Now với từ khóa “phở trộn” hoặc “phở chua”. Theo đó, một phần phở trộn chua ngọt có giá bán khoảng 45.000 – 65.000 đồng.
Thanh mát ngày hè cùng phở cuốn đất Hà thành
Xuất hiện từ tình thế ngẫu nhiên " không giống ai", phở cuốn ngày càng đi vào lòng người nhờ sự dinh dưỡng, ngon miệng và đẹp mắt.
Giống như một nét chấm phá cho ẩm thực Hà Nội, phở cuốn đã tô điểm cho bức tranh ẩm thực của mảnh đất nghìn năm văn hiến ngày càng hấp dẫn bao thực khách mỗi lần đặt chân đến. Không chỉ cung cấp năng lượng, phở cuốn còn giúp cơ thể giải nhiệt trước sự oi bức của những ngày hè.
Cách làm phở cuốn cũng khá đơn giản. Miếng bánh phở thay vì cắt sợi như thông thường thì được để khô một chút rồi cắt thành những hình vuông ngay ngắn, đôi khi là hình chữ nhật. Rau sống rửa sạch, vẩy thật ráo, cẩn thận xếp từ lá xà lách tới chút rau thơm, rau mùi, thậm chí là kinh giới và tía tô, để tạo độ giòn mát từ cây cỏ. Thịt bò thăn thái mỏng, xào với tỏi phi thơm, để nguội rồi mới đặt lên rau để tránh sức nóng có thể làm nát lá. Ở nhiều hàng ăn, chủ quán còn giã ít đậu phộng bỏ vỏ và rắc vào phở cuốn, giúp món ăn có thêm chút bùi bùi, rồi nhẹ nhàng cuốn miếng bánh phở sao cho gọn gàng và chặt tay.
Ngoài phở cuốn, nhiều quán còn có phở chiên phồng, phở trộn, phở xào, chả ngan nướng... Đặc biệt, món phở cuốn ngũ sắc có nhiều màu, mỗi màu là một vị, mỗi vị lại có một điểm đặc biệt riêng. Nào là màu vàng từ bí ngô, màu đỏ của gấc, màu tím từ củ dền, xanh của rau cải...
Nhân bên trong được sáng tạo thêm bằng nhiều vị như gà nấm, bắp bò chua ngọt, tai heo chua ngọt, gà xông khói và cá chiên xù. Nếu phở quan trọng ở phần nước dùng thì nước chấm là "linh hồn" của món phở cuốn. Tô nước chấm phải là sự hòa quyện một cách trọn vẹn của vị mặn từ nước mắm, độ ngọt từ đường cùng chút chua của giấm, thêm ít tỏi băm nhỏ cho thơm. Ăn phở cuốn cũng đơn giản, chẳng cầu kỳ đũa muỗng gì. Cứ cầm tay, chấm thẳng vào nước chấm rồi nhanh chóng đưa vào miệng. Thứ nước chua ngọt đi tới đâu là thấm vào đó, khiến thực khách trở nên "nghiện" cái hương vị đậm đà và hài hòa ấy.
Phở cuốn xuất hiện ở Hà Nội chỉ khoảng 20 năm gần đây. Sự ra đời của món ăn này cũng hết sức bất ngờ và thú vị. Theo giới sành ăn, ở ngã tư phố làm nghề đúc đồng nổi tiếng Ngũ Xã và đường Nguyễn Khắc Hiếu nằm sát Hồ Trúc Bạch thơ mộng trước kia có một quán phở nước khá nổi tiếng.
Một ngày hè nóng nực, có một vị khách đến ăn phở nhưng nước dùng đã cạn. Chiều khách, bà chủ liền lấy miếng bánh phở cắt thành miếng vuông rồi cuốn vào đó chút rau thơm và thịt bò chín mời khách ăn cùng ít nước mắm pha loãng. Thực khách vô cùng thích thú về món ăn mới lạ này.
Lúc đầu, phở được cuốn với thịt bò chín, nhưng khi hết bò chín, bà chủ cuốn thử với thịt bò tái lăn, lại thấy ngon hơn. Khi bà đưa món phở cuốn vào thực đơn, nó vừa được đón nhận, vừa bị e dè. Nhưng e dè cũng đúng, vì dù sao phở Hà Nội từ trước tới giờ vẫn chuẩn chỉ từ việc lựa chọn bánh phở tới độ trong của nước dùng, độ mỏng dày của miếng thịt.
Thế nhưng, dần dần nhiều người sống xung quanh khu vực biết tiếng, thường mua phở cuốn của bà mang về. Món phở cuốn của gia đình ngày một đắt hàng và một số nhà trong phố bắt đầu học bà mở cửa hàng kinh doanh. Phố Ngũ Xã dần trở thành phố phở cuốn từ đó. Nay thì phở cuốn đi khắp mọi miền đất nước và thế giới, trở thành một món phở mang đầy tính sáng tạo, trình bày đẹp mắt.
Phở Hà Nội và những biến tấu hấp dẫn bất ngờ Nói đến phở Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến phở bò, hoặc ít ra cũng là phở gà. Từ những món phở quen thuộc, gần đây ở Thủ đô đã xuất hiện nhiều phở biến tấu hấp dẫn bất ngờ, mang đến những trải nghiệm thú vị cho thực khách. Từ những món phở truyền thống Phở bò được coi là...