Thay thưởng bằng phạt, EU cứng rắn trong chiến dịch tiêm ngừa COVID-19
Ở Athens , người đi tiêm vaccine COVID-19 sẽ được vào quán rượu. Ở Prague , họ có thể trúng thưởng điện thoại iPhone.
Nhưng ở vài nơi khác, người dân cần đi tiêm để giữ được việc làm.
Các buồng đăng ký tại một điểm tiêm chủng ở Berlin, Đức. Ảnh: Bloomberg
Tờ Bloomberg đưa tin khi các chính phủ ở châu Âu đẩy mạnh nỗ lực để đưa cuộc sống trở lại bình thường, các tiếp cận “củ cà rốt và cây gậy” trong chiến dịch tiêm chủng đang chuyển biến sang “cây gậy” nhiều hơn.
Tại Pháp, Thủ tướng Emmanuel Macron cam kết sẽ cho người đã tiêm chủng được đi lại tự do hơn vào dịp nghỉ hè và bắt buộc nhóm đối tượng là nhân viên chăm sóc sức khỏe phải tiêm ngừa COVID-19. Italy, Hy Lạp và Anh cũng đang đi theo con đường tương tự, hướng đến biến việc tiêm chủng trở thành một quy định bắt buộc đối với một số ngành nghề.
Sau nhiều tháng xung đột hồi đầu năm nay về nguồn cung cấp vaccine còn hạn chế, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hiện phải đối mặt với vấn đề ngược lại: quá nhiều vaccine và người dân giảm nhu cầu tiêm chủng. Cuộc tranh luận đã nóng trở lại liên quan đến nỗi khó khăn để thúc đẩy người dân châu Âu đi tiêm vaccine, đẩy giới chức trách vào mớ rắc rối về vấn đề đạo đức và quyền riêng tư.
Với sự xuất hiện của biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng, một số nhà lãnh đạo nhận thấy nhu cầu đưa ra các bước đi cứng rắn để vượt qua đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 4 triệu người trên toàn cầu, cũng như đang hủy hoại về mặt kinh tế và tâm lý đối với nhiều triệu người. Trong khi đó, không ít nhà lãnh đạo lại cho rằng việc bắt buộc người dân tiêm chủng có thể gây phản tác dụng cũng như phá hoại niềm tin của công chúng vào việc tiêm chủng.
“Chúng tôi không có ý định đi theo con đường mà Pháp đề xuất. Tôi không nghĩ là chúng tôi có thể được dân chúng tin tưởng bằng cách thay đổi điều từng tuyên bố trước đó là không bắt buộc tiêm chủng”, Thủ tướng Đức Anglea Merkel nói.
Video đang HOT
Lập trường của bà Merkel cũng khác biệt so với một số viện nghiên cứu tại Mỹ, trong đó có Trinity Health ở Michigan và Mass General Brigham ở Boston từng tuyên bố nhân viên phải tiêm vaccine mới được đi làm.
Khắp EU, gần 42% dân số đã tiêm đủ liều vaccine. Cần phải đạt được mức độ cao hơn nữa để có thể giảm nhẹ nỗi lo lắng về dịch bùng phát vào những tháng lạnh hơn của mùa Đông. Tại Đức, Viện Y khoa cộng đồng RKI ước tính 85% người dân trong độ tuổi từ 12 – 59 cần phải tiêm vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng, cùng với 90% người từ 60 tuổi trở lên.
Trong khi đó, việc nới lỏng các hạn chế về đi lại và hoạt động đã tạo điều kiện để những cuộc tụ tập đông người diễn ra, làm tăng đột biến các ca mắc COVID-19 ở những người trẻ tuổi chưa tiêm chủng.
Ở Pháp, xuất trình thẻ y tế cho thấy bằng chứng đã xét nghiệm hoặc chủng ngừa cũng sẽ là quy định bắt buộc khi người dân đến các nhà hát, rạp chiếu phim , nơi thi đấu thể thao hoặc lễ hội với số lượng khán giả trên 50 người. Quy định này sẽ được mở rộng sang các nhà hàng vào tháng 8 tới.
Để thúc đẩy nhiều người tiêm chủng hơn nữa, ông Macron sẽ chấm dứt quy định miễn phí xét nghiệm COVID-19 vào mùa thu tới đối với những người muốn đi du lịch hoặc tham dự sự kiện mà không cần tiêm phòng.
Hiệu quả thu được rất ấn tượng: 926.000 người đã đặt lịch hẹn tiêm vaccine vào hôm 12/7 thông qua trang web y tế DoctoLib – cao kỷ lục từ trước đến nay. Tính đến ngày 15/7, đã có 2,6 triệu người Pháp đặt lịch tiêm vaccine và 62% trong số đó ở dưới 35 tuổi.
Tuy nhiên, ý tưởng về vaccine bắt buộc vẫn còn gây tranh cãi. Một số chuyên gia y tế đã lên tiếng chỉ trích, trong khi không ít người dân lại chọn cách biểu tình và giao tranh với cảnh sát để phản đối chính sách mới của ông Macron.
“Đó là khởi đầu của một sự trượt dốc. Nó lật ngược điều luật và chính sách tiêm chủng đã tồn tại 120 năm nay vốn được xây dựng trên sự tin tưởng, bảo mật y tế và sự đồng ý”, Allyson Pollock, Giáo sư lâm sàng về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Newcastle, nhận xét sau khi các nhà lập pháp bỏ phiếu yêu cầu nhân viên viện dưỡng lão tại Anh phải tiêm vaccine bắt buộc từ tháng 10.
Một trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Roma. Ảnh: Bloomberg
Tại Italy, nhân viên chăm sóc sức khỏe bắt buộc phải tiêm vaccine COVID-19 từ tháng 5 vừa qua. Quốc gia này cũng ghi nhận sự sử dụng ngày càng tăng đối với giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số của EU – hiện chỉ bắt buộc xuất trình tại sự kiện lớn, đi ra nước ngoài và thăm viện dưỡng lão.
Theo một cuộc thăm dò của Euromedia Research ngày 15/7, khoảng 68% người Italy ủng hộ quy định chỉ cho phép những người đã tiêm chủng đầy đủ đến nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, lên tàu hỏa và máy bay. Họ cũng nhất trí sa thải những nhân viên không tiêm đủ liều từ giữa tháng 9 tới.
Các quốc gia khác, trong đó có Ireland, cũng đang áp quy định bắt buộc tiêm chủng với thực khách dùng bữa tại nhà hàng. Phó Thủ tướng Leo Varadkar đánh giá kế hoạch trên là không hoàn hảo, song cho biết đó lựa chọn tốt nhất hiện có.
Tại Hy Lạp, nhân viên nhà dưỡng lão bắt buộc phải tiêm vaccine từ ngày 16/8 hoặc sẽ bị phạt. Tiêm chủng cũng là bắt buộc với nhân viên chăm sóc sức khỏe từ ngày 1/9. Và tính đến ngày 16/7, người dân cần thẻ y tế chứng minh bản thân âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine để đến nhà hàng và quán rượu.
Malaysia đã có đủ lượng vaccine Covid-19 tiêm cho người dân
Với 880.782 trường hợp mắc và 6.613 trường hợp tử vong cho đến nay, Malaysia là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên đầu người cao nhất Đông Nam Á.
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine phòng Covid-19 Janssen Sắp có thêm 20 triệu liều vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi Phân bổ hơn 2 triệu liều vaccine Spikevax, không tiêm trộn với vaccine khác
Bộ Y tế Malaysia hôm nay (15/7) cho biết nước này sẽ ngừng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 do Công ty Sinovac (SVA.O) của Trung Quốc sản xuất sau khi nguồn cung kết thúc, vì nước này có đủ số lượng vaccine khác cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Cụ thể, trong một cuộc họp báo với giới chức Bộ Y tế, Bộ trưởng Adham Baba khẳng định Malaysia sẽ chủ yếu dựa vào việc tiêm chủng vaccine Pfizer-BioNTech trong tương lai.
Malaysia cũng là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Reuters
Các quan chức cho biết, quốc gia Đông Nam Á này đã có khoảng 45 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech, đủ để tiêm cho 70% dân số, so với 16 triệu liều vaccine của Sinovac.
"Khoảng một nửa trong số 16 triệu đã được phân phối, vì vậy phần còn lại sẽ được sử dụng để trang trải cho liều thứ hai," ông Adham nói.
Đối với những trẻ chưa được tiêm vaccine, sẽ được nhận liều của Pfizer. Chính phủ trước đó cho biết họ đã đảm bảo 12 triệu liều Sinovac, như một phần của thỏa thuận cho phép công ty Pharmaniaga liên kết với nhà nước thực hiện quy trình để để phân phối tại địa phương.
Thông báo ngừng sử dụng vaccine của Sinovac được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có lo ngại về hiệu quả của nó chống lại các biến thể mới và dễ lây lan hơn virus SARS-CoV-2.
Nước láng giềng Thái Lan trong tuần này cho biết họ sẽ sử dụng vaccine AstraZeneca như liều thứ hai cho những người đã tiêm mũi Sinovac, trong khi Indonesia đang xem xét tiêm bổ sung cho những người đã tiêm hai liều vaccine Sinovac.
Các vaccine khác được phê duyệt ở Malaysia bao gồm vaccine của AstraZeneca, CanSino Biologic của Trung Quốc và vaccine Janssen của Johnson & Johnson. Các quan chức cũng cho biết vào ngày mai, Malaysia sẽ công bố quyết định về việc có bổ sung vaccine của Sinopharm hay không.
Với 880.782 trường hợp mắc và 6.613 trường hợp tử vong cho đến nay, Malaysia là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trên đầu người cao nhất Đông Nam Á, nhưng cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất, với khoảng 26% trong số 32 triệu dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19.
Cảnh sát Hy Lạp làm rơi tranh quý của Picasso Cảnh sát Hy Lạp bị chỉ trích vì làm rơi tranh của Picasso, vài giờ sau khi họ tìm thấy nó sau gần một thập kỷ bị đánh cắp. Bộ Bảo vệ Công dân Hy Lạp hôm 29/6 tổ chức cuộc họp báo ở thủ đô Athens giới thiệu bức tranh "Đầu của người phụ nữ" của danh họa Picasso mà họ vừa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
21:32:42 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025