Thầy giáo tát học trò chảy máu mũi thắng kiện
Ông Lê Cao Tánh được Hiệu trưởng Trường THPT Bán công Nguyễn Du (Đà Lạt, Lâm Đồng) ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn vào ngày 31/12/2004.
Sáng 12/12/2006, một học sinh lớp 10 đã vô cớ xúc phạm ông trước đám đông. Ông đưa học sinh này về phòng giám thị của trường và hỏi lý do thì học sinh này trả lời quanh co. Không giữ được bình tĩnh, ông đã tát vào mặt làm học sinh này chảy máu mũi.
Vài ngày sau, ông Tánh bị hiệu trưởng ra quyết định tạm đình chỉ công tác. Sau đó, nhà trường đề nghị Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định hình thức kỷ luật ông. Đầu năm 2007, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Sở, hiệu trưởng đã ra quyết định sa thải ông Tánh.
Thầy giáo Lê Cao Tánh
Video đang HOT
Không đồng ý với quyết định trên, ông Tánh đã khiếu nại. Tháng 7/2007, ông khởi kiện vụ án ra TAND TP.Đà Lạt. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm (của TAND TP.Đà Lạt) và phiên tòa phúc thẩm (của TAND tỉnh Lâm Đồng) đều xử Trường THPT Nguyễn Du thắng kiện. Không nản, ông Tánh đã yêu cầu lên cấp giám đốc thẩm.
Ngày 27/9/2011, TAND Tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm vụ án “Tranh chấp kỷ luật sa thải” của ông Tánh. Tòa đã hủy cả 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP.Đà Lạt xét xử sơ thẩm lại. Ngày 17/9/2013, TAND TP.Đà Lạt đã mở phiên tòa sơ thẩm lần hai để xét xử vụ án.
Căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động sửa đổi các năm 2002, 2006, HĐXX cho rằng các hành vi vi phạm của ông Tánh không thuộc trường hợp xử lý kỷ luật sa thải. Do vậy, quyết định sa thải của nhà trường không đúng quy định. HĐXX đã xử buộc Trường Nguyễn Du phải nhận ông Tánh trở lại làm việc, thanh toán cho ông số tiền lương từ ngày bị đuổi việc oan đến nay (khoảng 232 triệu đồng).
Theo Cao Diên (Dân Việt)
Chủ tịch huyện thắng kiện vụ "giam hòn đá"
Chủ tọa phiên tòa cho rằng các chứng cứ mà phía nguyên đơn đưa ra là không hợp lý và yêu cầu bà phải nộp án phí.
Sáng 22/8, TAND huyện Chư Sê (Gia Lai) tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Trần Thị Sắc (42 tuổi). Bị đơn trong vụ án này là ông Nguyễn Hồng Linh - Chủ tịch UBND huyện Chư Sê.
Bà Sắc kiện chính quyền xử phạt mình 2 triệu đồng vì hành vi "vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp" và tịch thu hòn đá mà bà phát hiện được trong quá trình đào ao tưới hồ tiêu trên đất hợp pháp của gia đình bà.
Đây là hòn đá bán quý thuộc dòng đá silic casidol (tổng trọng lượng 7.800kg) và có nhiều ở huyện Chư Sê. Theo các bằng chứng mà phía bà Sắc đưa ra và do các nhân chứng tiết lộ thì việc đào ao, phát hiện và đưa hòn đá này về làm đá cảnh là hoàn toàn hợp lý.
Bà Trần Thị Sắc rất phẫn nộ với kết quả xét xử của TAND huyện Chư Sê.
Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa, ông Hoàng Văn Tiến, lại cho rằng các chứng cứ mà phía nguyên đơn đưa ra là không hợp lý.
Quan điểm phía chính quyền huyện Chư Sê đưa ra và được phía tòa đồng tình là chính quyền xác định việc bà Sắc đào ao trong đất thuộc quyền sử dụng của bà để phục vụ tưới tiêu chống hạn cho cây trồng là vi phạm luật bởi làm biến dạng đất (mặc dù việc đào ao của bà Sắc đã được sự đồng ý bằng văn bản của UBND xã H'Bông).
Việc xét xử diễn ra trong hai ngày, nhưng thực chất chỉ diễn ra sáng 21/8. Theo đó, TAND huyện Chư Sê tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện "Yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính" của bà Trần Thị Sắc. Bà Sắc phải nộp án phí 200.000 ngàn đồng.
Trao đổi sau phiên tòa, bà Sắc tỏ ra rất bức xúc và cho biết bà sẽ làm đơn kháng cáo.
Theo Lao động
Có quyền thay đổi chức vụ của nhân viên so với hợp đồng Người chủ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Ảnh minh họa Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực kể từ 1/5/2013), khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn,...