Thay tã cho con, bố tá hoả thấy cục cứng ở mông, thứ bác sĩ lôi ra thật đáng sợ
Chị Ren ngay lập tức liên hệ với phóng viên báo chí để khiếu nại.
Gần đây, nhóm phóng viên đài truyền hình của Trung Quốc nhận được phản hồi từ một bà mẹ có tên Ren. Chị cho biết, chị đã mua tã cho con trai 1 tuổi của mình ở quê vào hồi tháng 3 năm nay. Thế nhưng đến đầu tháng 5 thật bất ngờ, chồng của chị khi thay tã cho con đã phát hiện ra có một thứ gì đó cứng ở mông bé.
Anh lập tức đưa con đến bệnh viện thăm khám thì được phát hiện, phía trong mông của con trai anh chính là phần chiếc kim bị sót lại dài khoảng 2cm. Phía bệnh viện nhanh chóng tiến hành gây mê làm phẫu thuật để lấy phần kim đó ra khỏi cơ thể bé trai.
Chị Ren cho rằng, chắc chắn chiếc kim bị gãy này nằm trong chiếc tã mà chị đã mặc cho con trai của mình và lỗi thuộc về phía nhà sản xuất.
Sau khi phóng viên liên hệ với hãng tã, đại diện hãng khẳng định sản phẩm hoàn toàn không có vấn đề gì và đã được bán trên thị trường toàn quốc lâu nay.
“ Khẳng định từ phía người tiêu dùng là không hợp lý. Tất cả nguyên vật liệu của chúng tôi đều không hề chứa kim loại. Bên cạnh đó, loại tã này chỉ dày chưa đến 1cm. Nếu chiếc kim bị kẹt trong sản phẩm, đâm vào mông bé, bé sẽ khóc. Nếu bạn không tin, tôi có thể lấy bất kỳ một chiếc tã cho bạn xem. Hãy thử đi, trong tã không hề có kim” – giám đốc hãng tã cho biết.
Video đang HOT
Hiện tại, phía người phụ trách từ chối thương lượng với chị Ren về vấn đề này. Chị Ren cũng cho biết, phía bộ phận giám sát thị trường cũng hướng dẫn, nếu không thể đàm phán và hoà giải, chị Ren chỉ có thể nhờ đến pháp luật.
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, hầu hết cư dân mạng đều cho rằng khả năng trong tã có chứa kim là khó có thể xảy ra mà nguyên nhân có thể do người trong gia đình làm rơi kim ở nhà và bé đã gặp nạn.
Nguyên do chính xác của vụ việc hiện vẫn chưa được thông báo rõ, tuy nhiên, từ câu chuyện này cũng dấy lên những cảnh báo quan trọng về việc các nhà sản xuất cần kiểm tra sát sao và kĩ càng sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trưởng.
Bên cạnh đó, hơn hết vẫn là sự cẩn thận đến từ chính các bậc cha mẹ, cần kiểm tra bằng tay kĩ càng tất cả các sản phẩm tã, quần áo khi dùng cho con. Ngoài ra chính là việc bảo vệ trẻ tránh những tai nạn có thể xảy ra trong nhà.
Hóc dị vật, hóc vật nhỏ
Hóc những vật có kích thước nhỏ là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi chơi cùng những món đồ be bé xinh xinh, bé có thể dễ dàng “tiện tay” đưa chúng vào miệng khi mẹ không để ý, nhất là những món đồ chơi có hình thù ngộ nghĩnh giống đồ ăn thực.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh để con tự “khám phá” phá những loại hạt ngũ cốc nhỏ, hạt hướng dương, hạt đậu… vì chúng cũng rất dễ khiến con bị hóc.
Khi cho trẻ ăn hay cho con chơi dù ở nhà hay ở ngoài đường, cha mẹ cũng nên để ý thường xuyên quan sát và nhắc nhở con, sau nhiều lần, bé sẽ quen dần với lời nhắc của cha mẹ. Vì nếu trường hợp hóc dị vật lớn, khó lấy ra có thể nguy kịch tới tính mạng trẻ.
Ảnh minh hoạ
Bỏng
Chỉ một chút lơ là của cha mẹ, trẻ có thể dễ dàng bị bỏng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, ngoại hình của trẻ, thậm chí là tính mạng con nếu bỏng nặng.
Trẻ nhỏ chưa thể nhận thức hết được những nguy hiểm xung quanh, trẻ có thể bị bỏng nước sôi, nước canh, bỏng do chạm vào nồi cơm khi mẹ nấu, phích nước, bàn là… hay bất kì vật nào có nhiệt độ cao trong nhà. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tránh xa nhà bếp, nơi đun nấu.
Dù bé chưa thể hiểu hết sự nguy hiểm đó, nhưng mẹ vẫn nên nhắc bé, nhiều lần được nhắc nhỏ bé sẽ dần hiểu ra và biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm.
Giật điện
Ngoài việc bị bỏng nước nóng thì giật điện cũng là tai nạn khá phổ biến mà trẻ rất dễ gặp phải nếu mẹ không chú ý tới con. Nguyên nhân một phần do trẻ quá hiếu động mà mẹ làm việc gì đó giây lát mà lơ là, ít chú ý tới trẻ.
Chỉ một chút đường dây điện bị hở, cha mẹ sơ ý chưa sửa chữa và trẻ nghịch vào thì sẽ bị điện giật ngay lập tức. Thậm chí, trẻ cũng có thể bị giật nhẹ nếu nghịch điện thoại khi mẹ đang sạc.
Tốt nhất khi chơi cùng trẻ, mẹ nên cho con ngồi tránh xa những ổ điện quanh nhà, nói cho bé nghe ổ điện rất nguy hiểm cho con, tạo cho con thói quen tự bảo vệ mình. Cha mẹ cũng có thể sử dụng bộ nắp che ổ điện khi gia đình có trẻ nhỏ, để giữ an toàn nhất cho con trong mọi trường hợp.
Bé 2 tuổi bỏng nặng do nghịch nước sôi nấu mì tôm
Bé trai nhập viện trong tình trạng bỏng nặng vùng ngực, bụng, cánh tay và bong tróc da toàn thân sau khi đổ tô mì tôm lên người.
Tối 14/5, BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết các bác sĩ vừa điều trị cho bệnh nhi 2 tuổi, ở Long An, bị bỏng nặng.
Gia đình bệnh nhi cho biết trước đó, bé bị bỏng nước sôi nấu mì tôm do đùa nghịch cùng anh trai. Gia đình đã đưa bé đi nhiều nơi thăm khám nhưng không được nhập viện.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tình trạng bỏng của bé đã ở độ 2-3, toàn thân đau rát. Vết bỏng lan rộng ở vùng ngực, bụng bên bên trái, lan khắp đùi trái, bóng nước to rộng, bong tróc da, mủ vàng trên bề mặt. Bỏng vùng bẹn rộp bóng nước, vùng đầu cổ trái bong tróc da, diện tích bỏng hơn 20%.
Bé trai bỏng nặng khắp vùng ngực do đùa nghịch nước sôi. Ảnh: BSCC.
Theo bác sĩ Vũ, ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, ê-kíp thủ thuật lập tức xử trí vết bỏng, tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể. Bé được băng lại toàn bộ diện bỏng, rửa sạch mô chết và nhiễm trùng, bù mất nước và giảm đau tích cực.
Sau một tuần điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh nhi được xuất viện, diện tích bỏng đã lành hơn 80%. Các bác sĩ cũng hướng dẫn người nhà tích cực tập vật lý trị liệu cho bé do các khớp tay, khuỷu tay, nách của bé có dấu hiệu co rút gân, nguy cơ yếu liệt.
Bác sĩ Vũ cho biết bỏng nước sôi là một hình thức bỏng nhiệt, gây đau rát và để lại những tổn thương đau đớn, tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, vết bỏng có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến tử vong.
Phụ huynh phải tuyệt đối thận trọng khi chăm sóc trẻ, không treo hoặc để bất kỳ vật dụng nào phía trên vị trí đặt nôi hoặc giường bé nằm, không để phích nước sôi, ổ cắm điện trong tầm tay của trẻ.
Với những bé đã biết đi, không cho bé xuống khu vực bếp vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khó lường đối với trẻ.
Khi trẻ không may bị bỏng, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay vòi nước để rửa, không dùng nước đá hoặc nước lạnh. Điều này sẽ làm cho da đỡ nóng, bớt bị mất nước và giảm đau, giảm diện tích da bị tổn thương.
Sau đó, cha mẹ đưa các bé đến khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.
Bữa ăn kiểu này ngon, tiện nhưng... khiến bạn "khổ sở" Những gì bạn lựa chọn cho một bữa ăn, nhất là khi công việc đang bận rộn, có thể quyết định thành bại của việc bạn sắp làm. Hẳn đôi lần, bạn đã gặp cảm giác sau bữa trưa ngon và ít phút nghỉ ngơi là... những giờ làm việc hỏng bét, khó lòng tập trung? Nghiên cứu mới công bố trên tạp...