Thấy trời nóng, bà nội lén cho cháu gái 3 tháng tuổi uống thứ đồ uống cấm kị với trẻ sơ sinh
Dù đã một lần được nhắc nhở rằng không nên cho cháu uống nhưng người bà vẫn cho rằng trời nóng, cháu cần phải uống nước để làm mát cơ thể.
Bà nội “lén” cho cháu 13 tuần tuổi uống nước
Câu chuyện được một người mẹ đăng tải trên diễn dàn làm cha mẹ Mumsnet. Cô cho biết, con gái mình mới 13 tuần tuổi. Bé có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm và các bác sĩ đã khuyên gia đình chỉ nên cho bé ăn từng lượng nhỏ. Ngoài hạn chế này ra, với người mẹ, con gái là một “cô bé siêu đáng yêu và dễ tính, hiếm khi khóc lóc, thường xuyên ngủ xuyên đêm”.
Vài tuần trước, vào một ngày trời khá nóng, người mẹ kể rằng, mẹ chồng cô gợi ý nên cho bé uống ít nước để giúp bé mát hơn. “ Tôi đã nói ‘không’. Trẻ sơ sinh đâu cần nước. Hơn nữa, bụng dạ con gái tôi nhạy cảm đến vậy nên tôi muốn con không dùng bất cứ thứ gì mà con chưa từng quen trước đó“.
Nhưng sau đó, bố mẹ bé gái đi dự một đám cưới nên đã nhờ bà nội trông bé. Và dù cho mọi việc có vẻ như đều êm thấm, đôi vợ chồng phát hiện ra, con gái có điều gì đó khác sau khi họ trở về đón con.
“Mẹ nghĩ, con bé hơi bị nóng quá nên mẹ cho cháu uống 175ml nước để cháu thấy mát hơn” (Ảnh minh họa).
Người mẹ kể: “ Hôm đó cũng lại là một ngày rất nóng và mẹ chồng tôi lại thay cho con chiếc áo khoác, bộ đồ liền thân và đắp thêm chăn. Tôi đã cảm thấy hơi bực mình vì chuyện này. Vậy nên, tôi cởi bớt áo cho con để giúp con hạ nhiệt. Chính lúc đó, tôi để ý thấy bụng con bị đầy hơi tới mức nào.
Tôi nhắn tin cho mẹ chồng hỏi xem con gái yêu có ổn không và câu trả lời của mẹ chồng tôi là: ‘Mẹ nghĩ, con bé hơi bị nóng quá nên mẹ cho cháu uống 175ml nước để cháu thấy mát hơn“.
Người mẹ tiết lộ thêm, sau thời điểm tỏ ra khó chịu, con gái cô đã ổn. Nhưng cô cũng muốn hỏi các thành viên trên diễn đàn rằng, việc cô nổi giận với mẹ chồng vì đã không chịu nghe theo chỉ dẫn của mình khi chăm sóc bé có đúng không.
175ml nước là quá nhiều so với trẻ 13 tuần tuổi
Phản hồi của các thành viên trên diễn đàn khá trái ngược nhau, đặc biệt liên quan tới việc em bé mới 3 tháng tuổi đã được cho uống 175ml nước.
“ Lúc này, chỉ là chút nước thôi. Nhưng sẽ là gì lần tới chứ? Phải chăng bà sẽ cho con gái tôi ăn dặm luôn? Hay cho cháu uống nước đường?“.
“ Nhấp 1 ngụm nhỏ thì không sao nhưng 175ml nước là rất nhiều“.
“ Đây từng là thói quen phổ biến của các bà mẹ thế hệ trước và thực ra cũng là ý định tốt của bà thôi. Nhưng thực sự đúng như bạn đã từng nói lúc trước, mẹ chồng bạn không nên làm ngược lại những chỉ dẫn của bạn” – một người viết.
Dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Video đang HOT
Một người khác bày tỏ: “ 175ml nước?! Thật kinh khủng. Nhấm nháp chút ít thì không thành vấn đề nhưng 175ml là rất nhiều. Bé con 11 tháng tuổi của tôi thậm chí còn chưa uống tới lượng nước như vậy trong một lần. Bạn giận mẹ chồng bạn là đúng thôi, nhất là khi bạn đã yêu cầu bà đừng làm như vậy“.
Nước KHÔNG thay thế được các cữ bú sữa mẹ và sữa công thức (Ảnh minh họa)..
Một thành viên khác cũng đồng tình với ý kiến trên: “ 175ml nước là nhiều với 1 bé 13 tháng tuổi. Mẹ chồng bạn biết bạn không muốn bà cho bé uống nước mà bà vẫn làm. Bà không nên chăm sóc bé lần nào khác nữa cho tới khi bà có thể tôn trọng mong muốn của bạn“.
Nhưng một số thành viên khác cho rằng, chẳng cần phải làm quá lên vì không có gì nguy hại hết.
Một người viết: “ Theo tôi, mẹ chồng bạn đã làm điều mà bà cho là tốt nhất để đảm bảo con gái bạn không bị mất nước thôi“.
Một người khác thì nghĩ, đây đơn giản là hiểu lầm giữa hai người. “ Tôi cho là do hiểu lầm thôi. Cho bé sơ sinh uống nước là những gì mà người ở thế hệ mẹ chồng bạn vẫn quen làm. Quá nhiều nước nhưng cũng chỉ là nước thôi mà, con gái bạn sẽ ổn thôi“.
Tại sao bé sơ sinh không cần uống nước?
Theo HealthDirect (trang web cung cấp các thông tin sức khỏe uy tín của Australia), 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong thời tiết đặc biệt nóng, có thể cho bé trên 6 tháng tuổi uống nước đun sôi để nguội với lượng nhỏ. Uống nước quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc nước và gây hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của trẻ sơ sinh.
Một số khuyến nghị của HealthDirect về lượng nước dành cho bé sơ sinh:
- Dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
- Từ 6 tháng trở đi, bạn có thể cho con uống từng lượng nước nhỏ, nếu cần, bên cạnh các cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Nước KHÔNG thay thế được các cữ bú sữa mẹ và sữa công thức.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn nên là thức uống chính của bé cho tới khi bé 12 tháng tuổi.
- Sau 12 tháng tuổi, thức uống chính của trẻ nên là nước và sữa bò hoặc sữa mẹ. Bạn có thể cho nước vào một chiếc cốc.
- Nếu con bạn chỉ mới bắt đầu ăn dặm, hãy bắt đầu bằng vài ngụm nước nhỏ từ cốc tập uống cho bé. Đây là cách để trẻ học cách uống nước từ cốc và nó cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ.
Nguồn: Parent, Kids
Theo Helino
Nguyên tắc giúp con cai sữa mẹ thành công, hiệu quả nhưng vẫn có lợi cho trẻ các mẹ bỉm sữa nên nhớ
Thời gian và phương pháp cai sữa cho trẻ rất cần được thực hiện khoa học. Điều này vừa giúp mẹ đỡ vất vả hơn cũng như đảm bảo cho trẻ phát triển tốt sau khi không bú sữa mẹ nữa.
Thời gian cai sữa thích hợp cho trẻ:
Về vấn đề nên cai sữa mẹ vào lúc nào cho trẻ thì không thể có một khái niệm nhất định, bởi vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn ví dụ như mẹ ở nhà nuôi con và nguồn sữa dồi dào thì theo "Tổ chức vệ sinh thế giới" khuyến cáo, mẹ tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi mới cai sữa.
Nếu mẹ đi làm sớm và tập cho trẻ bú ngoài kết hợp ăn dặm thì vẫn nên cố gắng kiên trì cho con bú sữa mẹ ít nhất là đến 1 tuổi, và chú ý không nên cai sữa khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không những không thể kịp thời bổ sung protein và nhiệt năng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn dễ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
Từ đó có thể thấy, dù trường hợp nào thì thời gian tương đối phù hợp để có thể cai sữa là khi trẻ được 1 tuổi trở lên nhưng không nên để quá 2 tuổi. Do nếu cai sữa quá muộn thì sữa mẹ có thể không còn đủ cung cấp cho trẻ nữa, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ về sau.
Các bước mẹ cần chuẩn bị trước khi cai sữa cho trẻ:
Bú sữa mẹ có thể nói là sợi dây liên kết giữa mẹ và em bé sau khi chào đời, cũng có nghĩa là khi bé phải cai sữa thì khoảng cách với mẹ càng tăng lên. Các nhà tâm lý gọi đây là "lần rời xa thứ 2 của hai mẹ con".
Đối với trẻ mà nói, khi vừa cai sữa mẹ sẽ khiến trẻ khó thích ứng về mặt tâm lý, vì vậy trước đó, mẹ cần làm những công tác hỗ trợ để quá trình cai sữa thuận lợi hơn.
Cho trẻ một thời gian thích ứng:
Mẹ không nên ngay lập tức cai sữa hoàn toàn hoặc quá nhiều cho trẻ. Bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đây, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm.
Sau đó cứ cách vài ngày lại giảm thêm số lần bé bú sữa mẹ, tăng lượng thức ăn dặm lên. Mẹ cũng đừng quên dùng ngôn ngữ dịu dàng để dẫn dắt, khích lệ trẻ trong suốt quá trình dần dần rời xa vú mẹ.
Dạy trẻ học cách dùng ly uống nước hay uống sữa:
Khi cai sữa cho trẻ, chắc hẳn mẹ sẽ cho trẻ uống sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cần thiết, bên chế độ ăn dặm nếu có. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên mua chiếc ly có hai tay cầm và màu sắc, họa tiết dễ thương, bắt mắt.
Ban đầu, mẹ nên thực hiện động tác cầm ly làm mẫu cho trẻ, sau đó từ từ dạy trẻ tự cầm hai quai của chiếc ly để uống sữa hay uống nước. Thói quen dùng ly rất có lợi cho sức khỏe khoang miệng, tránh được các nguy cơ sâu răng hoặc dị dạng sàn khoang miệng.
Hỗ trợ để trẻ quen dần với sữa công thức:
Một số ít trẻ có hiện tượng không chịu uống sữa công thức trong quá trình cai sữa mẹ. Tình huống này, mẹ có thể hút một ít sữa mẹ và trộn vào sữa công thức để trẻ quen dần. Những lần sau sẽ giảm tỷ lệ sữa mẹ lại, tăng tỷ lệ sữa công thức lên cho đến khi trẻ hoàn toàn uống được sữa ngoài.
Hãy vun đắp tình cảm giữa trẻ với người thân trong gia đình. Ngoài mẹ thì người bố và những thành viên khác cũng nên gần gũi trẻ nhiều hơn. Khi bầu không khí gia đình gắn kết, thân thiết sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác an toàn, dễ thích nghi những thói quen mới và không quá bám mẹ nữa.
4 vấn đề mẹ cần chú ý khi cai sữa cho trẻ:
Cai sữa phải kiên quyết, không mềm lòng do dự
Khi cai sữa mẹ, đa số trẻ sẽ khó thích nghi và có biểu hiện khóc quấy. Nhiều mẹ sẽ không kìm lòng được lại cho bé ngậm vú mình để dỗ dành. Hành động này của mẹ càng khiến quá trình cai sữa khó khăn và kéo dài hơn.
Khi trẻ nhìn thấy mẹ hoặc tìm kiếm bầu vú quen thuộc, mẹ nên di chuyển sự chú ý của trẻ sang một thứ khác, chẳng hạn như đồ chơi hay bộ phim hoạt hình trẻ yêu thích. Ban đêm nếu trẻ khó ngủ vì thiếu sữa mẹ, bạn nên nhẹ nhàng vỗ về, ôm trẻ vào lòng, hát ru hay kể chuyện để xoa dịu tâm lý của trẻ.
Tốt nhất không nên chọn mùa hè để cai sữa cho trẻ
Mùa hè nóng bức, các men hỗ trợ tiêu hóa trong dạ dày, đường ruột của trẻ bị giảm đi nên khiến trẻ không muốn ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi. Lúc này nếu mẹ tiến hành cai sữa dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng do không kịp thích ứng với sữa ngoài và thức ăn dặm.
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyến cáo mẹ nên chọn mùa xuân hay mùa thu để bắt đầu giúp trẻ cai sữa mẹ là tốt nhất.
Không cai sữa khi trẻ đang bệnh hoặc mới vừa khỏi bệnh
Trong thời gian bị bệnh hoặc vừa thuyên giảm, chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của trẻ còn rất yếu. Nếu mẹ cai sữa lúc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng hồi phục của trẻ.
Không nên áp dụng phương pháp cai sữa truyền miệng
Nhiều mẹ nghe lời khuyên từ hàng xóm hay cộng đồng mạng mà bôi dầu gió xanh, nước ớt hoặc thuốc đắng lên đầu vú, với mong muốn trẻ sẽ tránh xa mà dễ dàng dứt sữa. Hành động này không được khuyến khích bởi vì nó gây kích thích tiêu cực cho tâm lý và tinh thần của trẻ.
Nguồn: Erbohui
Xót xa lời khẩn cầu của mẹ bé gái có đầu phình to như quả bóng: 'Con gái tôi có thể được cứu mà' Mắc bệnh não úng thủy ngay từ lúc sinh ra, bé gái đã phải "đội" một khối u to như quả bóng trên đầu và mặc dù bố mẹ em sẵn sàng chi hàng nghìn đô la để chữa trị cho con nhưng họ vẫn không tìm ra được bác sĩ phẫu thuật. Bất cứ bố mẹ nào cũng mong sinh ra được...