Thấy hộp cơm của tôi hấp dẫn, đồng nghiệp liên tục “chốt đơn”, khi chuyện bại lộ, sếp đưa cho một chiếc phong bì và mời ra khỏi công ty
Vừa nhen nhóm làm thêm nghề tay trái ở công ty, tôi đã bị sếp đập cho tan nát.
Ngay từ ngày còn nhỏ, tôi đã mê nấu ăn. Mỗi khi vào bếp chế biến các món ăn, tôi cảm thấy đầu óc được thư giãn và sảng khoái vô cùng. Tuy việc học rất bận rộn nhưng mỗi ngày tôi luôn dành thời gian nấu những món ngon cho gia đình.
Học xong cấp 3, tôi định theo nghề nấu ăn nhưng bị gia đình phản đối quyết liệt, cuối cùng tôi đành phải theo nghề của mẹ là học kế toán.
Trong thời gian học đại học, tôi giấu bố mẹ học thêm nghề nấu ăn để thỏa mãn đam mê của mình. Sau khi tốt nghiệp, tôi được mẹ tìm cho một công việc tốt và có mức lương tương đối khá.
Công việc của tôi rất áp lực căng thẳng, vậy mà buổi trưa phải ăn những món khô khan ngoài quán làm tôi nuốt không trôi. Dạ dày tôi lại yếu, không hợp với món ăn đường phố nên thường xuyên bị đau bụng. Sau nhiều cân nhắc, tôi quyết định mỗi sáng dậy sớm một chút để nấu cho mình một hộp cơm thật ngon để ăn trưa.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Từ trước đến nay, công ty không ai mang cơm đến ăn trưa, nhìn thấy hộp cơm của tôi có nhiều món ngon và bắt mắt, mỗi ngày là một món khác nhau, đồng nghiệp luôn miệng tấm tắc khen.
Tôi khoe với mọi người mỗi sáng dậy sớm 45 phút nấu ăn, tính ra hộp cơm chỉ hết có 30 nghìn, ngon và đảm bảm sức khỏe. Chị Ngọc bất ngờ đưa ra ý tưởng nấu cho chị ấy một hộp và chị sẽ trả tiền gấp đôi. Tôi chốt luôn, đằng nào cũng nấu cho mình, thêm một suất nữa thì chi phí giảm đi, thế càng tốt.
Sau khi được thưởng thức món do tôi nấu mỗi ngày, chị Ngọc khen hết lời. Tiếng thơm đồn xa, mọi người trong công ty biết được tài nấu ăn của tôi nên nhiều người đặt hàng. Tôi rất muốn mở rộng kinh doanh nhưng tôi chỉ có thể nấu được 6 suất cơm mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Khi việc tay trái của tôi đang tiến triển tốt thì bị sếp gọi vào phòng nói chuyện. Ông ấy bảo:
“Anh không đồng ý cho nhân viên mang cơm hộp đến công ty ăn. Văn phòng kín, hộp cơm thì nặng mùi. Trong khi đó, công ty thường xuyên đón tiếp khách hàng đến thăm, nhìn hộp cơm la liệt trên mặt bàn, phản cảm lắm.
Em chính là người khởi nguồn cho việc mang cơm hộp đến công ty thì sẽ gánh chịu hậu quả. Đây là tiền thù lao tháng này của em, từ sáng mai không cần đến đây làm việc nữa. Công ty không cần nhân viên thiếu chuyên nghiệp như thế”.
Nghe lời sếp nói mà tôi hoảng sợ vội vàng nói lời xin lỗi và hứa không bao giờ mang cơm hộp đến công ty nữa. Nhưng sếp nói nếu cho tôi cơ hội sửa sai thì sau này anh ấy không thể chạy theo thu dọn rác do nhân viên tạo ra được. Vậy là anh muốn cho tôi nghỉ việc để làm gương cho những nhân viên khác.
Tôi thấy rất hối hận đã để mất việc thời điểm cuối năm. Nhưng mà chuyện nhỏ như vậy có đáng để bị đuổi không hả mọi người? Không cho mang cơm thì thôi, có thể cảnh cáo nhắc nhở, vi phạm thì mới kỷ luật. Đằng này sếp không cho tôi cơ hội sửa sai.
Đừng nghĩ vào cơ quan nhà nước thì cả đời không lo mất việc
Tôi không sợ hãi trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy vì chưa bao giờ nghĩ rằng vào cơ quan nhà nước thì cả đời không lo mất việc như ảo tưởng của khá nhiều người.
Tôi 30 tuổi, là công chức tại một cơ quan nằm trong diện dự kiến sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy sắp tới ở TP.HCM. Trước sự thay đổi đang xảy ra và nguy cơ mất việc hiện hữu, nhiều anh chị em trong cơ quan khá là tâm tư, không biết bản thân sẽ đi đâu nếu mình nằm trong diện phải tinh giản.
Tuy nhiên, nhiều người khác, trong đó có tôi, không cảm thấy nặng nề vì điều này. Một đồng nghiệp 31 tuổi thậm chí còn nói: "Cũng tốt, lâu nay mình ấp ủ một ý tưởng khởi nghiệp nhưng vẫn gác lại vì không nỡ rời bỏ công việc đang có. Đây cũng là cơ hội để mình dứt ra và chuyển sang hướng mới".
Một bạn nữ khác đã âm thầm học lấy văn bằng 2 về luật và sắp tốt nghiệp. Nếu bị mất việc trong đợt tinh gọn bộ máy sắp tới, cô sẽ tập trung học tiếp lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư và vượt qua các bước khác để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. "Từ lâu tôi đã ý thức được làm trong cơ quan nhà nước không có nghĩa là được ổn định suốt đời nên đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi", cô ấy nói.
Nhiều người trẻ làm trong cơ quan nhà nước luôn ở tâm thế sẵn sàng thay đổi. (Ảnh minh họa: 123RF)
Còn tôi vẫn cùng bạn bè bàn kế hoạch sử dụng những ngày lễ cuối năm sắp tới. Có đồng nghiệp hỏi tại sao không lo lắng, tôi thành thật trả lời rằng nếu bị loại ở cơ quan này, tôi tự tin sẽ sớm có việc làm mới ở doanh nghiệp tư nhân. Không phải tôi kiêu ngạo, mà từ ngày đầu tiên có thông tin về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và về những cơ quan dự kiến sáp nhập, nhiều người quen làm ở các doanh nghiệp lớn đã gọi điện cho tôi, hỏi thăm tình hình và mời tôi tới chỗ họ làm việc, thái độ rất chân thành.
Đó là vì trong thời gian hỗ trợ các doanh nghiệp với tư cách nhân viên nhà nước, họ biết rõ năng lực nhìn nhận, phân tích và giải quyết vấn đề của tôi. Ngay cả khi chưa có câu chuyện tinh gọn bộ máy, đã có không ít lãnh đạo doanh nghiệp rủ rê tôi về với mức lương hấp dẫn.
Điều quan trọng là ngay từ khi đi làm, tôi chưa bao giờ nghĩ vào cơ quan nhà nước thì cả đời không lo mất việc như ảo tưởng của khá nhiều anh chị. Thế hệ 9x chứng kiến những thay đổi chóng mặt của cả thế giới và chúng tôi luôn ý thức được rằng chẳng có gì mãi mãi y nguyên, trong công việc lại càng như vậy. Thời bây giờ, dù làm cho nhà nước hay tư nhân thì mỗi người đều phải ở tâm thế sẵn sàng cho sự thay đổi bất cứ lúc nào, thậm chí là ngay trong một sớm một chiều.
Vì thế, tôi luôn nhắc nhở và ép mình học hỏi, nâng cấp bản thân để nhỡ một ngày muốn thay đổi hoặc buộc phải thay đổi môi trường làm việc, sẽ luôn có nơi chào đón tôi.
Giữa thời đại các nền tảng mạng xã hội đang phát triển như vũ bão và rất nhiều công việc mới xuất hiện, rất nhiều người làm công việc tự do vẫn có thu nhập cực cao. Sao phải sợ thất nghiệp, sợ nghèo khi rời cơ quan nhà nước nếu bản thân có trình độ, có năng lực?
Phần lớn những người được tuyển chọn vào cơ quan nhà nước đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao và toàn diện. Ngay cả những đồng nghiệp đang hết sức lo lắng về tương lai sau sáp nhập của tôi cũng vậy, họ không kém cỏi. Tôi nghĩ cái họ thiếu là sự linh hoạt và tâm thế sẵn sàng thay đổi mà thôi.
Mới thử việc 2 tuần đã 3 lần phải đi thăm người thân của đồng nghiệp Mới thử việc 2 tuần, tôi đã phải 3 lần bỏ tiền túi đi thăm người thân của đồng nghiệp. Điều này khiến tôi cảm thấy thực sự chán nản. Lần đầu tiên là đi thăm mẹ của chị quản lý trực tiếp khi tôi mới vào công ty được 5 ngày. Các đồng nghiệp kêu gọi mỗi người đóng góp 500.000 đồng,...