Thấy rắn hổ mang xuất hiện nhiều, quyết định phá nhà và phát hiện rùng mình
Khi phá căn nhà bùn đất đã tồn tại hơn 40 năm, chủ căn nhà thất kinh vì những sinh vật nguy hiểm bên dưới.
Phá nhà, người đàn ông phát hiện ổ rắn hổ mang nhung nhúc bên dưới. Ảnh: Dip Das
Theo tờ Telegraph India, vụ việc xảy ra tại căn nhà của Haru Majhi, thợ xây 40 tuổi, sống ở làng Piyarinagar, thành phố Kalna, tỉnh Tây Bengal, Ấn Độ hôm 9/7.
Mọi việc bắt đầu khi Tagori, vợ của Haru, phát hiện một con rắn hổ mang trong bếp hôm 8/7.
“Đến tối 8/7, gia đình tôi phát hiện ít nhất 12 con rắn trườn xuống từ những bức tường đất. Vợ chồng tôi sống cùng 3 con và bố mẹ già. Chúng tôi quyết định phá ngôi nhà đã tồn tại hơn 40 năm vì sự an toàn của các thành viên”, Haru cho biết.
Video đang HOT
Sáng sớm 9/7, khi đập những bức tường của ngôi nhà, Haru sốc nặng khi thấy rắn độc nhung nhúc bên dưới. “Hơn 30 con rắn, hầu hết là rắn hổ mang xuất hiện bên dưới bức tường”, người đàn ông 40 tuổi nói.
Dinabandhu Biswas, một người giải cứu rắn và thành viên của Cục kiểm soát tội phạm hoang dã ở quận Birbhum, Tây Bengal, cho biết dưới căn nhà là một ổ rắn hổ mang. Con rắn mẹ có thể sống cùng 35-37 rắn con.
Haru cho biết mình và dân làng đã sợ hãi và sốc vì số lượng rắn nhiều tới mức quên cả báo cho lực lượng kiểm lâm và cảnh sát. “Chúng tôi vô cùng hoảng loạn lúc đó”, người đàn ông 40 tuổi chia sẻ.
Bà Kajoli Majhi, mẹ của Haru, thường ngủ gần bức tường, nơi ổ rắn hổ mang được phát hiện. Hôm 9/7, bà chia sẻ với vẻ bàng hoàng: “Tôi không thể tin mình từng ngủ hàng chục năm trời gần một ổ rắn hổ mang”.
Người dân trong làng cũng rất ngạc nhiên khi chứng kiến số lượng rắn độc lớn làm ổ dưới ngôi nhà.
“Rắn có nhiều ở vùng nông thôn nhưng tôi chưa từng thấy chúng với số lượng lớn như vậy trong một ngôi nhà. Mọi người đều bị sốc. Căn nhà bằng đất có nhiều lỗ thủng, nơi lý tưởng để lũ rắn trú ngụ”, Sudarshan Kumar Dey, hàng xóm của ông Haru, nói.
Dinabandhu, người giải cứu rắn, nói: “Nếu có nhiều con cái hơn, số lượng rắn độc sẽ nhân lên nhiều lần. Rắn thường trú ẩn trong các lỗ hốc. Những gia đình có nhà bằng đất nên chú ý những lỗ do chuột đào và bịt chúng lại trước mùa mưa. Nếu không, rắn sẽ dễ bò vào đó ẩn náu”.
Gia đình Haru giờ chuyển sang một ngôi nhà do chính quyền địa phương hỗ trợ.
“Tuy không thoải mái như trước nhưng thà sống chật chội còn hơn phải ở chung với cả ổ rắn độc. Ngoài hơn 30 con rắn, chúng tôi còn phát hiện 26 vỏ trứng rắn đã nở”, Tagori chia sẻ.
Phát hiện rùng mình về sinh vật sống trong tế bào ung thư
Những hình ảnh gây sốc của Viện Khoa học Weizmann (Israel) về những vi khuẩn sống trong tế bào ung thư thật ra có thể mở đường cho các phương pháp điều trị triển vọng.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Ravid Straussman từ Khoa Sinh học Phân tử Tế bào của Viện Khoa học Weizmann đã lần lượt phát hiện ra những vi khuẩn lạ sống trong các tế bào ung thư tụy, não, xương, vú, phổi...; cũng như phân loại được các quần thể vi khuẩn độc nhất vô nhị cư ngụ trong từng loại tế bào ung thư.
Các hình ảnh chụp bằng phương tiện kỹ thuật cao của Israel lần đầu hé lộ về cộng đồng vi khuẩn cư ngụ trong các tế bào ung thư - ảnh: Viện Khoa học Weizmann
Các "quái vật" đơn bào bé nhỏ này ảnh hưởng nhiều đến diễn tiến bệnh hơn họ tưởng tượng. Một số loài vi khuẩn có thể tăng cường phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại ung thư mạnh mẽ hơn; trong khi một số khác là những "kẻ thù" đáng nguy hiểm vì ngăn chặn phản ứng miễn dịch và tác dụng của việc điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Hệ vi sinh vật trong tế bào ung thư cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống của bệnh nhân. Điều này đã được tìm thấy khi các tác giả đối chiếu hệ vi khuẩn trong khối u phổi của bệnh nhân hút thuốc và không hút thuốc.
Tuy nghe có vẻ đáng sợ, nhưng theo tiến sĩ Straussman, phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị ung thư thế hệ mới, dựa trên việc kiểm soát hệ vi sinh vật đang trú ngụ trong các tế bào ung thư. Ví dụ, đó là các loại thuốc nhắm trúng đích để tiêu diệt các vi khuẩn ngăn chặn khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi để biến chúng thành "đồng minh".
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science.
"Chuột sông băng" bí ẩn chưa có lời giải Ở một số nơi trên thế giới, bạn có thể tìm thấy những quả bóng rêu xanh tươi sáng rải rác trên sông băng. Bóng rêu ở Iceland. Nhiều người hẳn chưa thấy kinh ngạc ban đầu, nhưng điều thực sự gây chú ý là những quả bóng rêu này có thể... di chuyển. Tất cả ở cùng một tốc độ và theo...