Thay khớp háng cho cụ bà 106 tuổi
Sau 10 ngày phẫu thuật thay khớp háng, cụ bà 106 tuổi đã ổn định sức khỏe, có thể ngồi dậy và ăn uống được.
Chiều 14/1, bác sĩ Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ bà N.K.T (106 tuổi, ngụ Vũng Tàu) bị gãy cổ xương đùi bên trái do ngã. Đây là trường hợp lớn tuổi nhất được phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện.
Cụ T. là trường hợp lớn tuổi nhất tại Bệnh viện Chợ Rẫy được thay khớp háng thành công
Người nhà cụ T. cho biết, cụ bị trượt chân ngã trong nhà khiến gãy cổ xương đùi trái. Sau đó, gia đình chuyển bệnh nhân vào bệnh viện địa phương điều trị.
Tuy nhiên, do cụ cao tuổi, thể trạng suy kiệt, mắc nhiều bệnh nền như thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, xơ phổi nên đã chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Sau khi nhập viện, cụ bà nằm yên một chỗ, sinh hoạt rất khó khăn, đau đớn, có nguy cơ làm cho tình trạng bệnh nền càng trầm trọng hơn.
Các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp gãy cổ xương đùi điển hình ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, do bệnh nhân cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền, dự báo ca phẫu thuật sẽ gặp nhiều rủi ro.
Vì vậy, các bác sĩ đã hội chẩn liên chuyên khoa gồm: nội tim mạch, hô hấp, chấn thương chỉnh hình để điều trị giảm đau và bất động xương gãy bước đầu cho bệnh nhân, sau đó lên phương án phẫu thuật.
Video đang HOT
Trước khi mổ, cụ T. được cho uống thuốc, dinh dưỡng để nâng đỡ thể trạng, kiểm soát các bệnh nội khoa ổn định.
Sau 10 ngày, cụ T. đã ổn định sức khỏe, tự ngồi dậy và ăn uống được, có thể đứng lên với sự hỗ trợ của người nhà.
Gãy cổ xương đùi thường gặp ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên. Nếu thể trạng tương đối khỏe mạnh, bệnh nhân sẽ được thay khớp háng bán phần tương đối nhanh (30-45 phút). Từ 1 đến 2 ngày sau, bệnh nhân có thể hết đau, xoay trở, tập đi được.
Căn bệnh gây chết người số một thế giới
Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy thiếu máu cơ tim là sát thủ gây chết người số một cho người dân trên toàn cầu trong 20 năm qua.
Đầu tháng 12/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố danh sách 10 căn bệnh gây tử vong nhiều nhất toàn cầu trong 20 năm (2000-2019). Trong đó, thiếu máu cơ tim đứng đầu và được cảnh báo là "đang làm chết nhiều người hơn bao giờ hết". Bên cạnh đó, nhóm các bệnh lý liên quan tim mạch (CVDs) cũng được xếp vào nhóm có số lượng bệnh nhân tử vong cao.
WHO thống kê thiếu máu cơ tim là bệnh gây tử vong số một trên toàn cầu trong 20 năm qua. Ảnh: Freepik.
Thêm 7 triệu người tử vong trong 20 năm
Thống kê của WHO cho thấy số người tử vong vì thiếu máu cơ tim vào năm 2000 là 2 triệu ca. Con số này tăng gấp 4,5 lần, lên 9 triệu người vào năm 2019. Căn bệnh này chiếm 16% trong số các nguyên nhân gây chết người. Đặc biệt, hơn một triệu ca tử vong là người dân ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc là nước có số ca tử vong vì thiếu máu cơ tim cao nhất vào năm 2020, tiếp theo là Ấn Độ, Nga, Mỹ và Indonesia. Tỷ lệ tử vong do căn bệnh này thấp nhất ở Pháp, Peru, Nhật Bản.
Năm ngoái, thiếu máu cơ tim cũng là thủ phạm của 9,6 triệu ca tử vong ở nam giới, 8,9 triệu phụ nữ. Hơn 6 triệu ca tử vong có độ tuổi từ 30 đến 70.
Sau thiếu máu cơ tim, đột quỵ và phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong thứ 2, 3 trên toàn cầu.
Dấu hiệu bệnh thầm lặng
Theo tài liệu của Mayo Clinic , bệnh thiếu máu cơ tim phát triển khi các mạch máu chính cung cấp cho tim bị tổn thương hoặc gián đoạn. Các mảng bám chứa cholesterol trong động mạch vành thường là nguyên nhân gây ra căn bệnh chết người này.
Các động mạch vành cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho tim. Sự tích tụ của mảng bám khiến động mạch bị thu hẹp, gây giảm lưu lượng máu đến tim. Cuối cùng, tim không được bơm đủ máu, dẫn đến đau tức, co thắt ngực, khó thở hoặc các triệu chứng khác. Thiếu máu có thể gây đau tim, thậm chí tử vong bất ngờ.
Sát thủ này thường phát triển thầm lặng trong nhiều năm. Bệnh nhân có thể không nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cho đến khi gặp những cơn đau tim.
Khi động mạch vành bị hẹp, chúng không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho tim, nhất là trong các hoạt động như tập thể dục, vận động thể chất khác. Ban đầu, lưu lượng máu giảm sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi mảng bám tiếp tục tích tụ trong động mạch vành, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau đây:
Đau thắt ngực: Bạn có thể cảm thấy áp lực, tức ngực dữ dội như thể có người đang đứng lên vùng cơ thể này. Cơn đau này gọi là đau thắt ngực, thường xảy ra ở giữa hoặc bên trái.
Các cơn đau thắt ngực thường xuất hiện khi bệnh nhân hoạt động căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. Cơn đau thường biến mất trong vòng vài phút sau khi ngừng hoạt động căng thẳng. Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, cơn đau có thể ngắn hoặc buốt và lan xuống cổ, cánh tay hoặc lưng.
Hụt hơi: Tim không bơm đủ máu cần thiết, bạn sẽ có cảm giác hụt hơi hoặc mệt mỏi cực độ khi hoạt động.
Đau tim : Động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân sẽ cảm thấy áp lực đè nén trong ngực, đau ở vai, cánh tay, đôi khi khó thở và đổ mồ hôi.
Người bị béo phì, mỡ máu, cao huyết áp dễ mắc các bệnh lý về tim mạch. Ảnh: Freepik.
Một số phụ nữ gặp thêm triệu chứng khó thở, mệt mỏi, buồn nôn. Họ cũng có ít dấu hiệu điển hình hơn nam giới, chủ yếu đau tập trung ở vùng cổ, hàm. Các triệu chứng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Đôi khi, những cơn đau tim diễn ra trong thời gian ngắn, thoáng qua mà không có dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người thường bỏ qua.
Đau tim và đột quỵ thường là những tình trạng nguy hiểm xảy ra cấp tính và chủ yếu do tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông đến tim hoặc não. Thủ phạm phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này là sự tích tụ chất béo ở thành trong của các mạch máu bơm tới tim, não.
Đột quỵ cũng có thể do xuất huyết từ mạch máu não hoặc do cục máu đông. Nguyên nhân của các cơn đau tim và đột quỵ thường là sự kết hợp giữa những yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì, lười vận động và sử dụng rượu, bia, chất kích thích, tăng huyết áp, tiểu đường và tăng lipid máu.
Mối tương hệ giữa bệnh ở hệ cơ xương khớp và da liễu Viêm khớp vảy nến (VKVN) là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến.Tỷ lệ này chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến. Do đó, nếu chỉ xem xét các bệnh vảy nến và viêm khớp ở góc độ đơn lẻ có thể dẫn đến chẩn đoán không chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như khả...