‘Thầy tu’ bí ẩn quét lá đa ‘chuộc tội’ trên mảnh đất của Minh ’sâm’
Nơi “đại bản doanh” của “ông trùm” từng làm khiếp đảm bao người giờ chỉ có một vị thầy chùa, đưa từng nhát chổi thu gom đống lá, tiễn đưa những bụi bẩn về với đất.
Nơi “đại bản doanh” của “ông trùm” đó từng làm khiếp đảm bao nhiêu ánh mắt của người dân khi nhìn vào, giờ xào xạc lá bay phủ kín trên thềm dưới sân. Người duy nhất có mặt chỉ có một vị thầy chùa, đưa từng nhát chổi thu gom đống lá, tiễn đưa những bụi bẩn về với đất. Nơi từng có một “ông trùm” “thét ra lửa” đó giờ vắng lặng và chỉ còn là “vang bóng một thời”.
“Đại bản doanh” một thời giờ chỉ còn là hư vô
Lúc chúng tôi đặt chân tới, dù đang giữa giờ chiều, nhưng không thấy có người đi lại, ra vào trong các nhà xưởng. Tìm ngó khắp xung quanh thì chỉ có một người đàn ông đã lớn tuổi mặc quần áo chùa ở đứng ở chiếc sân trong ngôi biệt thự của công ty. Dáng vẻ chậm rãi, thầy chùa cầm chiếc chổi tre đi quét lá rụng rồi đổ vào một cái thùng sơn nhỏ, cũ kỹ.
Công ty TNHH Đại An của Minh “sâm”.
Nếu ai đã từng bước chân vào trụ sở công ty TNHH Đại An ( khu công nghiệp Dốc Sắt, Trang Hạ, Từ Sơn) sẽ đều bất ngờ là giờ nó đã hoang phế bởi mạng nhện và lá cây, cùng đồ đạc bỏ lại nhưng không có người động đến nên bụi phủ đầy, sự vắng vẻ đến lạnh người. Nó trái ngược với cảnh nhộn nhịp, đông đúc ngày xưa.
Khi chúng tôi tiến lại gần để bắt chuyện, vị sư thầy chỉ cười và nói: “Tôi muốn thu dọn một chút cho gọn gàng, không còn sự lạnh lẽo nơi đây thôi”. Mặc dù hỏi vị thầy chùa tại sao ở đây? Ông không tiết lộ mà chỉ nói: “Trước kia tôi với bố của ông Minh là bạn của nhau. Trong nhà có ba anh em trai thì Minh là cả. Và vị thầy cũng cho biết: “Biệt danh Minh “sâm” ra đời từ khi cha của Minh mất đi, họ hay gọi theo tên mẹ của Minh đằng sau nên ra biệt danh Minh “sâm”. Trước kia bố của Minh là ông Nguyễn Ngọc Đ., một sỹ quan về hưu từng nói với tôi rằng: “Minh là người tráo trở, nó không giống như mấy người anh em của nó, rồi có nhờ tôi chỉ bảo thêm cho Minh. Nhưng mà người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác…”, ông chỉ thở dài khi nói về Nguyễn Ngọc Minh.
Tiếp lời khi nói về “ông trùm” gỗ, vị thầy chùa nói: “Tôi biết những việc làm của nó từ khi nó còn là cán bộ Nhà nước ở Lạng Sơn. Rồi về đây thành lập công ty để buôn bán. Tôi đã tận mắt chứng kiến những người dân không làm theo Minh, bị đám đệ tử của nó hành hung. Cũng may là chưa ai ảnh hưởng tới tính mạng cả”. Đã có nhiều lần tôi nói với Minh: “Nói năng đừng có châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều diễn ra nhiều họa ắt đến thân. Thế nhưng “người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa”.
Từng “thét ra lửa là vậy”, thế nhưng giờ đây tất cả còn lại chỉ là “vang bóng một thời”. Có lẽ người xuất hiện nhiều nhất ở khu xưởng của “ông trùm” một thời chỉ là vị thầy tu với tiếng chổi quét lá, quét hết mọi bụi bẩn phủ trên mảnh đất một thời làm người ra khiếp sợ.
Nhớ lại cách đây hơn một năm, trước thời điểm “ông trùm” Minh “sâm” bị bắt, một người dân nơi đây cho biết, trước thời điểm Minh “sâm” bị bắt thì công ty này khá hoành tráng với nhiều công nhân làm việc. Tiếng cưa, xẻ gỗ trong các nhà xưởng vang lên liên hồi. Người ra kẻ vào xuất, nhập hàng tấp nập suốt ngày.
“Ngựa khó quay đầu thì nhân quả ở đời là tất yếu”
Vừa đưa chiếc chổi, gom những chiếc lá, vừa nói tiếp câu chuyện về một “ông trùm” gỗ một thời, vị thầy chùa cho biết: “Trước kia, những năm 80 của thế kỷ trước thì ông Đ. đã kể cho tôi nhiều về Minh. Nó từng là sỹ quan quân đội, đóng quân ở biên giới Lạng Sơn. Thời điểm đó, Minh làm đến chức trạm trưởng một trạm kiểm soát đường biên ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh. Tuy nhiên, Minh đã lợi dụng công việc để cầm đầu nhiều nhóm buôn lậu từ Việt Nam mang qua Trung Quốc rồi đưa vải, rượu bia về. Hành vi của Minh sau đó bị lực lượng Công an Lạng Sơn phát hiện, vây bắt. Minh đã bắn chết một người và làm hai người khác bị thương. Số hàng lậu được nhóm này cướp lại nhưng Minh đã bị bắt giữ và nhận án 19 năm tù”. Thế nhưng “ngựa khó quay đầu”, ông Đ. buồn vì nó nhiều lắm.
Video đang HOT
Trùm Minh “sâm”.
Đúng như vị thầy tu nói, đến năm 1995, Minh được ra tù trước thời hạn. Thời gian cải tạo ở trại giam Tân Lập (Phú Thọ), Minh đã quen với Hưng “Sóc”, người cùng quê. Cả hai đã trở thành cặp bài trùng sau này.
Năm 2000, Nguyễn Ngọc Minh (Minh “sâm”) thành lập công ty TNHH Đại An (viết tắt là công ty Đại An, ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Công ty này có 23 khu chợ, đó là Phù Khê Thượng, Phù Khê Đông (còn gọi Đồng Bèo) và Tấn Bào (hoạt động trái quy định). Các khu chợ này đều buôn bán gỗ. Hưng và Minh (Giám đốc của Công ty TNHH Đại An, công ty Thành Hưng) được xác định là chủ mưu, cầm đầu nhóm giang hồ từng có tiền án tiền sự, núp bóng doanh nghiệp, cưỡng đoạt tài sản của các thương lái buôn gỗ ở chợ gỗ Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Không dừng lại ở ở việc thành lập các chợ hoạt động bất hợp pháp, Minh “sâm” còn trắng trợn “ăn” hàng tỷ đồng. Để quản lý các khu chợ này, Minh “sâm” thành lập ra các ban quản lý chợ tương ứng, đồng thời giao cho Nguyễn Thành Hưng (tức Hưng “Sóc”, hiện đã chết và được đình chỉ điều tra) và Nguyễn Thu Hằng trực tiếp nắm giữ. Các tiểu thương ở chợ, hằng tháng phải trả tiền thuê gian hàng, điện, nước và nhiều loại phí bất hợp lý khác cho ban quản lý chợ. Những phương tiện chở gỗ đến chợ hoặc đi qua đường Nguyễn Văn Cừ (thị xã Từ Sơn) đều phải nộp phí bến bãi, tùy theo trọng tải của xe.
Với những xe không chấp hành, Minh “sâm” chỉ đạo nhân viên không cho dừng, đỗ, đi vào đường để xuống gỗ tại 3 chợ trên; những trường hợp đã vào chợ thì không được cấp thẻ, không mở barie cho xe đi ra. Thậm chí chỉ đạo đàn em dằn mặt những người không tuân theo lệnh của chúng. Tài sản của Minh “sâm” cũng từ đó mà tăng lên vù vù với những siêu xe, và những thú chơi xa xỉ. Vụ án được triệt phá khi các trinh sát bắt quả tang đàn em của Minh “sâm” cưỡng đoạt tiền của một chủ xe gỗ ngày 13/8/2014.
Đã có nhiều lúc tôi hỏi Minh: “Cậu đang theo đuổi cái gì? Đang sống vì cái gì? Tiếc rằng câu trả lời của Minh không phải là điều tôi mong đợi. Nếu chúng ta hiểu chúng ta sống vì điều gì, vì cái gì thì sẽ không có ai gây họa cho ai. Nhưng nhân quả ở đời là tất yếu, đừng nên oán trách nó”.
Nói rồi vị thầy chùa cầm chổi bước chân lên từng bậc thềm lạnh lẽo của căn biệt thự trong khu xưởng và nói: “Không có gì là mãi mãi, cả vui sướng lẫn khổ đau. Cái gì cũng có một thời, còn tất cả lại là hư vô. Cái gì đã qua thì cũng nên thu xếp gọn gẽ cho nó qua đi… tôi bận chút việc, xin lỗi tôi tiếp chuyện sau”. Ngoài sân chỉ còn chiếc thùng đựng lá được đặt ngay ngắn cuối sân.
PV tiếp tục liên hệ với ông Trần Văn Tùng, Chánh văn phòng UBND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) về những vấn đề này. Ông Tùng cho biết: “Sau khi ông Nguyễn Ngọc Minh bị cơ quan công an bắt giữ, công ty TNHH Đại An vẫn hoạt động theo luật doanh nghiệp còn cụ thể họ hoạt động ra sao thì chúng tôi không nắm rõ được”.
Theo Ngươi đưa tin
Hành trình thâu tóm giang hồ của ông trùm Minh "Sâm"
Sở hữu trái tim lạnh, cái đầu tính toán "hơn người" nên Minh "Sâm" khiến nhiều tay giang hồ có số khác phải khiếp sợ, dạt ra nhường lại địa bàn cho y tự do làm ăn.
Núp bóng doanh nhân thành đạt
Ông trùm Minh "Sâm" tên thật là Nguyễn Ngọc Minh (SN 1962, quê ở Bắc Ninh). Đây là một trong những ôm trùm nổi tiếng bởi sự liều lĩnh, cái đầu khôn ngoan khiến nhiều tay giang hồ "có số" khác phải cúi đầu trước y.
Năm 1982, Minh khi đó là trung úy quân đội đóng quân ở biên giới Lạng Sơn, làm đến chức trạm trưởng một trạm kiểm soát đường biên ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh lúc bấy giờ.
Với bản tính hám tiền, Minh đã nhiều lần cầm đầu nhiều nhóm buôn lậu tuồn các mặt hàng như đồng, Niken từ Việt Nam sang Trung Quốc, rồi nhập các mặt hàng lậu như vải vóc, rượu về tiêu thụ. Mỗi phi vụ thành công, Minh ôm tiền thả vào những cuộc chơi cho đúng chất "đại gia" khiến danh tiếng y trong giới giang hồ vang dội.
Trong một lần chuyển hàng, Minh bị lực lượng công an vây bắt nhưng hắn cùng đàn em vẫn cố chống trả đến cùng để đưa hàng sang Trung Quốc thành công. Trong cuộc đọ súng ác liệt, Minh đã tự tay bắn chết một đại úy.
Tuy nhiên, khi bị bắt và ra tòa xét xử thì Minh "Sâm" lại được thoát khỏi án tử. Nguyên nhân là do, hắn có nhân thân tốt, bố lại là một lãnh đạo hàng đầu của tỉnh Hà Bắc (cũ) nên Minh bị tuyên phạt 19 năm tù.
Trong thời gian cải tạo, Minh "Sâm" tuy ngoại hình nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, giỏi võ nên nhiều tay hảo hán trong tù phải nể phục. Ngoài ra, với bản tính phóng khoáng hay bênh vực kẻ yếu nên y thu phục được nhiều đàn em giang hồ trong và ngoài bắc.
Tháng 2/1995, Minh được ra tù rồi lao vào kinh doanh nhờ các mối quan hệ có sẵn từ ngày còn ở trong tù. Với trai tim lạnh, cái đầu của một đại ca nên Minh "Sâm" đã tụ khoảng 40 đàn em đánh chiếm khu vực cảng Phà Đen, Hà Nội của một tay giang hồ khác là Hùng Sàn. Không chịu được những trận đòn "sấm sét" của Minh, Hùng Sàn phải ôm cầu chạy đi nơi khác làm ăn. Từ đây, Minh "Sâm" nhanh chóng phất lên.
Trùm xã hội đen Minh "Sâm"
Một thời gian sau, Minh cùng đám đàn em tiếp tục mở rộng địa bàn sang Lào và Campuchia để buôn bán gỗ lậu. Thứ gỗ mà Minh kinh doanh là loại "hảo hạng", quý hiếm như gỗ Trắc, gỗ đỏ, cẩm lai và gỗ sưa, còn các loại hàng tạp khác y sẽ đẩy cho các đầu nậu khác.
Cách đi buôn của Minh "Sâm" cũng khác hoàn toàn với những người khác. Hắn không buôn một cây gỗ, một xe gỗ mà đấu thầu nguyên một cánh rừng gỗ. Do đó, chỉ một thời gian ngắn y nhanh chóng phất lên thành đại gia có máu mặt trong thế giới buôn gỗ lậu.
Đến năm 2000, Minh "Sâm" chính thức thành lập Công ty Đại An. Tính từ năm 2000 tới nay, mỗi năm Minh Sâm đưa về Công ty Đại An từ 3.000 đến 7.000m3 trắc, còn các loại gỗ khác thì không tính. Để khỏi bị dòm ngó, Công ty Đại An đã tập kết gỗ từ Lào và Campuchia về khu vực biển Hà Tiên (Kiên Giang) vì tại đây, công ty đã đầu tư 1 cảng riêng, sau đó đưa lên tàu thủy đánh về cảng Hải Phòng, từ đó bốc hàng lên xe ô tô đưa về kho Công ty Đại An tại Từ Sơn.
Để dễ bề chi phối thị trường gỗ quý, Minh "Sâm" đã lập hẳn một khu chợ gỗ ở khu vực Phù Khê, rộng hơn 10.000m2 mà Minh "Sâm" mua và cho các hộ buôn bán gỗ thuê làm cơ sở giao dịch. Minh Sâm gần như độc quyền cả đầu vào lẫn đầu ra ở khu vực chợ gỗ này. Với phương thức "Buôn tận gốc bán tận ngọn" và cơ chế cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé khiến nhiều chủ buôn gỗ ở Từ Sơn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" chịu sự điều khiển của Minh.
Minh "Sâm" nhiều lần được vinh danh là một trong 1.000 doanh nhân tiêu biểu, còn doanh nghiệp của y nhiều năm liền nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc", được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua. Nhưng thực ra doanh nhân chỉ là cái mác, còn trùm xã hội đen mới là cái thật nhất của con người Minh "Sâm".
Nhờ có mác doanh nhân là "thành đạt và hào phóng" nên ông trùm giang hồ này đã làm được nhiều việc "động trời" cho đến khi bị bắt. Tuy vậy, phải rất lâu băng nhóm tội phạm này mới bị "sờ gáy". Vậy thế lực ngầm nào đã chống lưng cho Minh "Sâm" làm bậy?
Chất chơi của Minh "Sâm"
Ngoài cái mác là doanh nhân thành đạt, trùm giang hồ Minh "Sâm" còn khiến nhiều người biết đến với chất chơi của bậc "đại gia".
Số tài sản của Minh "Sâm" nếu "đếm vội" cũng có thể lên tới vài trăm tỷ. Ngoài dàn siêu xe bậc nhất ở Việt nam, ông trùm giang hồ này còn sở hữu nhiều tài sản có giá trị "khủng".
Dàn siêu xe của Minh "Sâm"
Tuy nhiều tiền nhưng cách khoe tiền của Minh khác hoàn toàn so với những trùm giang hồ khác. Không phô trương lộ liễu để thu hút sự chú ý của dư luận nhưng Minh "Sâm" lại lên truyền hình để nói về chiếc Maybach triệu đô khiến danh tiếng của gã được nhiều người biết đến.
Chiếc giường có giá trị vài tỷ đồng
Kiểm qua số tài sản của Minh "Sâm", ngoài dàn siêu xe, Minh "Sâm" còn tậu cho mình hai cây gỗ sưa có giá trị ước tính lên tới cả triệu đô trong căn biệt thự của mình. Đây là loại gỗ quý hiếm mà giới "quý tộc" mới có thể dùng vì giá trị của nó rất cao.
Bốn bộ bàn ghế có giá 100 tỷ đồng
Bao năm bôn ba giang hồ, những khoản thu bất chính do những vụ làm ăn "ngầm" khiến Minh "Sâm" phất lên nhanh chóng, đồng thời hắn được hưởng cuộc sống của giới quý tộc. Tuy nhiên, khi gã đang đắc chí thì cơ quan công an đã ập vào bắt giữ. Giờ đây, cuộc sống của trùm giang hồ khét tiếng Minh "Sâm" là làm bạn với bốn bức tường lạnh lẽo của nhà giam.
Theo Khoe & Đep
"Đại án" Agribank: Bị cáo khóc lóc than mình là "nạn nhân của sự lừa đảo" Là người đầu tiên được HĐXX cho phép nói lời sau cùng, Phạm Thị Bích Lương nói trong nước mắt, rằng lỗi lớn nhất thuộc về khách hàng khi lừa đảo quá tinh vi. Các lãnh đạo ngân hàng đã bị lừa mà... không ai biết! Ngày 29/12, sau 8 ngày làm việc, phiên tòa sơ thẩm vụ "đại án" Agribank bước vào...