Thấy những dấu hiệu này dù khó chịu đến đâu cũng đừng tắm kẻo rước họa
Tắm gội giúp chúng ta cảm thấy sạch sẽ, sảng khoái nhưng nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau bạn nên dừng ngay việc này lại.
Tự nhiên thấy chóng mặt, tầm nhìn giảm
Chóng mặt, thị giác giảm là 2 triệu chứng điển hình của tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Chóng mặt, tầm nhìn giảm là 2 trong số những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
Đột quỵ có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống và hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các di chứng nặng nề như: Tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc,… thậm chí tử vong.
Do đó khi bỗng nhiên thấy hoa mắt, chóng mặt, tầm nhìn giảm bạn tuyệt đối không được tắm mà cần thông báo ngay cho người thân để được cứu chữa kịp thời.
Lưu ý, tùy thể trạng sức khỏe mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ có thể khác nhau. Ngoài chóng mặt, tầm nhìn giảm người bệnh có thể gặp các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, yếu tay chân; khó nói, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng; ù tai; đi lại khó khăn; đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn…
Khi mệt mỏi, tụt huyết áp, lên cơn sốt
Nhiều người khi thấy mệt mỏi, bí bức, khó chịu… thì nghĩ ngay đến việc tắm nước nóng vì cho rằng việc tắm rửa sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, dễ chịu hơn. Tuy nhiên thực tế điều này rất nguy hiểm. Nước nóng có thể gây biến đổi huyết áp đột ngột do nhiệt độ của nước cao sẽ gây giãn mạch. Vì vậy, trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, điều này có thể bất lợi cho những người bị các bệnh về tim mạch. Đối với một số người, tắm nước nóng còn có thể khiến họ bị chóng mặt, điều này xảy ra là do sự thay đổi huyết áp.
Video đang HOT
Ngoài ra trong trường hợp bị tụt huyết áp hay lên cơn sốt bạn cũng không nên đi tắm vì lúc này cơ thể yếu, có thể khiến tình trạng diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn.
Khi đang say rượu hoặc sau khi uống rượu bia
Không nên tắm khi vẫn đang say rượu hoặc sau khi uống nhiều rượu. (Ảnh minh họa)
Tắm không phải là cách giúp chúng ta tỉnh táo sau cơn say mà ngược lại có thể gây hại sức khỏe. Tắm nước nóng hay tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu. Còn tắm nước lạnh không những không giúp tỉnh rượu mà còn khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với nhiệt độ lạnh của nước khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.
Khi bị say nắng, say nóng
Mùa hè, nếu có các triệu chứng của hiện tượng say nắng, say nóng như: Tăng nhịp tim, nhịp thở, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… thì bạn đừng bao giờ đi tắm ngay vì dễ gây đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột. Hơn nữa, tắm lúc say nắng cũng khiến các lỗ chân lông nở to, nước lạnh dễ xâm nhập vào người gây chóng mặt, đau đầu… Tốt nhất, nếu bị say nắng bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại, thân nhiệt ổn định rồi mới đi tắm.
Ngoài việc tránh tắm rửa khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường bạn cũng cần chú ý không mắc phải một số sai lầm khi tắm như:
-Tắm quá thường xuyên: Việc này có thể vô tình loại bỏ các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, làm mất đi lượng dầu tự nhiên tiết ra để giữ ẩm cho da, giảm khả năng tự vệ tự nhiên của da để chống lại virus và vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ cần tắm mỗi ngày 1 lần vào mùa nóng và tắm 1-3 lần/tuần khi thời tiết mát mẻ.
-Thời gian tắm quá lâu: Tắm quá lâu có thể khiến bề mặt da gặp phải tổn thương nhất định hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Nói chung bạn chỉ nên tắm vừa đủ để làm sạch, không nên kéo dài quá 20 phút.
-Tắm nước quá nóng: Nước quá nóng có thể khiến cơ thể mất đi lượng dầu tự nhiên cần thiết trên da. Nước nóng còn khiến các lỗ chân lông nở to ra và có thể làm cho hệ tuần hoàn cũng như cơ thể hoạt động bất thường.
Cơ thể mất nước có nguy hiểm đến tính mạng?
Mất nước có thể gây nguy hiểm tính mạng như dẫn tới sốc nhiệt, tụt huyết áp.
Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, từ việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đến đệm các khớp. Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể gây ra các biến chứng lâu dài cho sức khỏe. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến sốc nhiệt, có thể gây tử vong.
Biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất nước có thể giúp điều trị sớm và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp thấp và co giật.
Sau đây là những dấu hiệu mất nước và cách điều trị:
Dấu hiệu mất nước nhẹ đến trung bình
Cảm thấy khát, khô da, nhức đầu, co cứng cơ, giảm tiểu tiện, nước tiểu vàng sậm và khô miệng.
Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng
Chóng mặt, choáng váng, thở nhanh, tim đập nhanh, lú lẫn và ngất xỉu hoặc bất tỉnh. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng mất nước nghiêm trọng, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các triệu chứng mất nước có thể khác nhau ở trẻ em và người lớn. Trẻ nhỏ nhiều khi mải chơi nên quên việc uống nước, cho đến khi các triệu chứng trầm trọng hơn. Các triệu chứng mất nước ở trẻ em bao gồm môi khô, giảm tiết nước mắt, mắt trũng sâu và lừ đừ.
Mất nước mãn tính
Mất nước mãn tính có nghĩa là tình trạng mất nước phát triển theo thời gian và mất vài ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, một người nào đó sử dụng thuốc lợi tiểu dẫn đến đi tiểu thường xuyên, có thể mất nhiều chất lỏng trong cơ thể hơn việc họ bổ sung nước. Điều này dẫn đến các triệu chứng mất nước theo thời gian. Các dấu hiệu của mất nước mãn tính tương tự như mất nước cấp tính (xảy ra đột ngột).
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước
Uống không đủ nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất nước. Các nguyên nhân khác bao gồm tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều và tăng tiểu tiện...
Điều trị mất nước
Phương pháp điều trị cho bất kỳ loại mất nước nào, dù nhẹ hay nặng là bổ sung chất lỏng. Làm thế nào để thực hiện, phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước và tuổi tác.
Mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống nước nhiều trong ngày. Bạn cũng có thể ngậm đá viên và cũng có thể uống nước có chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần điều trị bằng đường tĩnh mạch.
Ở trẻ em, liệu pháp thay thế đường uống được sử dụng để điều trị tình trạng mất nước vừa phải. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bù nước bằng đường uống cũng hiệu quả như phương pháp điều trị bằng đường tĩnh mạch.
Cần làm gì để phòng ngừa?
Uống đủ nước, ăn những loại thức ăn chứa nhiều nước, nhất là vào mùa hè. Nhu cầu nước mỗi người không giống nhau. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên không nên đợi tới khi khát mới uống nước. Tốt hơn là uống từng ngụm nhỏ, một cách đều đặn.
Khi thời tiết không quá nóng, nước ấm là sự lựa chọn tốt hơn. Bổ sung nước nhiều hơn bình thường khi gặp các vấn đề như tiêu chảy, nôn ói. Với các công việc nặng, đặc biệt nếu ở ngoài trời, nên uống nước trước và trong khi làm. Có thể đánh giá cơ thể đủ nước nếu nước tiểu loãng, vàng trong. Khi thời tiết lạnh cũng cần bổ sung nước vì lúc này không khí thường khô hơn, dẫn tới mất nước qua hơi ẩm.
Người già mắc các bệnh lý dù nhẹ như cảm cúm, viêm phế quản, nhiễm trùng bàng quang nên uống nhiều nước hơn thường ngày dù chưa biểu hiện triệu chứng của mất nước./.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: "Chúng tôi tiếp tục cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận hơn nữa" Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù có nhiều biện pháp phòng chống đã và đang được triển khai, tuy nhiên số ca trẻ nhập viện vì tai nạn này vẫn chưa giảm, nhất là đối với...