‘Thầy thuốc’ tốt nhất của bạn
Mỗi người chúng ta chính là thầy thuốc tốt nhất của mình và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình là điều quan trọng nhất.
Với 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bác sĩ đa khoa, bác sĩ nội trú và thạc sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng Nguyễn Anh Tú đã có một cái nhìn toàn diện hơn về bệnh tật, phòng bệnh, phục hồi chức năng về sức khỏe và nâng cao sức khỏe.
Trong cuốn Ai là thầy thuốc tốt nhất của bạn?, vị bác sĩ của bệnh viện Lão khoa Trung ương và giảng viên của Đại học Y tế Công cộng đã đưa ra kết luận rằng: Mỗi chúng ta chính là bác sĩ/ thầy thuốc tốt nhất của mình và việc mình tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình là điều quan trọng nhất.
Từ trải nghiệm của bản thân về sức khỏe, quan sát khi hành nghề và kiến thức đã được tích lũy, học hỏi, ông còn đưa ra những bài học quý báu của mình đối với việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Đồng thời, tác giả chỉ ra lối sống thực tế, đơn giản nhưng mang lại cuộc sống khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc và có tuổi thọ cao hơn.
Sách Ai là thầy thuốc tốt nhất của bạn?, Nhà xuất bản Lao động và Thái Hà Books liên kết phát hành đầu tháng 3. Ảnh: M.C.
“Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hoặc ốm yếu” (định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới). Vậy làm thế nào để có sức khỏe tốt, ít khi phải đến bác sĩ, hoặc làm thế nào để chăm sóc sức khỏe của bản thân?
Video đang HOT
Trong cuốn sách, bác sĩ Nguyễn Anh Tú chỉ ra rằng có ba điều nhất thiết phải có để duy trì sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của bản thân là ý thức của bản thân, kiến thức “đúng” và cam kết thực hiện mỗi ngày.
Bên cạnh đó ông cũng cho rằng “Mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động đúng dù nhỏ đến đâu nhưng nếu được thực hành thường xuyên, liên tục sẽ mang lại kết quả vô cùng to lớn”.
Trong cuốn sách bác sĩ Nguyễn Anh Tú đã đưa ra tám “thầy thuốc”, nói cách khác là tám lối sống mang lại sức khỏe mà mỗi chúng ta có thể thực hiện mỗi ngày.
Tám “thầy thuốc” hoặc tám lối sống đó tương ứng với 8 phần trong cuốn sách gồm: Dinh dưỡng hợp lý; vận động; nước; ánh nắng mặt trời; điều độ trong sinh hoạt và tiêu thụ; không khí; giấc ngủ và nghỉ ngơi; sự bình an và hạnh phúc.
Trong 8 phần sách này, tác giả không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích, cần thiết và rất cụ thể về tám “thầy thuốc”, hoặc tám lối sống mà còn chỉ ra như những điều thực tế, đơn giản để bạn đọc có thể thực hành ngay sau khi đọc sách.
Bên cạnh đó, ở mỗi phần ông còn chỉ ra tầm quan trọng và những lợi ích của việc thực hiện đúng 8 “thầy thuốc” hoặc 8 lối sống. Cùng với đó là những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và những bài thực hành mỗi ngày giúp chúng ta duy trì sức khỏe.
Chẳng hạn như với giấc ngủ, ông cho rằng ngủ sâu sẽ tốt hơn ngủ nhiều, chúng ta chỉ cần ngủ sâu 4 tiếng từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng là đủ… Hay như ánh nắng giúp tạo Vitamin D cho cơ thể, nhưng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào lúc nào lại rất quan trọng….
Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên, uống nước bao nhiêu là đủ và uống thế nào là đúng cách…
TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP sách Thái Hà – cho biết cuốn sách đã cho ông thấy rõ mỗi chúng ta chính là bác sĩ tốt nhất của mình và việc tự chăm sóc cho bản thân mình là quan trọng nhất.
Sau khi đọc bản thảo cuốn sách, ông đã thông tin cho những người thân cũng như học trò của mình để cùng nhắc nhở nhau chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân, không ỷ lại bác sĩ và không đợi đến khi “thấy quan tài mới nhỏ lệ”.
Bác sĩ bỏ quên đoạn dây dài 38 cm trong cánh tay bệnh nhân
Sau ca phẫu thuật tim mạch, bác sĩ đã để quên một đoạn dây dài 38 cm trong cánh tay một cụ ông 75 tuổi ở Anh. Sai sót khó tin này đã khiến cụ bị những cơn đau dữ dội.
Sau ca phẫu thuật tim mạch, bác sĩ đã để quên đoạn dây nong mạch máu dài 38 cm trong cánh tay trái của cụ David Fortes - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cụ David Fortes (75 tuổi) lên cơn đau tim thứ hai chỉ trong vòng 4 tháng. Cụ được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Cornwall ở hạt Cornwall (Anh), theo trang Cornwall Live.
Qua ngày hôm sau, cụ được đưa đi phẫu thuật. Bác sĩ rạch trên mỗi cổ tay cụ một vết nhỏ. Họ đưa một sợi dây vào động mạch để khơi thông tắc nghẽn, sau đó đặt stent để giảm rủi ro mạch máu bị thu hẹp và gây tắc nghẽn lần nữa.
Mặc dù ca phẫu thuật này khiến cụ Fortes rất đau và bị sưng ở 2 cánh tay nhưng cụ vẫn hài lòng vì giúp cải thiện sức khỏe. Chỉ 1 ngày sau ca phẫu thuật, cụ được bác sĩ thông báo là có thể xuất viện.
Tuy nhiên, trong những tuần sau đó, cơn đau ở cánh tay trái cụ Fortes vẫn không khỏi. Sau khi gọi điện hỏi một số bác sĩ, cụ được thông báo là cánh tay trái có thể đang bị tổn thương mô.
Vì dịch Covid-19 lúc ấy đang lây lan ở hạt Cornwall nên việc khám chữa bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ tìm đến một bác sĩ đa khoa.
Khi chẩn đoán, cụ phải ngồi trong ô tô và nói chuyện với bác sĩ qua cửa kính xe. Bác sĩ cũng khẳng định cánh tay trái của cụ đang bị tổn thương mô, cần được điều trị nếu tình trạng này không cải thiện.
Gần 3 tháng sau ca phẫu thuật, cụ bị lên cơn đau tim thứ ba. Khi đến bệnh viện, bác sĩ tim mạch đưa cụ Fortes đi chụp cắt lớp thì phát hiện sợi dây dùng để nong mạch máu vẫn còn nằm trong cánh tay trái của cụ. Sợi dây này dài đến 38 cm.
Cụ ông đã tìm đến luật sư để tham khảo ý kiến pháp lý về trường hợp của mình. Tuy vậy, cụ Fortes cho biết cụ cũng rất thông cảm với các bác sĩ trước những áp lực chăm sóc y tế mà dịch Covid-19 đang đè nặng lên vai họ.
Truyền thông địa phương không tiết lộ là cụ Fortes có đưa vụ việc này ra tòa để đòi bệnh viện phải bồi thường hay không. Các bên liên quan cũng không tiết lộ giải pháp để khắc phục hậu quả mà cụ Fortes đang gánh chịu, theo Cornwall Live .
Các nguyên nhân khiến tim bạn đập quá nhanh Nhịp tim đập quá nhanh có thể khiến bạn thấy sợ hãi, đặc biệt nếu đây không phải là tình trạng lặp lại nhiều lần. Tiến sĩ Manav Bhushan (người Anh) đã chia sẻ nguyên nhân của hiện tượng nhịp tim nhanh. Để đo nhịp tim bình thường, bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi kiểm tra mạch. Hầu hết...